PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THỂNHÂN TẠI NHTM

Một phần của tài liệu 1172 phát triển tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Quan điểm của triết học duy vật biện chứng:

Phát triển là một quá trình tiến hành từ thấp đến cao, không chỉ là tăng lên hay giảm đi về luợng mà còn đi kèm với sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tuợng. Phát triển là khuynh huớng vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện buớc nhảy về chất gây ra, và theo xu thế phủ định của phủ định. Tóm lại, phát triển là sự tăng lên cả về số luợng và chất luợng.

Vận dụng quan điểm đó vào lĩnh vực ngân hàng:

Theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng thể nhân là sự gia tăng tỷ trọng du nợ tín dụng thể nhân tại ngân hàng, sự gia tăng về du nợ tín dụng thể nhân qua mỗi năm, sự gia tăng về số luợng khách hàng thể nhân cũng nhu doanh số cấp tín dụng (tăng về luợng).

Theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng thể nhân là sự gia tăng du nợ tín dụng thể nhân, sản phẩm tín dụng thể nhân đi cùng với nâng cao chất luợng tín dụng thể nhân (tăng cả về luợng và chất). Chất luợng tín dụng của một NHTM đuợc phản ánh ở yếu tố nhu tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép, thu hút nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, nghiệp vụ.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng thể nhân

a) Doanh số cấp tín dụng

Doanh số cấp tín dụng thể nhân: Là tổng số tiền ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng thể nhân trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cấp tín dụng cho thể nhân trong một thời kỳ, thường là năm tài chính.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cấp tín dụng thể nhân tuyệt đối Giá trị tăng trưởng = [Tổng doanh số - [Tổng doanh số doanh số tuyệt đối cấp tín dụng thể nhân cấp tín dụng thể nhân

năm (t)] năm (t-1)]

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cấp tín dụng thể nhân năm (t) tăng so với năm (t-1) số tuyệt đối là bao nhiêu. Ngân hàng cố gắng tăng được doanh số cấp tín dụng càng nhiều càng tốt.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cấp tín dụng thể nhân tương đối Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

, 1. J. =-=,----. ■■ , . .---x 100

doanh sô tương đôi Tổng doanh sô câp tín dụng thể nhân năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cấp tín dụng thể nhân năm (t) so với năm (t-1).

b) Dư nợ tín dụng thể nhân

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng thể nhân của một ngân hàng. Dư nợ tín dụng thể nhân càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng thể nhân của ngân hàng càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng thể nhân thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng thể nhân.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng thể nhân

Tổng dư nợ cho vay cá nhân * 100% Tỷ trọng tín dụng thể nhân =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của tín dụng thể nhân chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:

Giá trị tăng

trưởng dư nợ tín Dư nợ tuyệt đối tín Dư nợ tín dụng

. -

dụng thể nhân tuyệt dụng thể nhân năm (t) thể nhân năm (t-1) đối

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng thể nhân đang được mở rộng.

- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thể nhân năm (t) so với năm (t-1) là bao nhiêu.

Giá trị tăng trưởng dư nợ tín dụng thể nhân tương đối

Giá trị tăng trưởng tuyệt đối * 100% Tổng dư nợ tín dụng thể nhân năm (t-1)

- Dư nợ tín dụng thể nhân theo từng sản phẩm

Tỷ trọng dư nợ tín dụng thể Dư nợ tín dụng theo sản phẩm X năm t * 100 nhân theo sản phẩm x của năm t Tổng dư nợ tín dụng thể nhân năm t

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đa dạng hóa hay cơ cấu danh mục sản phẩm tín dụng thể nhân.

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng thể nhân phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng thể nhân, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho

ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Cơ cấu sản phẩm tín dụng thể nhân không đồng đều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có du nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến luợc thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu vốn miễn là “không trái pháp luật”. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác đuợc những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

c) Số lượng khách hàng

- Số luợng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng thể nhân, số luợng khách hàng tăng lên thể hiện sự tăng truởng về số luợng khoản cấp tín dụng đồng thời tạo nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm. Vì thế, ngân hàng luôn mong muốn gia tăng số luợng khách hàng càng nhiều càng tốt.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, số luợng khách hàng năm (t) tăng (giảm) so với năm (t-1) là bao nhiêu. Thông qua chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tuợng khách hàng tại ngân hàng.

