tín dụng tại OceanBank
2.5.3.1. Những hạn chế trong quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank
Mặc dù đã đạt được những kết quả tốt kể từ sau khi OceanBank thay đổi mô hình hoạt động, nhưng quy trình QTRRTD tại OceanBank vẫn bộc lộ các hạn chế chưa thể giải quyết được, cụ thể như sau:
❖ Thứ nhất, quy trình QTRRTD còn nhiều bất cập, thường xuyên sửa đổi bổ sung và chưa hoàn chỉnh.
Với nỗ lực hoàn thiện quy trình QTRRTD và quy trình cấp tín dụng, OceanBank đã thay thế quy trình cấp tín dụng cũ bằng quy trình mới dựa trên quy
trình của VietinBank. Tuy nhiên việc áp dụng vào bộ máy OceanBank một quy trình hoàn toàn mới trong thời gian ngắn sẽ chưa phát huy được hiệu quả và chưa phù hợp với tình hình thực trạng tại OceanBank nên thường xuyên phải sửa đổi bổ sung.
❖ Thứ hai, nội dung trong quy trình QTRRTD chưa rõ ràng, nhiều bước trong
quy trình sao chép máy móc từ các ngân hàng khác và không có hướng dẫn cụ thể Trong quy trình QTRRTD của OceanBank hiện tại rất dài và rườm rà, nhiều nội dung không rõ ý do việc sao chép máy móc từ các ngân hàng khác do đó khi áp dụng vào thực tế tình hình của OceanBank thì không thực hiện được.
❖ Thứ ba, quy trình QTRRTD không phù hợp với tình hình nhân sự hiện tại Nhiều bước trong quy trình QTRRTD không có phòng ban hoặc nhân sự nào đảm nhiệm. Cụ thể trong hoạt động đo lường RRTD: Theo quy trình QTRRTD tại OceanBank, phòng QTRRTD sẽ thực hiện công tác đo lường, dự báo và báo cáo RRTD lên ban điều hành. Tuy nhiên, theo phân công nhiệm vụ phòng QTRRTD mới dừng lại ở hoạt động QTRRTD theo danh mục và báo cáo lên Ban điều hành hàng kỳ
hiện trạng tín dụng tại các ĐVCTD. Phòng QTRRTD chưa có những phân tích, dự báo
hiện trạng các ngành nghề kinh doanh trong DMTD của OceanBank và chưa có những
cảnh báo RRTD sớm để các ĐVCTD có thể hạn chế RRTD phát sinh tại đơn vị.
❖ Thứ tư, phân công nhiệm vụ của các đơn vị tham gia vào quy trình QTRRTD chồng chéo và không thống nhất về định hướng cấp tín dụng.
Việc tổ chức bộ máy hoạt động của OceanBank vẫn không có gì thay đổi so với thời kỳ trước cơ cấu, do đó có nhiều phòng ban cùng tham gia vào một bước trong quy trình QTRRTD của OceanBank dẫn tới việc chồng chéo. Nhất là đối với Khối Khách hàng bán lẻ và Khách hàng doanh nghiệp khi cùng kiểm soát ngành dọc trong bước kiểm soát rủi ro, tuy nhiên định hướng tín dụng của hai đơn vị lại trái ngược nhau, Khối bán lẻ thì tập trung cho vay tiêu dùng và mua nhà trong khi đó Khối doanh nghiệp tập trung vào các dự án có giá trị lớn.
2.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế trong quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank
- Xây dựng danh mục đầu tư tín dụng chưa hợp lý. OceanBank chưa xây dựng được danh mục đầu tư tín dụng hợp lý đối với nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng bán lẻ do chưa có định hướng phát triển tín dụng rõ ràng trong thời gian từ sau khi cơ cấu ngân hàng.
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ. Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ thường xuyên kiểm tra hoạt động cấp tín dụng tại các ĐVCTD. Tuy nhiên các bộ phận trên chưa thực nghiêm chỉnh chức năng nhiệm vụ của mình, còn tình trạng châm trước và bỏ qua các lỗi như thiếu hồ sơ hay khách hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo phê duyệt.
- Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay tại các ĐVCTD còn kém. Khả năng thẩm định tín dụng của ĐVCTD còn nhiều hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng. Việc thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án cấp tín dụng phần lớn dựa trên giấy tờ, vẫn còn hạn chế các công tác điều tra thực tế thị trường. Ngoài ra, do yếu tố cạnh tranh nên đôi khi ĐVCTD quyết định cấp tín dụng vội vàng, chưa qua thẩm định kỹ lưỡng. Hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cho vay vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chưa kịp thời phát hiện ra những vấn đề trong sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Trình độ chuyên môn của Cán bộ tín dụng. Hiện nay, đa số cán bộ tín dụng của OceanBank còn khá trẻ nên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá khách hàng và xử lý các tình huống phát sinh. Bên cạnh đó, số lượng Cán bộ tín dụng của ĐVCTD hạn chế, cán bộ tín dụng phải làm việc đa năng, không chuyên sâu nên thiếu sự tập trung vào từng khâu của quy trình tín dụng. Việc OceanBank bị hạn chế cấp tín dụng cho một số đối tượng và lĩnh vực tín dụng cũng khiến các cán bộ tín dụng tại OceanBank thiếu kinh nghiệm thực tế.
