Tình hình phát triển tín dụng thểnhân qua các năm

Một phần của tài liệu 1172 phát triển tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 81)

2.2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng

a) Doanh số cấp tín dụng:

Doanh số tín dụng khách hàng thể nhân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển tín dụng khách hàng thể nhân.

Biểu đồ 2.2: Doanh số tín dụng khách hàng thể nhân của Vietcombank Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Trước hết, nhận xét về tổng doanh số tín dụng thể nhân tại Vietcombank Ninh Bình qua các năm: Từ năm 2015 đến năm 2017, doanh số tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng, mặc dù tốc độ tăng giữa các năm là không đều, song xu hướng gia tăng của doanh số tín dụng thể nhân đã phản ánh được sự phát triển của hoạt động tín dụng thể nhân tại Chi nhánh. Cụ thể: Tổng doanh số tín dụng thể nhân năm 2015 đạt 889 tỷ đồng,

tăng 12,5%. Năm 2016 đạt 1.101 tỷ đồng, tăng 23,84%. Việc gia tăng này chủ yếu do tín dụng bất động sản, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh, tiếp đến (doanh số) tín dụng mua ô tô. Trong khi đó, tín dụng tín chấp lại giảm đi đáng kể. Năm 2017, doanh số tín dụng thể nhân đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 39,1% so với năm truớc. Với xu huớng gia tăng này cũng đã thể hiện đuợc kết quả khả quan trong công tác tín dụng thể nhân tại Chi nhánh.

b) Dư nợ tín dụng:

Thông qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng thể nhân của chi nhánh, theo tính toán từ các số liệu do phòng khách hàng của chi nhánh cung cấp, tác giả đưa ra được bảng số liệu phản ánh sự phát triển về tổng dư nợ tín dụng thể nhân cũng như tỷ trọng dư nợ tín dụng thể nhân trên tổng dư nợ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 các năm tài chính như sau:

Bảng 2.5: Tăng trưỏng dư nợ tín dụng của Vietcombank Ninh Bình 2015 -

trưởng khá ấn tượng trong những năm qua. Cụ thể: năm 2015 dư nợ đạt 527 tỷ đồng, tăng 47,5% so năm 2014, năm 2016 dư nợ đạt 749 tỷ đồng, tăng 42,1% so năm 2015, năm 2017 dư nợ đạt 1.089 tỷ đồng, tăng 45,3% so cuối

53

năm 2016. Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi khi tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 6,68%, cao nhất từ năm 2008 khi tính theo giá so sánh năm 2010. Đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước, hệ thống ngân hàng cũng có sự tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, với mục tiêu đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ vào năm 2020, Trụ sở chính đã triển khai nhiều giải pháp mang tính hệ thống nhằm thúc đẩy, hỗ trợ Chi nhánh trong việc phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ, đặc biệt là tín dụng thể nhân. Trên cơ sở đó, từ năm 2015- 2017 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thể nhân có xu hướng tăng mạnh mặc dù Vietcombank Ninh Bình cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM trên địa bàn, bao gồm cả những NHTM hàng đầu do xu hướng chuyển sang kinh doanh ngân hàng bán lẻ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, để đạt được kết quả này là do có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, nhất là khối bán lẻ với việc thực hiện đúng cam kết nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, không ngừng rà soát các chính sách và quy trình liên quan đến danh mục sản phẩm và dịch vụ tài chính thể nhân như huy động, tín dụng, thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến... Đồng thời, từ năm 2015 -2017, Vietcombank Ninh Bình triển khai nhiều gói sản phẩm tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng thể nhân bằng cách liên kết với các doanh nghiệp khác như: từ 01/04/2015 Vietcombank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất chỉ từ 7%/năm, quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng thể nhân vay mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, sản xuất kinh doanh; hay tháng 12 năm 2015, Vietcombank phối hợp với Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) thực hiện chương trình ưu đãi tín dụng hấp dẫn đối với các khách hàng mua xe ô tô.

