5. Kết cấu của luận văn
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ch
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
triển Nông
thôn Láng Hạ
Mặc dù hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ tương đối ổn định, phát triển nhưng trong hoạt động cho vay của Chi nhánh còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, ta phân tích các chỉ tiêu sau:
2.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của bất kỳ NHTM nào, số liệu sau đây phản ánh chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. BẢNG 2.7 TÌNH HÌNH NỢ XẤU
Dư nợ tín dụng 2.273.700 3.125.100 2.389.200
Kể từ năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493. Nhìn chung, tổng nợ xấu có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2009, tổng nợ xấu tăng 12,997 tỷ và chiếm 0,76% tổng dư nợ, điều này là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tại Mỹ và một số nền kinh tế lớn suy thoái. Năm 2010, mặc dù tổng dư nợ giảm so với năm 2009 nhưng tổng nợ xấu lại tăng mạnh, tăng gần gấp đôi với con số tuyệt đối tăng 22,3 tỷ trong đó:
+/Nhóm 3 chiếm 1,55% tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 1,1% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 1,1% tổng dư nợ)
+/Nhóm 4 chiếm 0,005% tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 0% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 0% tổng dư nợ)
+/Nhóm 5 chiếm 0,394 tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 0,19% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 0,19% tổng dư nợ)
Như vậy ta thấy trong 2 năm gần đây dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng mạnh nhưng là theo chiều rộng chứ không theo chiều sâu. Chất lượng tín dụng bị giảm sút đáng kể, qua đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có các biện pháp để cải thiện tình hình hiện tại. Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trên thị trường tiền tệ, Chi nhánh Láng Hạ đã quan hệ với các khách hàng lớn và có một số lượng khách hàng truyền thống như: Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty Sông Đà...vv nên phần lớn dư nợ tập trung vào các khách hàng này, có thời điểm dư nợ các khách hàng này chiếm khoảng 80% tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Sang năm 2009 và năm 2010 đánh dấu sự chuyển mình của chi nhánh khi Chi nhánh mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, đồng thời duy trì mối quan hệ với các
khách hàng truyền thống. Đây có thể coi là bước đi đúng đắn của Ban giám đốc Chi nhánh Láng Hạ, tuy nhiên với sự mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên tỷ lệ nợ xấu tăng, điều này là do trong năm 2010 nền kinh tế thế giới nói chung rơi vào tình trạng suy thoái và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
2.2.1.2 Tỷ lệ các khoản xoá nợ
Để lành mạnh hoá tài chính, các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng đã trích lập dự phòng theo đúng quy định. Theo quy định, các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo QĐ 493 và QĐ 18 thì trình hồ sơ lên NHNo&PTNT Việt Nam để dùng quỹ dự phòng cụ thể của Chi nhánh Láng Hạ xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng. Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro được thực hiện hàng quý.
BẢNG 2.8 TỶ LỆ CÁC KHOẢN XOÁ NỢ
Dự phòng rủi ro được trích lập 29.328 49.577 32.092
Tỷ lệ DPRR/Dư nợ 1,3% 1,58% 1,34%
Số dư quỹ dự phòng cuối năm 31.092 97.678 94.315
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010) Nhìn trên Bảng 2.8 ta thấy dư nợ các khoản xoá nợ ngày càng tăng theo các năm, điều này là do sang năm 2009 tất cả các NHTM áp dụng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 493 ngày 22/04/2005, theo đó các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng đã áp dụng phân loại nợ theo cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Chi nhánh đã mạnh dạn mở rộng tín dụng, đồng thời xử lý rủi ro những khách hàng có nợ thuộc nhóm 5. Nguyên nhân của việc tăng tỷ lệ các khoản xoá nợ là do chi nhánh xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp, chất lượng công tác thẩm định kém, việc đôn đốc thu hồi nợ chưa được quan tâm, bên cạnh đó còn do áp lực hoàn thành kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao chỉ tiêu để lành mạnh tài chính của hệ thống. Tuy nhiên cho đến nay Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ đọng và bước đầu đang thu được kết quả rất khả quan.
2.2.1.3 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tỷ lệ tổng dư nợ cho vay
Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ rất chú trọng tới công tác trích lập dự phòng theo đúng quy định, số dư quỹ dự phòng của chi nhánh luôn đảm bảo duy trì mức an toàn.
BẢNG 2.9 TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
RRTD
Nợ xấu 10.763 23.760 46.090
Quỹ dự phòng/Nợ xấu 288% 411% 204%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010) Qua bảng số liệu về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh, ta thấy Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ở mức hợp lý. Với sự chuẩn bị của Chi nhánh để phòng ngừa rủi ro tín dụng, số dư quỹ dự phòng duy trì dao động khoảng 90 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy vậy, với đặc thù của Chi nhánh tập trung rất nhiều khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao, nên trong trường hợp một trong số các khách hàng lớn có rủi ro thì rủi ro cho chi nhánh là rất lớn. Đối với một ngân hàng thì sự tập trung này thể hiện một danh mục đầu tư với độ rủi ro cao và chỉ tập trung vào một số khách hàng, trong thời gian tới cần mở rộng đối tượng khách hàng, nhằm phân tán rủi ro.
2.2.Ỉ.4 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu
Đây là chỉ tiêu thể hiện sự chuẩn bị của ngân hàng trước những tổn thất tín dụng. Dự phòng tổn thất tín dụng được tính theo dư nợ gốc, trích và hạch toán vào chi phí, được sở dụng bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
BẢNG 2.10 TỶ LỆ DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÍN DỤNG SO VỚI NỢ XẤU Đơn vị: triệu đồng
288%, năm 2009 tăng lên là 411%, điều này thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo tới chất lượng tín dụng, sang năm 2010 tỷ lệ này là 204%, giảm so với năm 2009.