Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 42)

Công tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu nhận biết và cảnh báo rủi ro, đến đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Bên cạnh đó Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hợp lý và hiệu quả cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.

1.2.2.1. Nhận biết và cảnh báo rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần có một hệ thống để nhận biết và cảnh báo rủi ro tín dụng.

Ở cấp độ từng giao dịch, dấu hiệu cho thấy rủi ro có thể dựa trên theo dõi, quản lý các khách hàng vay vốn. Một doanh nghiệp có nguy cơ không hoàn trả

đáng báo động về nguồn tiền.

❖ Giai đoạn khó khăn - một công ty gặp khó khăn về nguồn tiền thường có các biểu hiện như: Cắt giảm toàn bộ chi phí nguồn vốn, không trả được lương,

thưởng cho nhân viên, không trả cổ tức cho cổ đông, cho ngừng hoạt động

một số

nhà máy, bán một số tài sản không thiết yếu, hay việc quản trị nguồn tiền

được ưu

tiên hàng đầu.

❖ Giai đoạn khủng hoảng - đây thực sự là một giai đoạn sống còn của một công ty, là giai đoạn có thể quyết định công ty hoặc là tồn tại, hoặc là phá sản.

Những dấu hiệu

cho thấy sự khủng hoảng như: bán một phần tài sản của công ty, bán một số

công ty con

của công ty, tạm ngừng sản xuất, có sự thay đổi lớn trong bộ máy quản trị,

những nhân

viên chủ chốt xin nghỉ việc, không trả được nợ ngân hàng, các cam kết ràng

buộc trong

hợp đồng vay bị phá vỡ, không đóng thuế...

❖ Ngoài ra còn một số dấu hiệu khi giao dịch với ngân hàng như: - Việc trì hoãn nộp các BCTC

- Chậm trễ trong việc dàn xếp cán bộ ngân hàng đến viếng thăm công ty. Sự suy giảm mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng, như mất đi bầu không

khí tin cậy và hợp tác.

- Số dư tài khoàn tiền gửi giảm sút, thường xuyên xuất hiện séc rút quá số dư, hoặc bị trả lại.

- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi. - Mức độ vay thường xuyên gia tăng

- Dấu hiệu rủi ro ngành: ngành có dấu hiệu rủi ro cao nhu bất động sản, thép.. .vì vậy Ngân hàng cần phải có những chính sách siết chặt hoạt động

cho vay

hoặc giám sát chặt chẽ khách hàng vay vốn ở những ngành này.

- Dấu hiệu rủi ro của danh mục tín dụng: tập trung du nợ vào một ngành, lĩnh vực, một số ít KH cao; tỉ lệ nợ quá hạn tăng đột biến.

1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo luờng rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để luợng hóa mức độ rủi ro cũng nhu biết đuợc xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng, từ đó ra quyết định cấp tín dụng một cách đúng đắn nhất. Nếu việc đo luờng đuợc chính xác, biết đuợc mức độ rủi ro sẽ cho phép ngân hàng chủ động trong việc theo dõi, đối phó và kiểm soát bằng những biện pháp đuợc tính toán truớc khi rủi ro xảy ra.

Có nhiều phuơng pháp đo luờng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong điều kiện hạn chế của luận văn tác giả xin trình bày một số phuơng pháp chủ yếu và phổ biến nhu sau:

(1) Đo lường rủi ro tín dụng theo các chỉ số rủi ro

Các tác động của rủi ro tín dụng đuợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu nhu:

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Theo thông tu số 02/2013/TT-NHNN định nghĩa, ‘ ‘ Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”.

Nợ quá hạn thuờng là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng nợ quá hạn là không thể tránh khỏi nhung nếu nợ quá hạn vuợt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho ngân hàng và gây rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng du nợ là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng du nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng du nợ nhu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ) x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh số tương đối giữa dư nợ mà ngân hàng không thu hồi đúng hạn

và tổng số nợ mà ngân hàng đã cho vay. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro

càng cao.Vì nợ quá hạn là không thể tránh khỏi đối với mọi ngân hàng, do đó mỗi ngân

hàng thương mại sẽ có một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi là giới hạn an toàn. Khi

tỷ lệ này vượt quá giới hạn đó chứng tỏ hoạt động tín dụng còn yếu kém và ngân hàng

cần có các biện pháp kịp thời để đưa tỷ lệ này về dưới mức an toàn.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Khoản 8, điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN giải thích ‘ ‘ Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại

“Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”.

Công thức tính tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ như sau:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ * 100%

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho biết trong 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu, hay nói các khác là tỷ lệ phần trăm nợ khó đòi trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Đây là tỷ lệ phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại. Tỷ lệ càng cao thì khả năng rủi ro càng lớn, ngân hàng càng có nguy cơ có những khoản nợ không thể thu hồi. Dựa vào tỷ lệ này các ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro mình gặp phải và có những biện pháp để giảm thiểu tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ mất vốn so với tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ mất vốn = (Dư nợ mất vốn/Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ

Lãi treo là khoản lãi đã quá hạn mà TCTD chưa thu hồi được như vậy lãi treo biểu hiện sự suy yếu về khả năng chi trả của khách hàng, tỷ lệ này càng lớn cho thấy mức độ rủi ro tín dụng càng cao. Công thức tính:

Tỷ lệ lãi treo = (Tổng lãi treo/Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo so với tổng dư nợ

Như ta đã biết tài sản đảm bảo là cơ sở cuối cùng cho các TCTD khi khoản vay

xảy ra rủi ro do đó tỷ lệ này càng lớn cho thấy mức độ tổn thất của TCTD càng nhỏ.

