Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tạ

3.2.9 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Thực chất xếp hạng tín dụng nội bộ là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để đánh giá, xếp loại khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn nhất định để từ đó đề ra các chính sách cho vay và các biện pháp quản lý khác phù hợp với từng khách hàng và nhóm khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới được các ngân hàng Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò rất quan trọng bởi nó vừa là cơ sở để quyết định cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của từng khách hàng vay vốn, vừa là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN quy định thời gian tối đa 03 năm kể từ khi quyết định 493 có hiệu lực (tức là tối đa đến tháng 06/2008) TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên đến tháng 10/2007, NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng

xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhưng hiện nay đang hoạt động chạy thử chương trình này và hoàn chỉnh bộ hồ sơ chờ NHNN phê duyệt. Để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại Chi nhánh Láng Hạ, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng cần nhanh chóng triển khai đưa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bên cạnh đó hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải được xây dựng bổ sung với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Đối tượng xếp hạng: áp dụng với tất cả các khách hàng, tuy nhiên có thể phân biệt theo từng nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau, chẳng hạn như:

+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: khi xây dựng bảng điểm cần chú ý đến các chỉ tiêu tài chính (khả năng thanh toán, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động) và chỉ tiêu phi tài chính (mức độ tín nhiệm với các TCTD, tình hình SXKD, các điều kiện ảnh hưởng tới SXKD...). Các chỉ tiêu tài chính dựa phần lớn vào báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, tuy nhiên các báo cáo tài chính này không thực sự đáng tin cậy, vì vậy cần chú ý đến các chỉ tiêu phi tài chính.

+ Đối với khách hàng là cá nhân: vì đối tượng này không có báo cáo tài chính nên khi phân tích cần quan tâm đến những vấn đề như: tiền án tiền sự, tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời gian làm việc hiện tại, thu nhập hàng năm. Có thể phân chia các khách hàng cá nhân thành một nhóm khách hàng có chung đặc điểm để tiện cho việc xếp hạng khách hàng và có những chính sách tín dụng phù hợp.

- Tiêu chí xếp hạng: như đã trình bày ở trên, tiêu chí xếp hạng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, tuy nhiên không nên cho quá nhiều chỉ tiêu phi tài chính. Điều này xuất phát từ thực trạng, các ngân hàng thu thập thông tin từ khách hàng, một số thông tin không đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng

cán bộ chấm điểm chỉ tiêu đó theo cảm tính, ảnh hưởng tới quyết định cấp tín dụng, khó kiểm soát được rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng. Thiết nghĩ, các chỉ tiêu phi tài chính nên tập trung vào: uy tín của khách hàng trong quá khứ, mặt hàng kinh doanh, thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ông chủ như tuổi tác, thâm niên công tác, trình độ văn hoá và các điều kiện khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

3.2.10. Giải pháp khác

- Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cần tổ chức các chuyến thăm khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề thông qua quan sát thái độ của khách hàng và phân tích các báo cáo tài chính, quan sát tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ khoản vay, kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay đảm bảo rằng tất cả hồ sơ ngân hàng lưu giữ đều hợp lệ, hợp pháp, tìm kiếm cơ hội để bổ sung tài sản (nếu thấy cần thiết). Sau đó, Chi nhánh nên gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản.

- Hiện nay việc triển khai văn bản của NHNN, NHNo và của chi nhánh đều được thực hiện qua đường văn thư, triển khai văn bản theo kiểu truyền thống vừa lãng phí thời gian, chi phí, hơn nữa lại không kịp thời. Vì vậy, để các cán bộ dễ dàng tra cứu tài liệu và cập nhật văn bản kịp thời cần triển khai qua hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng.

- Thiết lập một bộ phận dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội, thị trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái...

- Thành lập tổ định giá tài sản và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản. Vấn đề định giá tài sản

bảo đảm là vấn đề rất quan trọng trong việc cho vay của Ngân hàng. Để hạn chế tình trạng cán bộ tín dụng tự đưa ra mức giá cho tài sản bảo đảm của khách hàng, nhiều khi theo cảm tính hoặc cố tình để tăng mức cho vay.

- Thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng cần chú ý các điểm sau:

+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc người bảo lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì không nhận làm tài sản bảo đảm.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì phải dùng biện pháp cầm cố

+ Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời gian bảo đảm tiền vay, đồng thời Ngân hàng sẽ là người được hưởng quyền thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên khi có rủi ro xảy ra.

