Lịch sử hình thành và phát triển BHNT qua ngân hàng (bancasurance)

Một phần của tài liệu 1157 phát triển kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ qua NH tại công ty trách nhiệm hữu hạn BHNT BIDV metlife luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Các tổ chức ngân hàng và công ty bảo hiểm nhận thấy bancassurance có sức hấp dẫn và thuờng tạo lợi nhuận, bổ sung cho hoạt động hiện tại. Bancassurance và sự phát triển của nó đã xuất hiện đuợc một vài năm nhu là một trong những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Những nguời tiên phong trong lĩnh vực này là các nuớc ở Châu Âu. Sau đó các nuớc ở Châu Mỹ và châu Á cũng đi theo trào luu này.

Ở châu Âu, Tại Pháp, ngày nay hầu hết các ngân hàng đều bán bảo hiểm

(Credit Agricole là điển hình trong lĩnh vực này). Sau một khoảng thời gian phát triển khá dài, hầu nhu các nuớc châu Âu đều xây dựng cho mình một hệ thống bancassurance lớn mạnh, ổn định. Các ngân hàng có xu huớng phát triển các sản phẩm có tính hội nhập cao nhu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Pháp là quốc gia đầu tiên ứng dụng bancassurance. Theo thống kê của Hiệp hội Marketing và nghiên cứu bảo hiểm nhân thọ LIMURA, hơn một nữa số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đuợc ký kết qua các ngân hàng.

Ở Châu Mỹ Latinh, Sự hình thành kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng ở

châu Mỹ La Tinh đã bắt nguồn từ việc liên doanh giữa một ngân hàng địa phuơng và một công ty bảo hiểm nuớc ngoài. Từ đó phát triển và hình thành theo mô hình của công ty cổ phần, các ngân hàng mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm. Nhu vậy, các ngân hàng luôn giữ vai trò chi phối trong ngành bảo hiểm. Việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đamg có sự tăng truởng đáng kể ở thị truờng Nam Mỹ. Điều này là do một số rào cản pháp lý, ngân hàng đuợc bán sản phẩm bảo hiểm đuợc gỡ bỏ , nguời dân có khuynh huớng tiết kiệm

Tại Châu Á, Trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm đã quan tâm

nhiều hơn đến kênh phân phối này, kiểu mô hình này rất khó tìm thấy ở các nuớc Châu Á, thậm chí rất ít nhà quan sát thị truờng đánh giá mô hình này sẽ thành công.

Điều cơ bản lúc này là các ngân hàng và công ty bảo hiểm vẫn còn đạt được thành công, còn thỏa mãn với những thành tựu cũng như trung thành với kênh phân phối truyền thống.

Với sự giống nhau của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm ngân hàng, cùng với việc các ngân hàng thiếu lợi thế cạnh tranh trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 80% hoạt động bảo hiểm ngân hàng là do các nhà bảo hiểm nhân thọ và các ngân hàng hợp tác. Hầu hết các nhà bảo hiểm ngân hàng ở châu Á phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Theo The Áian Banker, (2009) đưa ra một tổ chức bảo hiểm ở Thụy Sỹ - tiềm năng sau năm 2009, bảo hiểm ngân hàng có thể đóng góp tới 13% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và 6% phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường châu Á. Nghiên cứu này cũng cho thấy khoảng 1/3 doanh thu phí này đạt được từ những cơ hội kinh doanh mới chứ không phải từ sự thay thế các kênh phân phối cũ. Năm 2009, tỷ lệ khách hàng của ngân hàng có hợp đồng bảo hiểm với ngân hàng ở Châu Á từ 2- 10% trong khi tỷ lệ này ở Châu Âu là 25-30%.

Tại Việt Nam, Theo đánh giá của Báo cáo về “Nghiên cứu khả năng cạnh

tranh và tác động của tự do hóa thương mại và dịch vụ tại Việt Nam: ngành bảo hiểm” thì sự kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm là cách duy nhất để Việt Nam có

những tập đoàn tài chính lớn có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thị trường bảo hiểm nhìn chung đã có bước phát triển mạnh trong gần hơn 10 năm qua. Đây là tín hiệu tốt làm cơ sở cho việc phát triển kênh phân phối mới. thị trường bảo hiểm còn ít người tham gia, với dân số 87 triệu người chỉ có khoảng 4 - 5% người tham gia bảo hiểm, do vậy thị trường còn rất nhiều tiềm năng.

Ngành ngân hàng không phải không có những khó khăn. Các ngân hàng trong nước cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài. Sự phát triển của thương mại điện tử với các giao dịch qua mạng Internet ngày càng tăng, các ngân hàng sẽ phải cảnh giác với nguy cơ đe dọa vai trò vốn được coi là truyền thống. Thực tế, các công ty phi ngân hàng đang lấn sân trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho các giao dịch qua mạng và kinh doanh ngoại hối. Vì vậy các ngân hàng phải

đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với thị trường mới. Trong hoàn cảnh đó phải cân nhắc các cơ hội hợp tác, mở rộng kênh phân phối sản phẩm là điều đáng lưu ý. Như vậy, trong bối cảnh cả ngành bảo hiểm lẫn ngân hàng đang và sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như vậy thì việc liên kết cùng nhau phát triển là giải pháp tốt nhất.

Thực tế, hoạt động bancassurance đã manh nha ở Việt Nam từ những năm 90 khi các ngân hàng thực hiện khuyến mãi sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng. Tiếp đó, là các sản phẩm ít nhiều giống như bảo hiểm nhân thọ của Sacombank. Sau đó là sự xuất hiện hàng loạt các liên kết từ hai phía.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng đã nắm giữ cổ phần của các công ty bảo hiểm.Tuy nhiên sự hợp tác của hai bên mới chỉ dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện về không gian để các công ty bảo hiểm đến bán tại ngân hàng Như vậy, Bancassurane có sự tăng trưởng về mặt số lượng, nhưng về mặt hiệu quả thì chưa như mong đợi, và vì thế, loại hình này hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam và là một trong những giải pháp tốt cho sự phát triển của các ngân hàng cũng như bảo hiểm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là Việt Nam vừa được công nhận là thành viên của WTO. Nhưng cũng như đối với các ngành khác, để hoạt động Bancassurance phát triển hơn nữa, cần phải có sự nổ lực từ phía nhà nước, phía bảo hiểm cũng như ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1157 phát triển kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ qua NH tại công ty trách nhiệm hữu hạn BHNT BIDV metlife luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w