Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu 1172 phát triển tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

Vietcombank Ninh Bình là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Hiện nay, Vietcombank Ninh Bình có 71 cán bộ công nhân viên, bao gồm 08 phòng ban: Ban Giám đốc, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Khách hàng, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Ngân quỹ và 02 phòng giao dịch.

Sơ đồ 2.1 - Sơ đổ tổ chức bộ máy quản lý của Vietcombank Ninh Bình

Ban Giám đốc: Bao gồm 01 Giá đốc và 02 Phó Giám đốc

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Vietcombank Ninh Bình)

Mô hình quản lý chi nhánh được tổ chức theo chiều dọc, trong đó Giám đốc chi nhánh có vai trò cốt yếu trong toàn bộ hoạt động tại chi nhánh. Giữa

các phòng ban có sự tương tác, phối hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động. - Giám đốc chi nhánh:

Giám đốc chi nhánh có vai trò trọng yếu trong việc triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao. Là người trực tiếp định hướng, điều hành các hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thông qua Phó Giám đốc cùng các lãnh đạo phòng để quản lý và giám sát mọi hoạt động của cả chi nhánh.

- Phó giám đốc chi nhánh:

Phó giám đốc chi nhánh với vai trò giúp việc cho Giám đốc chi nhánh. Hiện tại Vietcombank Ninh Bình có 02 Phó giám đốc phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh theo phân quyền của Giám đốc.

Chức năng của từng phòng, ban tại Vietcombank Ninh Bình được khái quát như sau:

- Phòng Khách hàng: phụ trách các công việc liên quan trực tiếp đến việc cấp tín dụng đối với khách hàng gồm nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, phát hành L/C, bao thanh toán, chiết khấu chứng từ...

- Phòng Hành chính Nhân sự: Có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại chi nhánh, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hành chính quản trị và xây dựng cơ bản tại chi nhánh.

- Phòng Ngân quỹ: Phụ trách việc thu, chi tiền mặt, quản lý kho, bảo quản kho tiền, ấn chỉ, giấy tờ có giá và các hồ sơ tài sản bảo đảm, giám định tiền giả, tiếp quỹ cho hệ thống máy rút tiền tự động ATM của chi nhánh.

- Phòng Dịch vụ Khách hàng: Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nộp rút tiền mặt, chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng, tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu giao dịch của khách hàng thể nhân, khách hàng doanh nghiệp; phụ trách nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ nội địa,

T 201 5 201 6 201 7 2016 2017 2016 2017

thẻ quốc tế; làm công tác phát triển mạng lưới khách hàng thanh toán thẻ tại chi nhánh; quản lý mạng lý đơn vị chấp nhận thẻ, mạng lưới ATM.

- Phòng Kế toán nội bộ: Tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại chi nhánh; hỗ trợ Phòng Khách hàng và các Phòng giao dịch tác nghiệp tín dụng như: giải ngân, lưu hồ sơ, nhập kho tài sản bảo đảm; phụ trách hoạt động mua bán ngoại tệ, tỷ giá, lãi suất hàng ngày tại chi nhánh; tổng hợp số liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh của chi nhánh và báo cáo định kỳ lên Ban Giám đốc; phụ trách kiểm soát nội bộ việc tuân thủ các quy trình, quy định vận hành tại các bộ phận, phòng ban thuộc chi nhánh; báo cáo trực tiếp lên Ban Giám đốc để có biện pháp khắc phục, quản lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

- Mạng lưới 02 Phòng Giao dịch: Là các đơn vị kinh doanh thuộc chi nhánh, chức năng chính là thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, nộp, rút tiền mặt,

thanh toán, mở tài khoản, phát hành thẻ, thanh toán thẻ, giải đáp các thắc mắc, yêu

cầu của khách hàng đến giao dịch trên địa bàn hoạt động của Phòng Giao dịch.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 3 năm gần đây