Tỷ lệ cho vay có TSĐB = (Dư nợ cho vay có TSĐB/Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập cuối kỳ so với tổng dư nợ

Là khoản tiền dự phòng của ngân hàng cho những tổn thất không mong muốn có thể xảy ra . Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt. Công thức:

Tỷ lệ DPRR đã trích lập cuối kỳ so với tổng dư nợ = (DPRR đã trích lập cuối kỳ/Tổng dư nợ) x 100%.

Các tỷ lệ trên đều cho thấy mức độ rủi ro và khả năng xảy ra tổn thất trong tương lai từ các khoản cho vay của TCTD tuy nhiên chưa phản ánh được mức độ tổn thất của TCTD trong quá khứ. Để xem xét mức độ tổn thất của TCTD trong quá khứ ta sử dụng các chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ theo dõi ngoại bảng so với tổng dư nợ

Nợ ngoại bảng là các khoản nợ đã được xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán ở các tài khoản ngoại bảng để theo dõi. Thông thường các khoản sau khi đã sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ như phát mãi tài sản đảm bảo.. .nếu vẫn chưa đủ thì sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp và khoản nợ này được hạch toán ra tài khoản ngoại bảng. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy mức độ tổn thất trước đây của TCTD càng lớn.

Tỷ lệ bù đắp rủi ro = (Dự phòng rủi ro đã bù đắp/Tổng dư nợ) x 100%

Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn

cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mô hình đo lường Rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk). Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất

tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho

trước (thường được gọi là độ tin cậy). Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của

một danh mục tín dụng có thể phân chia thành 2 loại là (i) Khoản tổn thất dự tính được

(Tổn thất trong dự tính) - EL và (ii) Khoản tổn thất không dự tính được (Tổn thất ngoài

dự tính) - UL.

Ngân hàng có thể xác định được tổn thất dự kiến đối với mỗi món cho vay như sau:

EL = PD x EAD x LGD

Trong đó:

- EL (Expected Lost): Tổn thất có thể ước tính.

- PD (Probability of Default): Xác suất khách hàng không trả được nợ. Cơ sở của xác xuất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách

hàng, gồm

các khoản đã trả, các khoản trong hạn và khoản nợ không thu hồi được.

- EAD (Exposur at Default): Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

EAD = Dư nợ ước tính x LEQ x Hạn mức tín dụng chưa được sử dụng bình quân.

LGD (Lost Given Default): Tỷ trọng tổn thất ước tính. Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD bao gồm cả các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: Chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi) / EAD

Số tiền thu hồi là các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể bằng 100% trừ đi tỷ lệ vốn thu được.

Có ba phương pháp chính để tính LGD:

Market LGD: Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó sau một thời gian ngắn sau khi nó bị xếp vào hạng không trả được nợ.

Workout LGD: Ngân hàng sẽ ước tính các nguồn tiền trong tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này.

Implited Market LGD: Xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Ưu điểm: Tính toán được xác xuất vỡ nợ của khách hàng, dự kiến tổn thất của một món vay.

Nhược điểm: Số liệu thu thập nhiều và phức tạp, mỗi món vay đều phải tính toán, chấm điểm.

* Tổn thất ngoài dự kiến (UL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng không/chưa được ngân hàng dự tính được trước.

Hàm số hệ số rủi ro được sử dụng làm cơ sở tính toán nhu cầu vốn cần thiết cho các thiệt hại không mong đợi (UL). Ngân hàng tính được tổn thất dự kiến (EL) càng chính xác thì khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến (UL) càng nhỏ.

Nguồn bù đắp cho UL chính là vốn tối thiểu của ngân hàng. Trong phương pháp F-IRB, độ tin cậy yêu cầu là 99,9%, nghĩa là có 0,1% xác suất vốn tự có của

ngân hàng sẽ không đủ bù đắp tổn thất ngoài dự kiến (UL) và lúc này ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

1.2.2.3. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

(1) Xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách, quy trình, hạn mức tín dụng nhằm quản trị rủi ro tín dụng

Khẩu vị RRTD là khả năng sẵn sàng chấp nhận RRTD của ngân hàng trên cơ sở có sự tính toán, cân đối giữa rủi ro, lợi nhuận để đảm bảo ngân hàng có thể đạt lợi nhuận cao nhất. Xác định khẩu vị rủi ro được coi là vấn đề có ý nghĩa quyết định cả quá trình và kết quả quản trị RRTD của một ngân hàng. Khi xác định khẩu vị RRTD, ngân hàng tính đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng, kỳ vọng của cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích liên quan khác.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng chặt chẽ, an toàn và hiệu quả, phân loại khách hàng trước khi cho vay vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh của mỗi NHTM. Chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dựng trên cơ sở khẩu vị rủi ro được các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn. Chính sách tín dụng có thể được hiểu là toàn bộ cương lĩnh của một ngân hàng, là một hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng trong việc thực hiện việc cho vay. Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền. Một chính sách tín dụng phù hợp, chặt chẽ là kim chỉ nam cho các cán bộ tín dụng thực hiện triển khai các mục tiêu đề ra một cách lành mạnh, an toàn, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng ngoài ý muốn cho ngân hàng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không phù hợp, lỏng lẻo, sẽ dẫn tới các cán bộ tín dụng mù mờ, không có định hướng rõ ràng, thậm chí là luồn lách để đạt được các mục tiêu mà họ theo đuổi. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng nhu các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng đuợc huởng lợi các sản phẩm cũng nhu hạn mức tín dụng nhu nhau.

Đồng thời, các cá nhân, đơn vị đuợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc

phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi truờng, chất luợng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng

đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của nguời đuợc ủy quyền.

(2) Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá mức độ tín nhiệm của bên nợ/công cụ nợ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng cam kết. Một hệ thống XHTD tin cậy phải phân biệt rõ khách hàng/khoản vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm rủi

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w