Giải pháp về kiểm soát Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1283 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 90)

3.3.3.1. Quản lý, giám sát danh mục cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng truyền thống vấn là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho

OceanBank nhưng luôn tiềm ẩn những rủi ro vì không phân loại từng khoản cấp tín dụng

cũng như rủi ro của từng khoản vay để đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro kịp thời. Chính

vì vậy, việc phát triển các sản phẩm tín dụng mới, đa dạng hóa danh mục cấp tín

dụng nhất

là các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại (phát hành thẻ tín dụng quốc tế, bao thanh

toán,...) là cần thiết nhằm cơ cấu lại dư nợ tín dụng, đa dạng hóa danh mục cho vay góp

phần giảm thiểu và kiểm soát tốt hơn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Mục tiêu hướng tới trong hoạt động tín dụng của OceanBank là xây dựng được một danh mục cấp tín dụng an toàn, hiệu quả. Cơ cấu dư nợ tín dụng phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Cơ cấu dư nợ tín dụng phải được rà soát chặt chẽ và có báo cáo thường xuyên để phân tích xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro trong hoạt động có thể xảy ra để tìm ra các biệp pháp có thể áp dụng đề phòng ngừa rủi ro.

Do sự thay đổi của môi trường kinh doanh, thay đổi của chính sách Nhà nước hay sự biến động của bản thân doanh nghiệp và của nội tại của OceanBank, OceanBank nên thực hiện điều chỉnh cơ cấu dư nợ tín dụng một cách kịp thời, hợp lý nhằm sự cân đối danh mục giữa các khoản vay có độ rủi ro cao và khoản vay có sự rủi ro thấp tạo ra sự tăng trưởng tín dụng hợp lý và điều tiết được rủi ro hợp lý theo sự thay đổi của nền kinh tế.

3.3.3.2. Kiểm soát chặt chẽ trong các giai đoạn trước, trong và sau cho vay

dụng vốn vay là rất quan trọng đối với chất lượng của khoản cấp tín dụng và khả năng trả nợ của một khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của OceanBank, các cán bộ tín dụng đa phần chỉ chú ý đến công tác kiểm tra phương án vay vốn và thẩm định khách hàng trước khi cho vay chứ chưa chú trọng đến việc kiểm tra khoản vay sau khi cấp tín dụng. Dan tới việc các cán bộ tín dụng không chủ động trong việc giám sát khoản cấp tín dụng cũng như tình trạng trả nợ của khách hàng.

Để khắc phục tình trạng này, OceanBank cần quản lý chặt chẽ trong việc giám sát các khoản vay sau cấp tín dụng. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành thường xuyên ba tháng một lần đối với các khoản vay trong hạn và một tháng một lần đối với các khoản vay bắt đầu quá hạn. Trong trường hợp khoản vay phức tạp thì cần phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn để luôn chủ động trong việc nắm bắt tình trạng sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Kịp thời đưa ra các phương án phòng ngừa RRTD khi cần thiết. Việt kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng cũng cần có chuyên viên thuộc bộ phận thẩm định và bộ phận VHTD đi cùng để tăng độ tin cậy trong biên bản kiêm tra sau cấp tín dụng.

Sau khi hoàn thành dự án/ phương án vay vốn, các bộ tín dụng quản lý khoản vay cần kiểm tra, giám sát diễn biến về tình hình kinh doanh, nguồn tiền, thu nhập của bên được cấp tín dụng để đôn đốc hoàn thành nghĩa vụ đúng kỳ hạn. Trong trường hợp Khách hàng gặp khó khăn về tài chính thì cán bộ tín dụng có nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn đễn tình trạng khó khăn về tài chính của Khách hàng. Để từ đó đưa ra phương án gia hạn nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn về tài chính tạm thời hoặc thu hồi nợ, thanh lý tài sản bảo đảm nếu tình trạng khó khăn tài chính của Khách hàng không thể khắc phục được.

Việc kiểm soát chặt chẽ giai đoạn sau khi cấp tín dụng sẽ giúp OceanBank cập nhật thông tin thường xuyên của Khách hàng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

3.3.3.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả của việc kiểm soát RRTD phụ

thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và thái độ của cán bộ nhân viên tham gia vào quy trình QTRRTD. Do vậy, để nâng cao khả năng kiểm soát và hạn chế RRTD, OceanBank nên tiếp tục tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong thời gian tới. Ngoài ra, OceanBank nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực đi đạo tạo tập trung dài hạn tại các trường học, trung tâm đào tạo nghiệp vụ trong và/hoặc ngoài nước để nâng cao khả năng quản lý và khả năng chuyên môn nói chung, và kiểm soát RRTD nói riêng.

Cán bộ tín dụng tại các ĐVCTD là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các công việc trong việc thu thập hồ sơ và thẩm định ban đầu khoản cấp tín dụng, cán bộ tín dụng có vai trò quyết định sự thành công của hoạt động tín dụng ngân hàng. Năng lực chuyên môn, bản lĩnh kinh doanh và sự nhạy bén trong công việc của cán bộ tín dụng càng cao hoạt động tín dụng ngân hàng càng hiệu quả. Ngoài ra, vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như ngân hàng không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ rất có thể dẫn đến nguy cơ cán bộ tín dụng làm sai hồ sơ tín dụng hay thực hiện sai quy trình tín dụng vì lợi ích cá nhân. Cụ thể như sau:

Chú trọng phát triển năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng toàn diện: đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác; thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh một cách khoa học (thời gian và chính xác), thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay đúng quy trình chế độ xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay; vấn đề tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh để hạn chế những rủi ro; nắm bắt cập nhật được nhiều thông tin về các lĩnh vực.

Nâng cao bản lĩnh kinh doanh của cán bộ tín dụng, khả năng giao tiếp với khách hàng, khả năng nắm bắt thông tin để hạn chế RRTD.

Tạo môi trường làm việc chủ động để cán bộ tín dụng có cơ hội cống hiến tư duy nghề nghiệp và phát huy hết năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao với thời gian hợp lý.

để thu thập nhiều thông tin cần thiết đánh giá đúng thực chất về môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương nơi ngân hàng phục vụ tín dụng.

Thực hiện rà soát, đánh giá phân loại cán bộ tín dụng để kịp thời phát hiện những thiếu sót về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng, để có hướng đào tạo bổ sung. Đồng thời thực hiện luân chuyển trong việc quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng để giảm thiểu rủi ro đạo đức và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng tiếp xúc với nhiều nhóm khách hàng khác nhau, từ đó nâng cao khả năng xử lý công việc.

Sau thời kỳ khủng khoảng xảy ra cuối năm 2014, OceanBank đã bị “chảy máu chất xám” nhất là đối với các cán bộ cao cấp có trình độ quản lý và nghiệp vụ cao. Vì vậy, OceanBank cũng cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự tốt nhằm thu hút được nhân tài cũng như giúp cho các cán bộ nhân viên cũ có thể tập trung làm việc đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu 1283 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w