Quy trình QTRRTD có bốn bước cơ bản tạo thành chu trình khép kín như sau: (i) Nhận diện RRTD; (ii) Đo đường RRTD bằng các mô hình, (iii) Kiểm soát rủi ro tín dụng và (iv) Xử lý RRTD hay tài trợ RRTD. Các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau với kết quả của mỗi bước trước sẽ là tiền đề cho bước sau.
Sơ đồ 1.1: Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro của NHTM. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cấp tín dụng để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện với ngân hàng. Những dấu hiện nhận biết RRTD có thể giúp ngân hàng sớm nhật biết các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó có nhứng biện pháp thích hợp để giải quyết nhằm giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất có thể. Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng là những dấu hiệu phổ biến nhất.
Các bước trong nhận diện rủi ro tín dụng:
- Bước 1: Xác định định hướng của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. - Bước 2: Tiếp cận, thu thập thông tin khách hàng và người có liên quan và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
- Bước 3: Nhận diện rủi ro qua các rủi ro phi tài chính: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, khả năng và kinh nghiệm quản lý điều hành, chất lượng cán bộ nhân viên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, các đối tác của khách hàng...
- Bước 4: Nhận diện rủi ro qua các chỉ số tài chính: Phương án vay vốn, các báo
cáo tài chính, kết hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của khách hàng...
1.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng bằng các mô hình
Đo lường RRTD bằng các mô hình là bước tiếp theo sau khi nhận diện được nguy cơ rủi ro. Đo lường RRTD bằng các mô hình nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bủ RRTD và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với từng khách hàng cụ thể, đồng thời để trích lập dự phòng RRTD.
Mô hình sử dụng để đo lường RRTD gồm hai loại: Mô hình định tính và mô hình lượng hóa. Tùy thuộc và tình hình thực tế của mỗi ngân hàng mà các ngân hàng có thể sử dụng một trong hai loại mô hình hoặc đồng thời sử dụng cả hai.
Các bước trong đo lường rủi ro tín dụng như sau: - Bước 1: Nhập liệu, phân tích các chỉ số phi tài chính. - Bước 2: Nhập liệu, phân tích các chỉ số tài chính.
- Bước 3: Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hoặc các mô hình để lượng hóa
RRTD đối với mỗi khoản cấp tín dụng.
1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược và những quá trình để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.
Các bước trong kiểm soát RRTD bao gồm: - Bước 1: Đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng. - Bước 2: Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD. - Bước 3: Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng.
- Bước 4: Thiết lập hệ thống báo cáo và kiểm soát hoạt động QTRRTD thường xuyên và đột xuất giữa các các đơn vị: Đơn vị kinh doanh đến các đơn vị nghiệp vụ của HO, từ các khối nghiệp vụ của HO đến Ban điều hành, và từ Ban điều hành đến Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
Các kỹ thuật kiểm soát RRTD gồm:
- Né tránh rủi ro: là biện pháp ngân hàng sử dụng chủ động tránh né rủi ro trước khi rủi ro xảy ra hoặc NHTM tìm cách loại bỏ các nguyên nhân chính có thể gây ra RRTD.
- Ngăn ngừa tổn thất: tìm cách giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
- Giảm thiểu tổn thất: là các biện pháp xử lý sau khi rủi ro xảy ra nhằm giảm tới mức thấp nhất tổn thất do rủi ro gây ra.
- Chuyển giao kiểm soát rủi ro.
- Đa dạng hóa: các sản phẩm trong ngân hàng để phân tán rủi ro.
1.2.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng (Tài trợ rủi ro tín dụng)
rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng. Các bước trong xử lý RRTD như sau:
- Bước 1: Xử lý RRTD đối với các tổn thất đã được lường trước: NHTM có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng RRTD đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp tổn thất hoặc sử dụng các công cụ phái sinh như: hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro hoặc chứng khoán hóa các khoản vay.
- Bước 2: Áp dụng các biện pháp để tài trợ rủi ro, gồm: Xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro, bán nợ gồm bán nợ tham gia và chuyển nhượng nợ,...
- Bước 3: Xử lý RRTD đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro: Ngân hàng phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp.
- Bước 4: Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro: Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng các nhóm nợ
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN, thì các nhóm nợ được phân chia như sau:
- Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3-Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh
giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4- Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Cách xác định chỉ tiêu:
Tổng dir nợ của nhóm nợ i
Tvtrono nhóm nợ í — ---——— ---—
Tổng dỉỉ nợ
Y nghĩa: Tỷ trọng các nhóm nợ có vấn đề (nợ nhóm 2 đến nhóm 5) càng cao thì RRTD càng lớn, ngân hàng sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao.
1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) nêu trên, cụ thể được quy định theo khoản 1 điều 10 của thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN như sau:
1. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời
gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.
❖ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.
❖ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này; (ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.
Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng tín dụng yếu kém của các NHTM. Cách xác định tỷ lệ nợ xấu được đo bằng công thức như sau:
_ Tong nợ xẩu
Tỷ lệ nợ xâu = , '---* IOO %
' Tong du nợ
Y nghĩa: Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn.
Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu của NHTM dưới 3%. Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên sẽ tập trung xử lý nợ để đưa về mức an toàn dưới 3%.
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
_,,... Dụ phòng RRTD trích lập _ _
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = —;---—y--- ---— * 10ơ%
' ■ ' Tòng du nợ
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD càng tăng khi NHTM có danh mục cho vay có càng nhiều rủi ro. Tỷ lệ này thường trong khoảng 0% đến 5%. Ngoài ra, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Theo Điều 12, thông tư 02/2013/TT-NHNN, công thức tính số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ như sau):
R = max {0, (A - C) } x r ; trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
hoạt động tín dụng. Trích lập dự phòng RRTD càng cao chứng tỏ hoạt QTRRTD của ngân hàng kém an toàn và cần trích lập nhiều hơn để bù đắp lại phần RRTD có thể xảy ra. 1.2.3.4. Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro Cách xác định: . Nợxữ lý rủi TO Tv lệ nợ xử lý rủi ro = —ʒ--- ---* 100 % Tòng dư nợ
Y nghĩa: Nợ xử lý rủi ro là các khoản nợ ngân hàng cần phải xử lý và bù đắp thông qua quỹ dự phòng RRTD do không đòi được khách hàng. Do đó tỷ lệ nợ xử lý rủi ro càng cao thì công tác quản lý RRTD của NHTM càng yếu kém. Thông thường, tỷ lệ này ở mức an toàn không vượt quá 2%.