Mức tăng, giảm số Số lượng khách Số lượng khách hàng

= -

lượng khách hàng hàng năm (t) năm (t-1)

- Tốc độ tăng số lượng khách hàng: là số so sánh giữa lượng tăng tuyệt đối khách hàng giữa năm (t) và năm (t-1) với số lượng khách hàng năm (t-1)

' Số lượng KH năm (t) - Số lượng KH năm (t-1)

Tốc độ tăng khách hàng = ______________,____________________________ Số lượng KH năm (t-1)

Ngoài chỉ tiêu phản ánh số lượng tăng khách hàng còn có chỉ tiêu phản ánh số lượt khách hàng: là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động tín dụng thể nhân, số lượt khách hàng thể hiện số lần khách hàng đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Và khi số lượt khách hàng tăng lên thì nó thể hiện hoạt động tín dụng thể nhân của ngân hàng được mở rộng. Nó cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng thể nhân

a) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng Nợ quá hạn tín dụng thể nhân năm t

' \ = ____'-2-____\ ’ ð_______________x 100% thể nhân năm t Dư nợ tín dụng thể nhân năm t

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng thể nhân cũng như chất lượng tín dụng thể nhân tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tín dụng thể nhân tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng, thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản cấp tín dụng cho khách hàng thể nhân. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng thể nhân càng kém và ngược lại. Thông thường, chỉ tiêu nợ quá hạn nói chung của ngân hàng không được vượt quá 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường.

b) Nợ xấu và tỷ lệ nợ nợ xấu

Nợ xấu từ hoạt động tín dụng thể nhân

Nợ xấu từ hoạt động tín dụng thể nhân là tổng dư nợ của tất cả các khoản tín dụng thể nhân được xếp loại nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tại Việt Nam, việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam và Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5. Việc phân loại nợ được thực hiện như sau:

a. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi nợ đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

b. Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

c. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

d. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Các khoản nơ được TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao.

e. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá la không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng thể nhân

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng thể Nợ xấu tín dụng thể nhân năm t * 100% nhân năm t Tong dư nợ tín dụng thể nhân năm t

giá thực chất chất lượng hoạt động cấp tín dụng thể nhân của NHTM. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong khi doanh số tín dụng thể nhân không tăng; hoặc tốc độ tăng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu từ tín dụng thể nhân nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh số tín dụng thể nhân đều thể hiện mức độ rủi ro nhiều hơn mà ngân hàng phải đối mặt vì khả năng thu hồi gốc và lãi của khoản vay là khó thực hiện. Đồng thời NHTM khi ấy cũng phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay bị quá hạn làm giảm sút lợi nhuận của NHTM nói chung.

c) Thu nhập từ tín dụng thể nhân

Hiệu quả hoạt động tín dụng thể nhân được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng thể nhân hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng thể nhân trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.

Thu nhập tín dụng thể nhân = Thu từ tín dụng thể nhân - Chi phí cho tín dụng thể nhân

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng thể nhân trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng thể nhân nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tín dụng thể nhân- Nhân tố chủ quan: - Nhân tố chủ quan:

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới... Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề

ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự.

Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng: Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, TSBĐ, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu.

Thứ ba, chất lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt. Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Thứ tư, công tác quản trị rủi ro TDTD tại các NHTM: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng chính sách tín dụng, thiết lập quy trình tín dụng, giám sát việc tuân thủ chính sách và quy chế cho vay, xử lý trục trặc và vi phạm về chính sách, quy trình và khoản cấp tín dụng cụ thể. Các mục tiêu của công tác quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ vững mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp

nhận được; Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro và dự đoán rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao; Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát rủi ro; Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.

Thứ năm, công tác thông tin: Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.

Thứ sáu, công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân

Một phần của tài liệu 1172 phát triển tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w