❖ Các nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân môi trường tài chính, ngân hàng không minh bạch. Tình hình môi trường tài chính, ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 gặp nhiều bất ổn, cụ thể đã có 3 ngân hàng đã bị âm vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ và bị mua lại 0 đồng trong năm 2014 và năm 2015. Ngoài ra một số ngân
hàng khác như EximBank, Sacombank và DongABank đều đã bộ lộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh và cụ thể là hoạt động tín dụng nên đã được NHNN cử cán bộ đến hỗ trợ điều hành. Cũng trong thời gian này, hàng loạt các chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và các cán bộ cao cấp tại các ngân hàng Việt Nam bị bắt giữ. Đây là hậu quả của việc không minh bạch tài chính của các NHTM trong thời gian qua.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật. Hiện nay, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật Đất đai, ... và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đều có liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm và nhiều chông chéo gây khó khăn cho các ngân hàng. Cụ thể, theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng thì phần lớn khách hàng vi phạm đều không tự nguyện giao tài sản để Ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà hầu hết, phương án mà Ngân hàng phải sử dụng đó là kiện ra tòa. Thời gian từ ngày nhận đơn kiện đến khi thi hành án theo quy định tối đa là 7 tháng đối với các vụ kiến liên quan tới kinh doanh thương mại, và 10 tháng đối với vụ án dân sự. Trong thực tế, thời gian kiện có thể còn kéo dài lâu hơn, gây mất thời gian, tiền bạc và công sức của bên khởi kiện.
- Sự thanh tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN. Với số lượng Ngân hàng nhiều như hiện nay thì NHNN chủ yếu chỉ thực hiện thanh tra thực tế tại một số ít các Ngân hàng, phần lớn là giám sát từ xa dựa trên các báo cáo hàng tháng, hàng quý của các Ngân hàng gửi lên. NHNN thực tế chưa ngăn chặn, phòng ngừa và đưa ra cảnh báo sớm các rủi ro đặc biệt là RRTD tại các NHTM mà chỉ xử lý khi RRTD đã phát sinh. Lực lượng thanh tra NHNN còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng so với số lượng Ngân hàng thực tế hiện nay.
- Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu chưa hoàn thiện. Hầu hết, các Ngân hàng cập nhập tình hình vay vốn của Khách hàng từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC). Thông tin được cung cấp từ hệ thông CIC đã trở thành một trong những dữ liệu quan trọng để thẩm định lịch sử tín dụng của Khách hàng. Tuy nhiên,
CIC vẫn chưa cung cấp được đầy đủ và hoàn thiện các thông tin từ hợp đồng tín dụng hay thể hiện tình hình tài chính, tài sản đảm bảo,... Vì vậy, thông tin được cung cấp từ CIC vẫn chưa giúp được Ngân hàng phân loại và phân tích tốt nhất tín dụng của
Khách hàng để giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định cấp tín dụng cho Khách hàng. Qua những phân tích ở trên có thể thấy, hoạt đông QTRRTD của OceanBank đã đạt được những kết quả khả quan, hệ thống và quy trình QTRRTD cũng ngày càng được hoàn thiện, tiến tới các tiêu chuẩn Basel II. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng và chất lượng chuyên viên tín dụng vẫn thấp, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động QTRRTD tại OceanBank vẫn vượt ngưỡng an toàn của các NHTM theo quy định là rất nhiều. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ sự việc liên quan đến nguyên chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm và hoạt động cấp tín dụng dưới chuẩn khiến rất nhiều khoản cấp tín dụng được xếp nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn. Yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu tốn thất và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết quy trình QTRRTD, phân tích đánh giá thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, tác giả đưa ra các giải pháp để xây dựng quy trình QTRRTD tại OceanBank giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 như sau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ngân hàng thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương sau khi cơ cấu là một ngân hàng đang hồi phục dần để lấy lại vị thế trong môi trường cạnh tranh của ngành ngân hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố nguồn lực khác cho thấy rủi ro tín dụng đang trong tầm kiểm soát và hoàn toàn có khả năng áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện nay để thích nghi với môi trường kinh doanh mới.
Các nhân tố làm phát sinh rủi ro tín dụng đã phản ánh thực trạng công tác QTRR tại NHTM Trách nhiệm hữu hạn MTV Đại Dương với bốn bước như sau: Nhận diện RRTD - Đo lường RRTD bằng các mô hình - Kiểm soát RRTD - Xử lý RRTD hay tài trợ RRTD. Nhằm đánh giá được hiệu quả công tác QTRR, khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh và QTRRTD tại NHTM Trách nhiệm hữu hạn MTV Đại Dương. Đây chính là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp, những kiến nghị trong công tác QTRRTD tại NHTM Trách nhiệm hữu hạn MTV Đại Dương nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Chương 3 tác giả sẽ đề cập đến biện pháp tăng cường QTRRTD mà tác giả cho là thiết thực để công tác QTRRTD đạt hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG