5. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Hoạt động kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro một phần là do trình độ của cán bộ nhưng thực tế, các cán bộ phòng kiểm soát nội bộ tại chi nhánh đều do Chi nhánh điều động, bổ nhiệm và trả lương nên những kết luận của việc kiểm tra hồ sơ tín dụng có liên quan đến Ban lãnh đạo chi nhánh có phần “né tránh”, cán bộ phòng kiểm soát nội bộ làm việc chưa thực sự khách quan.
- Hiện nay, các NHTM nhà nước đã bước đầu thống kê nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và dư nợ cho vay nhóm khách hàng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 457. Tuy nhiên khó có ai thống kê được đâu là nợ xấu do phải thực hiện cho vay theo chỉ thị của các cấp lãnh đạo. Điều này là do NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng chưa xây dựng hạn mức tín dụng với từng cán bộ tín dụng, chẳng hạn cán bộ tín dụng mới được tuyển dụng thì chỉ cấp hạn mức phê duyệt tín dụng thấp. Với những cán bộ tín dụng mới vào làm thì kinh nghiệm và hiểu biết về tín dụng là chưa nhiều nên rất có thể quyết định cấp tín dụng là thiếu căn cứ hoặc có sự tác động bên ngoài.
- Một số cán bộ tín dụng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, thẩm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ tín dụng còn bất cập, một số cán bộ không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tín dụng nhưng vẫn làm tín dụng và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước với cách làm tín dụng truyền thống đã ăn sâu, chưa chuyển dịch
theo cơ chế thị trường, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Một số bộ phận cán bộ bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên hết và lợi dụng công việc được giao đã móc ngoặc với con nợ, lợi dụng khe hở của pháp luật để làm giàu bất hợp pháp gây thiệt hại nhiều về tài sản, tiền vốn.
- Công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp, đồng thời cán bộ tín dụng có thể khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, trong đó có thể kể đến như trung tâm thông tin tín dụng. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới theo thông lệ quốc tế lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.
- Hiện nay chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ, các thành viên trong tổ đều là các cán bộ tín dụng và phó giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trưởng, đặc biệt các thành viên trong tổ đều có liên quan đến các khách hàng có nợ xấu. Kể từ khi thành lập tổ xử lý nợ, vấn đề thu hồi nợ xấu cũng đạt được kết quả bước đầu, xong vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Điều là là do các thành viên trong tổ đều là cán bộ kiêm nhiệm, vừa là cán bộ tín dụng, thẩm định cho vay,
vừa là thành viên trong tổ xử lý nợ xấu. Hơn nữa các thành viên trong tổ đều có liên quan đến các khách hàng có nợ xấu, điều này rất khó để thu hồi nợ xấu vì chính các món vay đó do thành viên trong tổ đã thẩm định cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng như NHNo&PTNT Việt Nam núi chung chưa có một chế độ ưu đãi gì cho các thành viên trong tổ khi thu hồi được nợ xấu.
Tóm lại: Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng tình hình rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, đề tài đã rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó. Đây là cơ sở thực tiễn để tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong xu thế hội nhập.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