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Số dư huy động vốn tại thời điểm 31/12/2017 của Vietcombank Ninh Bình đạt trên 1.964 tỷ VND, tăng 11,4% so với năm 2016. Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 1 tháng tại Vietcombank thời điểm 31/12/2017 là 4,1%/năm, kỳ hạn 1 năm là 6,5%/năm, thấp hơn so với nhiều ngân hàng khác. Do đó việc thu hút người gửi tiền, đặc biệt là dân cư gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, với xu hướng giảm lãi suất trong giai đoạn 2017 - 2018, tiền gửi tiết kiệm trở thành một kênh đầu tư kém hấp dẫn đối với người gửi tiền. Dòng tiền từ dân cư và các nhà đầu tư đang có xu hướng gia tăng trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Bởi vậy, việc tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank

Hoạt động huy động vốn được phân loại như sau:

- Phân loại theo đối tượng khách hàng: Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng của Vietcombank Ninh Bình cho thấy huy động vốn từ dân cư đang chiếm tỷ trọng khá lớn, tại thời điểm 31/12/2017 chiếm 45,1% tổng huy động vốn của cả chi nhánh. Với lợi thế trụ sở hoạt động và các phòng giao dịch đều đặt tại các vị trí trung tâm, phát triển và tập trung đông dân cư, Vietcombank Ninh Bình khai thác được rất lớn nhu cầu giao dịch gửi tiền từ người dân quanh khu vực này. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao hơn so với vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Ngoài số vốn huy động từ dân cư thì số dư huy động vốn từ tổ chức kinh tế cuối năm 2017 đạt xấp xỉ 1.077 tỷ VND, tăng trưởng 6,8% so với năm trước. Ngoài ra tiền gửi không kỳ hạn của các khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh cũng chiếm con số khá lớn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn hàng năm của Vietcombank Ninh Bình

1 Tổ chức kinh tế 85 5^ 1.18 2 1.07 7 67,04 % 54,83 % 38,24% 8,88% 2 Dân cư 46 4 58 1 887 32,96 % 45,17 % 25,2 % 52,6%

II Theo loại tiền

1 VND 1.19 4 1.63 0 1.85 6 92,45 % 94,50 % 36,52% 13,86% 2 Ngoại tệ (quy VND) 1 25~ 13 3^^ 108^^ 7,55 % 5,5% 6,4% - 18,8% III Theo kỳ hạn 1 Ngắn hạn 5 44 11.06 21.01 %60,18 %51,52 95,03% 0,05%- 2 Trung dài hạn 7 75~ 70 2^^ 95^2^ ^ 39,82 % 48,48 % - 9,4% 35,6 %

Tông dư nợ 2.093 2.944 3.383 40,65% 14.91%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, năm 2017 của Vietcombank Ninh Bình)

38

- Phân loại theo loại tiền: Tiền gửi tại chi nhánh phần lớn là bằng đồng Việt Nam, chiếm tỷ trọng 92,45% tổng huy động vốn. Tiền gửi bằng ngoại tệ hạn chế do nguồn huy động chủ yếu đến từ các khách hàng giao dịch thanh toán, vay vốn tại chi nhánh có nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Tiền gửi kiều hối chỉ đạt 30 tỷ VND. Trong 2 năm gần đây lạm phát trong nước liên tục duy trì mức thấp, tỷ giá hàng năm biến động không biến động nhiều, lãi suất huy động ngoại tệ ở tất cả các kỳ hạn bằng 0%/năm trở nên kém hấp dẫn hơn so với VND nên người gửi tiền thường có xu hướng bán ngoại tệ cho chi nhánh để gửi VND. Do vậy, huy động vốn từ ngoại tệ trong năm 2017 tại Vietcombank Ninh Bình đã giảm 18,8% so với năm trước.

