Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ch

2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ là thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, do

vậy mọi hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng cũng được áp dụng theo những quy định chung của toàn hệ thống.

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ

Theo quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam ra những chính sách tín dụng, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của toàn ngành, tiêu chí chấp nhận rủi ro, đồng thời xác định thị trường mục tiêu. Theo đó NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 quy định về quy chế cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là những văn bản mà tất cả các Chi nhánh trong hệ thống nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng phải thực hiện theo mà không có văn bản hướng dẫn riêng của Chi nhánh. Với thị trường mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam là thị trường nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên tại Chi nhánh Láng Hạ - là Chi nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội nên thị trường mục tiêu của Chi nhánh tập trung vào các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Đây có thể coi là tình trạng chung của các chi nhánh NHNo trên địa bàn Hà Nội.

Theo Quyết định 555/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 01/06/2007 V/v “Ban hành quy định phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng”, QĐ 639/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 26/05/2008, QĐ số 222/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 02/03/2009 V/v sửa đổi, bổ sung phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở xếp loại khách hàng và xếp hạng của chính từng chi nhánh tương ứng. Đối với các món vay trong quyền phán quyết của chi nhánh, cán bộ tín dụng tại chi nhánh là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng, lãnh đạo

phòng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng, Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Trường hợp đồng ý, cỏn bộ tớn dụng sẽ trực tiếp lập hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản bảo đảm, đăng ký thế chấp tài sản, giải ngân món vay, quản lý khoản vay và thu nợ. Trường hợp không đồng ý Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng. Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thẩm định và trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thông qua Ban tín dụng, Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc đồng thời sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc.

Đối với quy định mức phán quyết tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ thì theo QĐ số 757/QĐ/NHLH-KHTH ngày 02/06/2008 của Giám đốc quy định về việc “Phân cấp mức phán quyết cho vay tối đa với một khách hàng”, theo văn bản này Giám đốc uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho phó giám đốc phụ trách tín dụng và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc tại Chi nhánh. Với những món vay vượt quyền phán quyết của phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay.

Trong trường hợp có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng trực tiếp là người đi đôn đốc thu nợ, tuy chi nhánh đã có tổ thu hồi nợ đọng nhưng bộ phận này chỉ tập trung thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

- Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng

Tại NHNo&PTNT Việt Nam, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro là nơi tập trung xử lý và cung cấp các thông tin về khách hàng của toàn hệ thống. Hiện nay kho dữ liệu quản lý hồ sơ khách hàng do Trung tâm phòng ngừa và xử

lý rủi ro quản lý khoảng 7 triệu hồ sơ khách hàng trong đó khách hàng doanh nghiệp khoảng 22.000 hồ sơ. Đây là tư liệu rất quan trọng phục vụ trực tiếp yêu cầu hoạt động kinh doanh trong nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam và cung cấp thông tin khách hàng kịp thời đối với Trung tâm thông tin tín dụng, góp phần trong công tác quản lý kinh doanh và quyết định tín dụng. Tại Chi nhánh Láng Hạ cũng đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với Trung tâm thông tin thông tin tín dụng từ đầu năm 2008, theo đó Chi nhánh cho phép một số cán bộ tín dụng có quyền trực tiếp để truy cập vào hệ thống thông tin tín dụng, kiểm tra thông tin liên quan đến khách hàng, việc phản hồi trả lời tin của Trung tâm thông tin tín dụng rất kịp thời góp phần cho công tác thẩm định, đảm bảo hiệu quả trước khi quyết định cấp tín dụng, mặc dù thông tin từ trung tâm tín dụng rất sơ sài, không được cập nhật thường xuyên. Công tác phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh Láng Hạ chủ yếu dựa từ nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng, tính đến nay đã có khoảng 500 lượt hỏi tin khách hàng. Tuy nhiên đến nay Chi nhánh chỉ cấp cho một số cán bộ tín dụng được phép truy cập vào hệ thống vì phí dịch vụ tương đối cao. Các thông tin tài chính của khách hàng đều chủ yếu dựa vào trình độ của cán bộ tín dụng xuống kiểm tra tại đơn vị, các thông tin khác đều được các bộ thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau.

- Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Hiện nay, việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang thực hiện theo công văn số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Theo đó, việc chấm điểm dựa trên một số chỉ tiêu chính như: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu tại NHNo và mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp...Đối với khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu chấm điểm đơn giản hơn, tập trung quanh độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng nhà ở, nơi công tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật của khách hàng. Tương ứng với mỗi chỉ

tiêu, khách hàng sẽ được xếp hạng một mức (A, B, hoặc C). Tổng hợp tất cả các chỉ tiêu sẽ đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng của từng khách hàng, từ đó từng khách hàng sẽ được hưởng một chính sách chế độ riêng tương ứng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhằm thiết lập một quy trình đánh giá khả năng tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng và phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng có độ rủi ro khác nhau từ đó có chính sách tín dụng cụ thể đối với mỗi nhóm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chi tiết hơn việc phân loại khách hàng theo công văn 1406/NHNo - TD và phân thành các chỉ tiêu định lượng và định tính nên việc đánh giá xếp hạng khách hàng được chính xác hơn, đồng thời còn góp phần hỗ trợ hiệu quả công tác phân loại nợ tự động tại NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và tại Chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Mặc dù đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đang hoạt động thử chương trình tại các chi nhánh lớn trong đó có Chi nhánh Láng Hạ và hoàn chỉnh bộ hồ sơ chờ Ngân hàng nhà nước phê duyệt. Theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, định kỳ hàng quý Chi nhánh Láng Hạ tiến hành xếp hạng khách hàng theo chương trình Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới, nhằm kiểm tra phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh, kiểm tra các chức năng mới của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó NHNo&PTNT Việt Nam có cơ sở để triển khai trong toàn hệ thống.

- Phân loại nợ và quản lý nợ xấu :

Thực hiện quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bằng văn bản số 18/2007/QĐ-NHNN) của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành ngày 22/4/2005, NHNo&PTNT Việt Nam đã có quyết định số 636/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của hội đồng quản trị chỉ đạo các chi nhánh, Chi

nhánh Láng Hạ đã chủ động trong việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực, triệt để trong thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Theo quyết định 636, việc trích lập dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được trích 0.75%/tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đối với việc trích lập dự phòng cụ thể, dư nợ được phân loại thành 5 nhóm nợ có độ rủi ro từ thấp đến cao bao gồm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn. tương ứng với 5 nhóm nợ là tỷ lệ trích rủi ro cụ thể: 0%, 5%, 20%, 50%, 100%. Bên cạnh đó NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã xây dựng tỷ lệ khấu trừ khi trích dự phòng cụ thể đối với mỗi nhóm tài sản đảm bảo. Cùng với chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng, đến cuối năm 2008, ngân hàng nông nghiệp đã triển khai thành công hệ thống core bank nối mạng toàn bộ 960 Chi nhánh (khoảng 2.200 điểm giao dịch). Đồng thời hệ thống quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp tự động cũng đã triển khai thành công. Sự triển khai thành cụng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động đã góp phần cho Ban lãnh đạo chi nhánh có những quyết định phù hợp trong kinh doanh. Định kỳ hàng quý, Chi nhánh tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, bên cạnh đó hàng tháng Chi nhánh tiến hành kiểm tra nhóm nợ của khách hàng trên hệ thống sao cho phù hợp với hồ sơ gốc, đảm bảo việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tự động được chính xác.

- Nhân lực:

NHNo&PTNT Việt Nam được coi là ngân hàng lớn nhất Việt Nam với số lượng cán bộ công nhân viên lớn nhất trong cả nước (khoảng trên 35.000 cán bộ công nhân viên). Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng ngày càng được nâng cao, đây được coi là lợi thế và cũng là thách thức của NHNo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sang đầu năm 2009, NHNo Việt Nam đã tập trung đào

tạo lại cán bộ trong hệ thống, đồng thời đào tạo những chuyên gia đầu ngành do giảng viên các nước giảng dạy tại Việt Nam và các nước tiên tiến, đối tượng là các cán bộ trong hệ thống NHNo được tuyển chọn, đây có thể được coi là bước đi đúng đắn của Ban lãnh đạo NHNo Việt Nam, giúp cho cán bộ tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Tại chi nhánh, nhân lực cho quản lý rủi ro tín dụng chính là các cán bộ tín dụng, hiện tại ở Chi nhánh chưa phân biệt cán bộ phê duyệt cho vay và cán bộ quản lý rủi ro. Các cán bộ tín dụng chỉ được đào tạo về quản lý rủi ro khi NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức, tại Chi nhánh chưa tổ chức được lớp quản lý rủi ro cho các cán bộ tín dụng, vì vậy nhân lực quản lý rủi ro tại chi nhánh chưa thực sự được quan tâm, hầu hết là tự học và chờ các lớp học của NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w