+ Thu thập thông tin về tài sản bảo đảm tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

+ Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm định kỳ, tránh tình trạng định giá cao hơn giá trị tài sản.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với Chính phủ

- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của các NHTM; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa khối NHTM nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh, giảm bớt yếu tố can thiệp

trực tiếp của nhà nước, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng: Thời gian qua, Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Quy định về xử lý phát mại tài sản hiện nay đã có hướng dẫn, tuy nhiên thực tế triển khai rất hạn chế. Vì vậy nhà nước cần quy định cụ thể việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để làm căn cứ thực hiện. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, pháp lý không cần thiết trong quá trình xử lý. Vì việc xử lý phát mại tài sản liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành nên Nhà nước cần ban hành văn bản cụ thể quy định về việc này.

- Việc không chấp hành đúng chế độ báo cáo thống kê đang khá phổ biến hiện nay một phần là do pháp lệnh về chế độ kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện và một phần là do điều kiện hạch toán thống kê ở nước ta chưa phát triển hoạt động kiểm soát và chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Mặt khác, các biện pháp xử lý các vi phạm về kinh tế và hành chính chưa nghiêm khắc. Chính vì vậy, Nhà nước cần có ngay các biện pháp cứng rắn, bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.

- Thực tế, hệ thống thông tin tín dụng (CIC) cung cấp cho các ngân hàng chủ yếu các thông tin về dư nợ, nhóm nợ của khách hàng, mặt khác các thông tin này thường không được cập nhật. Do đó, hệ thống thông tin tín dụng (CIC) phải được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất để phục vụ cho việc thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng. Có như vậy, mới bảo đảm hạn chế được rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Từ thực tế tại Việt Nam cũng như theo kinh nghiệm các

nước, thiết nghĩ trung tâm thông tin tín dụng nên để cho tư nhân quản lý, đây là một hoạt động dịch vụ, các ngân hàng ký hợp đồng và trả phí khi sử dụng thông tin. Với yêu cầu hiện nay thì ngoài thông tin về dư nợ tại các ngân hàng, nhóm nợ hiện tại, ngân hàng còn quan tâm tới tài sản bảo đảm của món nợ đó, tình hình tài chính, cảnh báo những rủi ro lĩnh vực hoạt động của khách hàng, thông tin về sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh,...Những thông tin này không những các ngân hàng sử dụng mà các nhà đầu tư, các đối tác làm ăn cũng có thể sử dụng.

- Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và hàng nhập lậu. Các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tồn kho ứ đọng hàng hoá, vật tư, thu lỗ, mất khả năng thanh toán, từ đó phát sinh nợ quá hạn, khó đòi (chỉ tính riêng biểu thuế suất đối với hàng hoá nhập mỗi năm một vài lần thay đổi đã làm cho không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn). Vì vậy, nhà nước cần có những biện pháp nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả hoạt động của các doanh nghiệp và hoạt động của ngân hàng. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía Ngân hàng nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi

vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc. Ngoài ra, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước.

- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn

+ Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD.

- NHNN cần sớm có hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh tín dụng, triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kì hạn (forward), tương lai (future)...

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng (trung tâm CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng thương mại đã đi vào hoạt động được nhiều năm song chưa thực sự phát huy hiệu quả, thông tin thu thập được chưa nhanh nhậy, phong phú và chính xác. Do vậy các ngân hàng chưa khai thác được nhiều thông tin phục vụ công tác tín dụng. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, trung tâm CIC cần cập nhật

thông tin một cách nhạy bén, thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết. Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Phòng kiểm tra nội bộ nên trực tiếp do Trụ sở chính quản lý và trực thuộc Ban kiểm soát hội đồng quản trị, theo đó ở Chi nhánh không tồn tại phòng kiểm tra nội bộ. Việc chi nhánh không quản lý trực tiếp phòng kiểm tra nội bộ mà phòng kiểm tra nội bộ do trụ sở chính quản lý sẽ góp phần cho kết quả kiểm tra cũng trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn, không bị chi phối bởi ban lãnh đạo tại chi nhánh.

- Cần xây dựng văn bản tín dụng sao cho quản lý được hạn mức tín dụng phù hợp với từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng và tiến tới quản lý hạn mức tín dụng theo từng cán bộ tín dụng. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư.

- Việc đánh giá xếp loại khách hàng là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. Với chính sách tín dụng hiện nay, tiêu chí để chấp nhận khách hàng còn chung chung, chưa phân biệt rõ đối tượng được chấp nhận và đối tượng bị từ chối cho vay. Theo Quyết định số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w