- Phân loại theo kỳ hạn huy động: Huy động vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 51,52% tổng huy động vốn của Vietcombank Ninh Bình. Người gửi tiền có xu hướng gửi tiền kỳ hạn ngắn để linh động hơn trong trường hợp có nhu cầu cần dùng đến tiền mặt, đặc biệt khi muốn nắm bắt các cơ hội đầu tư ở các kênh khác. Đồng thời, khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn tại Vietcombank cũng không quá lớn. Phần lớn khách hàng thể nhân tại chi nhánh gửi tiền với kỳ hạn từ 3 - 6 tháng với mức lãi suất bình quân là 4,5%/năm, chỉ thấp hơn 2% so với lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm trở lên. Do đó, huy động vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Thu từ hoạt động kinh doanh 208 596 773 186,5% 29,6% Chi phí từ hoạt động kinh doanh

(bao gồm CP trích lập DPRR)

176 508 681 286,9% 34,05%

Lợi nhuận sau trích lập DPRR 32 88 92 175% 4,5%

Trong đó:Thu nhập thuần từ lãi 49,4 65,8 102,8 33,2% 56,23

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, 2017 của Vietcombank Ninh Bình)

Tại thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank Ninh Bình đạt trên 3.383 tỷ VND. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 40,65%, đến năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng 14,91%, khá cao so với tốc độ tăng

39

trưởng tín dụng trên toàn hệ thống.

Trong hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng thể nhân cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ, trên 30% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Năm 2017, dư nợ tín dụng thể nhân là 1.089 tỷ đồng, chiếm 32,01% trên tổng dư nợ và là năm có kết quả tỷ trọng dư nợ cao nhất trong giai đoạn 2015 - 2017.

2.1.3.3 Kết quả kinh doanh tại Vietcombank Ninh Bình giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Vietcombank Ninh Bình giai đoạn 2015-2017

quả tương đối tốt. Lợi nhuận sau trích lập chi phí dự phòng rủi ro tăng qua các năm. Năm 2016, lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 88 tỷ VND, tăng 175% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2015 - 2017 do các yếu tố: (i) Do dư nợ tín dụng tăng mạnh 40,65% vào năm 2016, 14,91% vào năm 2017 nên thu nhập thuần từ lãi tăng mạnh tương ứng 33,2% vào năm 2016 và 56,23% vào năm 2017; (ii) Do tăng thu phí từ các hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng.

Đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của Vietcombank Ninh Bình, hoạt động tín dụng thể nhân cũng mang lại lợi nhuận tăng trưởng qua các năm. Năm 2015, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thể nhân là 17,8 tỷ đồng, chiếm 36% trong thu nhập từ lãi của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã tăng

lên 40,6% vào năm 2016 và 42,6% vào năm 2017. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng thể nhân đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và có xu huớng ngày càng đuợc chú trọng phát triển hơn.

2.2THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THỂ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN - CN NINH BÌNH

2.2.1 Quy trình cấp tín dụng thể nhân áp dụng tại Chi nhánh

• Tiếp nhận đề xuất tín dụng

CBTD sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Tiếp đó, CBTD sẽ huớng dẫn các tiêu chuẩn tín dụng của Vietcombank nói chung và Vietcombank Ninh Bình nói riêng. Trong giai đoạn này, CBTD có thể định hình tuơng đối đầy đủ các thông tin về khách hàng nhu: thu nhập, tài sản, tình trạng làm việc, quan hệ với các TCTD ... để tu vấn cho khách hàng cơ cấu sản phẩm phù hợp đồng thời huớng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị ngân hàng cấp tín dụng. Đồng thời, CBTD cũng có thể đánh giá phần nào về nhân cách của khách hàng vay vốn.

• Thẩm định hồ sơ khách hàng

CBTD sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định về tính đầy đủ, đúng đắn, xác thực của hồ sơ khách hàng cung cấp. CBTD tiến hành tra soát thông tin quan hệ tín

dụng của khách hàng thông qua hệ thống thông tin tín dụng nội bộ của Vietcombank (Credit Rating) hoặc Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng

Nhà nuớc (CIC) và chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó, CBTD xem

xét các giấy tờ liên quan đến TSĐB, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, để đi kiểm tra

thực tế TSĐB và xác định giá trị tài sản; lập biên bản định giá tài sản, báo cáo thẩm

định giá trị tài sản nêu rõ các nội dung về pháp lý, mô tả chi tiết tài sản và giá trị tài

khách hàng tới ký. Thông thường với các khoản vay có yêu cầu TSĐB, khách

hàng sẽ ký kết các hồ sơ tài sản trước để tiến hành thủ tục đăng ký giao dịch

đảm bảo, sau đó mới tiến hành ký kết hợp đồng cấp tín dụng.

• Giải ngân/Phát hành bảo lãnh/Cấp thẻ tín dụng

CBTD chuyển hồ sơ cấp tín dụng đã được phê duyệt cho bộ phận quản lý nợ (đối với cho vay và bảo lãnh) hoặc chuyển giao cho bộ phận Thẻ của phòng Dịch vụ khách hàng (đối với thẻ tín dụng) để tác nghiệp trên hệ thống. Việc giải ngân/phát hành bảo lãnh/phát hành thẻ tín dụng sẽ được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng dựa trên các điều kiện quy định ở Hợp đồng tín dụng.

• Kiểm tra, giám sát quá trình sau khi cấp tín dụng, sử dụng vốn, trả nợ, xử lý phát sinh

- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ đối với cho vay, sử dụng thẻ tín dụng và kiểm tra tình hình thực hiện các nghĩa vụ đuợc Vietcombank bảo lãnh. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:

+ Hàng kỳ đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi hoặc thanh toán sao kê đúng hạn.

+ Kiểm tra sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay và nội dung thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng ;

+ Cập nhật nguồn trả nợ và các thông tin nhân thân, tình trạng tài chính của khách hàng;

+ Trao đổi để bán chéo sản phẩm và khai thác nhu cầu mới phát sinh nếu có.

- Xử lý nợ phát sinh hoặc chấp thuận thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ (gốc và lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, cán bộ cần sát sao nhắc nhở khách hàng và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu khoản nợ chuyển nhóm nợ xấu, cán bộ khách hàng xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền để gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng. Các truờng hợp phức tạp hơn cần phối hợp nhiều biện pháp xử lý và luôn tuân theo quy định của Vietcombank.

2.2.2 Một số sản phẩm tín dụng thể nhân tại Chi nhánh

2.2.2.1 Cho vay thể nhân

2.2.2.1.1 Mua đất/nhà ở, xây mới/sửa chữa nhà ở

- Điều kiện vay vốn:

Khách hàng phải là nguời đứng tên hoặc sẽ đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đuợc ngân hàng cho vay mua đất/nhà ở, xây mới/sửa chữa nhà ở.

Khách hàng có mức thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn. Truờng hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 30% giá trị nhà, đất ở.

Khách hàng có TSĐB phù hợp với các quy định của Vietcombank: Tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm khác của khách hàng hoặc bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm.

- Mức cấp tín dụng:

Tùy theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định mức tín dụng cụ thể. Mức tín dụng tối đa theo giá trị TSĐB là 100% phuơng án vay vốn nhung không quá 70% giá trị TSĐB với các TSĐB là động sản, bất động sản; 100% giá trị TSĐB với các TSĐB là giấy tờ có giá.

- Thời hạn cấp tín dụng:

Tùy mục đích cấp tín dụng và đặc thù từng khoản vay mà ngân hàng đua ra phê duyệt thời gian tín dụng khác nhau, nhung thông thuờng thời hạn vay tối đa với các khoản vay mua đất/nhà ở, xây mới/sửa chữa nhà ở là 20 năm.

- Lãi suất:

Tùy thuộc thời gian vay mà mức lãi suất là khác nhau. Thời gian vay càng dài thì lãi suất áp dụng sẽ càng cao. Lãi suất cho vay đuợc đuợc Chi

Một phần của tài liệu 1172 phát triển tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w