Giải pháp nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1283 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 83)

3.3.1.1. Xây dựng chính sách Quản trị rủi ro tín dụng phù hợp

Để đảm bảo hoạt động QTRRTD của OceanBank đi theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro. Chính sách tín dụng của Chi nhánh phải được xây dựng và thực thi theo những giải pháp sau đây:

Thứ nhất, xác định thị trường, đối tượng khách hàng và các lĩnh vực mục tiêu cấp tín dụng trong từng thời kỳ

Căn cứ tho tình hình kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển, tiềm lực tài chính và rủi ro của các ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn đơn vị, OceanBank cần phân tích thị trường mục tiêu theo xu hướng phát triển của nền kinh tế để đưa ra các đối tượng khách hàng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng phát triển tín dụng theo các tiêu chí sau:

- Theo ngành, nghề hoặc sản phẩm mũi nhọn.

- Theo tình hình kinh doanh, thói quen kinh doanh từng địa phương. - Theo đối tượng khách hàng.

- Lựa chọn các loại hình tín dụng và sản phẩm tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ.

Thứ hai, nghiên cứu, xây dựng các giới hạn tín dụng an toàn trong hoạt động tín dụng

❖ Giới hạn cấp tín dụng an toàn cho các ĐVCTD

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và định hướng của NHNN, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, OceanBank cần đưa ra các giới hạn tín dụng càn thiết để phát triển các ĐVCTD trong từng thời kỳ như sau:

- Giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng - Giới hạn dư nợ trên tổng tài sản có rủi ro

- Giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

- Danh mục các ngành nghề lĩnh vực cho vay, hạn chế cho vay và không cho vay. Các điều kiện đặc biệt đối với từng loại hình kinh doanh.

❖ Giới hạn tín dụng đối với từng ngành nghề, sản phẩm

Dựa trên cơ sở phân tích, báo cáo về nhận định xu hướng phát triển, nhu cầu vốn và mức độ rủi ro của các ngành nghề kinh doanh trong địa bàn của ĐVCTD để từ

đó đưa ra các sản phẩm cho phù hợp, giảm thiểu rủi do tín dụng. Từ đó sẽ xây dựng nên các điều kiện về giới hạn cấp tín dụng phù hợp đối với từng ngành nghề, lĩnh vực

kinh doanh trên địa bàn và phù hợp với từng thời kỳ kinh tế, cụ thể như sau: - Giới hạn tín dụng đối với ngành, nghề, sản phẩm cho vay.

- Giới hạn tín dụng đối với các địa phương trọng điểm trên địa bàn của các ĐVCTD.

❖ Giới hạn tín dụng đối với từng loại Khách hàng

Căn cứ theo điều 126 và điều 127 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định của OceanBank, việc cấp tín dụng cho từng loại Khách hàng và nhóm Khách hàng có liên quan theo giới hạn tín dụng đã quy định.

Thứ ba, xây dựng chính sách khách hàng hơp lý

Các ĐVCTD phải tuân thủ theo chính sách khách của OceanBank và pháp luật

trong từng thời kỳ. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị cũng phải phân loại

các khách hàng để có chính sách áp dụng đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng theo hướng ưu đãi đối với khách hàng được xếp loại tốt và ngược lại.

Thứ tư, tuân thủ các chính sách về tài sản đảm bảo tiền vay

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, việc tuân thủ các chính sách về đảm bảo tiền vay theo quy định của OceanBank và pháp luật là điều cực kỳ quan trọng. OceanBank cần tuân thủ các quy định về đảm bảo tiền vay bao gồm một số nội dung quan trọng sau:

- Giới hạn về các loại tài sản được nhận là tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng.

- Các tài liệu pháp lý liên quan tới tài sản bảo đảm theo quy định.

- Quy định về định giá và kiểm tra giám sát, định giá tài sản đảm bảo hàng kỳ

3.3.1.2. Phát triển hệ thống thông tin tín dụng nội bộ

Thưc hiện khai thác thông tin tín dụng từ CIC và các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng.Tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các ĐVCTD tạo điều kiện trong việc thu thập thông tin khách hàng cấp tín dụng một cách toàn diện. Ngoài ra bộ phận QTRRTD cần nghiên cứu, phân tích thương xuyên diễn biến thị trường để từ đó đưa ra dự báo và cảnh báo cho các ĐVCTD kịp thời.

Hệ thống thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc QTRRTD. Hệ thống thông tin phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng cũng như thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho các cán bộ tín dụng cũng như cấp lãnh đạo nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng và kịp thời đưa ra các phương án hợp lý.

Thiết lập chế độ báo cáo thường xuyên tình hình cấp tín dụng đối với các khách hàng cũng rất cần thiết. Nếu thiết lập được chế độ báo cáo thường xuyên thì các cấp lãnh đạo sẽ biết được sự xát xao đối với khoản vay của cán bộ tín dụng và tình hình các khoản vay và các đề xuất của khách hàng.

Trong công tác quản lý RRTD, các số liệu phản ánh trung thực và kịp tời tình trạng

chất lượng tín dụng của toàn hệ thống để từ đó Ban điều hành và lãnh đạo các đơn vị có

những chỉ đạo sát sao, phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường. Vì vậy,

việc nâng cấp công nghệ thông tin trong Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc

cập nhập thông tin dữ liệu từ hệ thống, hệ thống và giám sát khoản vay.

Một phần của tài liệu 1283 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w