Nhìn chung có thể thấy rằng, những năm qua dư nợ tín dụng thể nhân của Chi nhánh ngày càng tăng. Mặt khác, tỷ trọng tín dụng thể nhân trong

54

tổng dư nợ của Chi nhánh cũng được cải thiện đáng kể; tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng thể nhân trên tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh còn thấp hơn so với định hướng của ngân hàng bán lẻ.

c) Số lượng khách hàng:

Hiện nay, các sản phẩm tín dụng thể nhân của Chi nhánh chủ yếu gồm: Cấp tín dụng cho mục đích mua sắm/xây dựng/sửa chữa nhà ở, tín dụng mua ô tô, tín dụng hoạt động sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng có TSĐB và tín dụng tín chấp. Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng khách hàng thể nhân được cấp tín dụng tại Chi nhánh nhìn chung có gia tăng.

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng thể nhân được cấp tín dụng tại Vietcombank Ninh Bình

1. Vay hoạt động

SXKD 353 98 544 191 727 183

2. Vay tiêu dùng nhà ở

272 129 443 Ĩ7Ĩ 648 205 3. Vay mua ô tô 19 2 77 58 112 35 4. Vay cầm cố GTCG 101 -27 172 71 313 141 5. Vay tín chấp 87 15 112 25 128 16 6. Thẻ tín dụng 40 -3 78 38 167 89

7. Bảo lãnh 0 0 0 0 1 1

phát hành thẻ tín dụng.

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, tổng luợt khách hàng thể nhân trong các năm từ năm 2015 đến 2017 khá lớn. Tổng luợng khách hàng thể nhân có gia tăng giữa các năm và trong các nhóm khách hàng cũng có xu huớng tăng lên giữa các năm. Cụ thể: Năm 2015 tổng luợt khách là 872 luợt, Năm 2016 tổng luợt khách 1.426 luợt khách hàng, Năm 2017 tổng luợt khách hàng thể nhân 2.096 luợt khách hàng.

Năm 2015, nếu nhu tổng lượt vay khách hàng thể nhân chỉ đạt 872 (trong đó chủ yếu là vay hộ sản xuất kinh doanh: 353 lượt, vay tiêu dùng nhà ở đạt 272 lượt) thì đến năm 2016, tổng lượt vay đạt 1.426 lượt khách hàng, tăng 554 lượt. Lượng gia tăng lớn này chủ yếu do vay hộ sản xuất kinh doanh (tăng 191 lượt), tiếp đến là vay tiêu dùng nhà ở (tăng 171 lượt). Bên cạnh sự gia tăng đó, lượng khách vay mua ô tô cũng tăng 58 lượt.

Đến năm 2017, tổng lượt vay khách hàng thể nhân của chi nhánh đạt 1.995 lượt, tăng mạnh hơn các năm trước với số lượt tăng là 589 lượt so với năm trước. Trong đó, lượt tăng vẫn chủ yếu ở mục đích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng bất động sản. Đối với Vay mua ô tô, tuy số lượt tăng thấp hơn so với vay hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhà ở nhưng xét về tỷ trọng thì lại lớn hơn (gần 82%, cao hơn so với tỷ trọng tăng của vay hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhà ở lần lượt là 33,63% và 46,27%).

Tuy nhiên, khách hàng thể nhân được cấp tín dụng chủ yếu ở loại hình cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; còn đối với loại hình thẻ tín dụng và bảo lãnh thì thấp, đặc biệt là khách hàng thể nhân bảo lãnh chỉ có duy nhất 01 khách hàng vào năm 2017.

Việc gia tăng số lượt khách hàng thể nhân trong các năm đã cho thấy, mặc dù có những khó khăn chung của nền kinh tế, những áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM khác, song hoạt động tín dụng khách hàng thể

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Vay hoạt động SXKD 248 47,06 369 49,27 563 51,7 Vay tiêu dùng nhà ở 169 32,07 218 29,1 330 30,3 Vay mua ô tô 2 0,38 19 2,54 23 2,11 Vay cầm cố GTCG 97 18,41 117 15,62 149 13,68 Vay tín chấp 8 1,51 22 2,93 13 1,20 Vay thẻ tín dụng 3 0,57 4 0,54 10,5 0,96

Bảo lãnh 0 0 0 0 0,5 0,05

nhân của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan, thể hiện xu hướng phát triển của dich vụ ngân hàng bán lẻ. Trong đó, phải kể đến sự gia tăng của tổng số lượt khách vay hộ sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng nhà ở, vay mua ô tô. Như chúng ta thấy, hoạt động tín dụng khách hàng thể nhân đang ngày càng được các TCTD quan tâm hơn nữa. Mặc dù vai trò, vị thế của tín dụng khách hàng thể nhân chưa thực sự chiếm tỉ lệ quá cao trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, song xu hướng gia tăng cả về tổng dư nợ lẫn tổng lượt khách hàng thể nhân tại chi nhánh đã cho thấy, những kết quả nhất định của hoạt động tín dụng khách hàng thể nhân.

Ngoài việc nhờ lợi thế về uy tín và thương hiệu của Vietcombank, những năm qua Chi nhánh đã duy trì theo đuổi chiến lược tài trợ những khách hàng thể nhân có nhu cầu đa dạng về vốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Các sản phẩm tín dụng luôn được cải tiến và thiết kế phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Vietcombank đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy tín dụng thể nhân.

d) Tình hình dư nợ tín dụng thể nhân theo từng sản phẩm

Cơ cấu dư nợ tín dụng thể nhân của Vietcombank Ninh Bình theo danh mục sản phẩm được thể hiện trong bảng sau

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng khách hàng thể nhân theo sản phẩm của Vietcombank Ninh Bình

cấp tín dụng trong những năm qua cho thấy Vietcombank Ninh Bình tập trung phần lớn vào cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dư nợ chiếm khoảng 50% dư nợ tín dụng thể nhân.

Tiếp đến là cấp tín dụng cho tiêu dùng nhà ở chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng dư nợ tín dụng thể nhân, cho vay cầm cố Giấy tờ có giá chiếm khoảng từ 10 - 20%.

Bên cạnh đó, cấp tín dụng cho mua ô tô và thẻ tín dụng, bảo lãnh chiếm tỷ lệ thấp hơn, mặc dù không cao nhưng cũng có phát triển. Dù mới chỉ có 01 khách hàng phát hành bảo lãnh với dư nợ là 0,5 tỷ đồng nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy có thể mở rộng hình thức cấp tín dụng này trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

• Cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Dư nợ tín dụng sản xuất kinh doanh từ năm 2015 - 2017 có sự tăng trưởng tốt cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng tín dụng này được Vietcombank Ninh Bình chú trọng phát triển. Đặc biệt, sự thay đổi của sản phẩm “Cho vay kinh doanh tài lộc” ra đơi năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung năm 2016 cũng như các gói ưu đãi lãi suất như “Lãi suất cạnh tranh”, “An tâm lãi suất” đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cấp tín dụng cho sản xuất kinh doanh.

• Cấp tín dụng cho mua nhà ở

Trong giai đoạn 2015 -2017, cơ cấu dư nợ tín dụng cho mua nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao từ 29 - 32% tổng dư nợ tín dụng thể nhân. Thị trường bất động sản ấm lên trong giai đoạn 2015 - 2017 cùng với việc Vietcombank cho ra đời các gói sản phẩm đặc thù của tín dụng bất động sản như “Ngôi nhà mơ ước”, “Gia đình thịnh vượng”... bao gồm mua nhà /đất, xây sửa nhà và tín dụng mua nhà dự án đã giúp Vietcombank Ninh Bình đẩy mạng được việc phát triển tín dụng tiêu dùng nhà ở.

• Cầm cố giấy tờ có giá

Sản phẩm cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng khá (13 - 18%) trong tổng dư nợ tín dụng thể nhân và có xu hướng giảm dần qua các năm. Giấy tờ có giá mà Vietcombank Ninh Bình nhận cầm cố là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của Vietcombank Ninh Bình hoặc các TCTD lớn. Với mức tín dụng hợp lý (lên tới 100% giá trị giấy tờ có giá) và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ tại Vietcombank.

• Cho vay mua ô tô

Dư nợ cho vay mua ô tô từ 2015 - 2017 có xu hướng tăng trưởng, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ tín dụng thể nhân so với

Số thẻ tín dụng phát hành mới (thẻ) 307 322 334 Doanh số thanh toán thẻ tín dụng (tỷ đồng) 41 56 135

các mảng cho vay khác. Mức thu nhập tăng lên cùng với giá xe ô tô trong thời gian qua đuợc giảm mạnh, phù hợp với khả năng tài chính cá nhân đã thúc đẩy số luợng khách hàng thể nhân mua để phục vụ cho nhu cầu của mình và gia đình. Từ đó, cũng góp phần làm tăng du nợ thể nhân vay mua ô tô của Vietcombank Ninh Bình. Tuy nhiên, mức tăng truởng này chua tuơng xứng với lợi thế của Vietcombank Ninh Bình về lãi suất và phí (lãi suất cạnh tranh, phí trả nợ truớc hạn thấp) trong khi các tiêu chí của sản phẩm cũng tuơng tự nhu các ngân hàng khác (tín dụng tối đa 80% nhu cầu vốn, thời hạn vay tối đa 60 tháng). Đây là một sản phẩm tín dụng khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng tín dụng tín chấp do đã có TSĐB là chính chiếc xe mua nhung tài sản này lại giao cho nguời vay khai thác sử dụng. Vì vậy, nếu cho rằng sản phẩm tín dụng mua ô tô cũng có một phần tín dụng tín chấp thì cũng có phần đúng. Do đó để hạn chế rủi ro tối thiểu, cán bộ tín dụng phải thẩm định kĩ càng về nhân thân cũng nhu uy tín của nguời đi vay với những tiêu chí nhu: thu nhập tối thiểu 8 triệu đồng/tháng, có hộ khẩu/đăng ký tạm trú dài hạn tại địa bàn hoạt động của chi nhánh. Để phát triển mảng cho vay này, Ngân hàng đã liên tục đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong ngành. Năm 2015 đánh dấu quan hệ hợp tác của Vietcombank Ninh Bình với các đối tác THACO Truờng Hải và MC Đại Phát (đại lý phân phối xe của Truờng Hải), phát triển lên tầm cao mới thông qua việc tạo ra nhiều chuơng trình liên kết đặc biệt dành cho khách hàng, qua đó tăng cuờng sức hút của các sản phẩm hiện có của Ngân hàng. Thêm nữa, Vietcombank đã có thêm sản phẩm cho vay mua ô tô cũ hoặc bù đắp số tiền khách hàng thể nhân đã bỏ ra mua xe nên cũng thu hút đuợc thêm nhiều khách hàng thể nhân sử dụng gói vay này. Tuy nhiên, du nợ tín dụng khách hàng mua ô tô vẫn còn thấp, chua tuơng xứng với tiềm năng của ngân hàng.

Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức tăng truởng du nợ tín

dụng mua ô tô chưa tương xứng với lợi thế của Vietcombank Ninh Bình đó là: (i) Do quy trình xét duyệt hồ sơ vay rất chặt chẽ với chủ trương chọn lọc khách hàng (do đây là một sản phẩm tín dụng khá nhạy cảm như đã phân tích), đồng thời Vietcombank Ninh Bình cũng không có chính sách hoa hồng

cho nhân viên bán xe (trong khi các ngân hàng khác đã áp dụng); (ii) Các nhà cung cấp xe ô tô (vốn là cầu nối giữa khách hàng mua xe và ngân hàng) sẽ ưu tiên giới thiệu hồ sơ vay cho Ngân hàng nào có “phần thưởng xứng đáng” cho họ.

• Cho vay tín chấp

Với khẩu vị rủi ro thận trọng trong hoạt động cấp tín dụng, Vietcombank Ninh Bình chưa triển khai mạnh sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành. Phần lớn khách hàng vay tín chấp là cán bộ nhân viên của Chi nhánh, còn số lượng khách hàng bên ngoài là khá nhỏ và hạn mức được cấp cũng rất thấp (dưới 100 triệu đồng). Vì vậy, cho đến nay dư nợ và tỷ trọng vay tín chấp so với tổng dư nợ tín dụng thể nhân còn rất khiêm tốn.

• Cho vay thẻ tín dụng

Du nợ tín dụng thể nhâncủa Vietcombank. Tiếp tục phát huy lợi thế ấy trên địa bàn tỉnh,527 749 1.089 Vietcombank Ninh Bình đã không ngừng phát triển số lượng thẻ tín dụng tăng mới qua hàng năm cũng như mở rộng mạng lưới máy POS, thúc đẩy tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ tín dụng. Cụ thể, số lượng phát hành thẻ

Một phần của tài liệu 1172 phát triển tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w