a. Nguồn nhân lực
Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con nguời vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con nguời lại càng quan trọng. Các phuơng tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế đuợc sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của nguời cán bộ tín dụng. Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề: chất luợng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất luợng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả luơng tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của nguời cán bộ ngân hàng. Chất luợng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển đuợc cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất luợng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất luợng tín dụng cao. Mỗi cán bộ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng nguời, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng huớng tới một mục tiêu chung là chất luợng tín
dụng ngân hàng. Cụ thể, nếu cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin khách hàng một cách chính xác, dẫn đến chất luợng tín dụng thấp, rủi ro cao. Chua kể, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Đặc biệt, cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức kém, rất dễ bị cám dỗ, gây nên những thiệt hại lớn cho ngân hàng. Trong khi công tác giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng lỏng lẻo, dẫn đến không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.
Do vậy, một ngân hàng với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ năng lực cao, tu cách đạo đức tốt sẽ góp phần nâng cao chất luợng tín dụng và giảm bớt gánh nặng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và nguợc lại.
b. Công nghệ thông tin
Hiện nay, công nghệ thông tin là một trong những nhân tố có ảnh huởng khá nhiều đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Một ngân hàng mà ứng dụng
nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì sẽ đạt tính chính xác, độ nhanh nhạy cao trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các sai sót. Ví dụ nhu thông tin về khách hàng cập nhật
hơn, đầy đủ hơn, đặc biệt là công tác chấm điểm khách hàng nếu làm tự động sẽ nhanh,
ít nhầm lẫn hơn. Ngoài ra, các cấp quản lý khi cần cũng có thể nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động tín dụng tại cơ sở nhanh nhất, chính xác nhất. Tóm lại, các ngân hàng nên đầu tu vào các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để vừa mở rộng tín dụng lại
vừa hạn chế đuợc rủi ro.
c. Môi trường chính trị - xã hội
Yếu tố chính trị và xã hội có tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế cũng nhu hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhiệm kỳ lãnh đạo của các cấp lãnh đạo
lược kinh doanh để thích ứng với các chính sách mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
tới kết quả hoạt động kinh doanh cũng như nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.
Một môi trường chính trị - xã hội ổn định là tiền đề để một nền kinh tế phát triển. Hoạt động trong môi trường chính trị - xã hội ổn định, đường lối lãnh đạo rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, đảm bảo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, một môi trường chính trị - xã hội bất ổn, đường lối lãnh đạo không đồng nhất, thay đổi liên tục, chồng chéo sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, thậm chí có thể phá sản do không thể thích ứng được với môi trường biến động, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
d. Môi trường kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Trong giai đoạn kinh tế phát triển ổn định thì rủi ro tín dụng sẽ ít hơn do thu nhập ổn định, nguồn trả nợ được duy trì. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn do đó dư thừa ứ đọng vốn, cùng với đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, khó phát triển dẫn tới gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
e. Môi trường pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.
Do đó, sự thay đổi luật pháp luôn ảnh huởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh huởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có thời hạn và đuợc ký kết truớc hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu nội dung một hợp đồng tín dụng ký kết truớc khi văn bản pháp luật ban hành mà trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì rất dễ dàng nhận lấy rủi ro. Đối với doanh nghiệp nếu bị một văn bản pháp luật chi phối các hành vi hợp đồng mà họ đã ký kết thì nhất định việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và những khó khăn này sẽ dẫn đến việc họ sẽ không trả đuợc nợ cho ngân hàng.
Môi truờng pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi truờng pháp lý đó chua hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chua đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ nhu việc phát mại tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phát mại một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải chịu, do đó tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.
Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Luật Phá sản Doanh nghiệp... Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có thể khởi kiện truớc tòa án có thẩm quyền.
Sự thay đổi những chủ chuơng chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh huởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột cũng gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết đuợc sản phẩm hay chua có phuơng án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.
f. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một nuớc đang phát triển với nông - lâm - ngu nghiệp là những ngành đóng góp thu nhập GDP quan trọng thì điều kiện khí hậu tự nhiên có vai trò và
tầm ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Khi môi trường tự nhiên có những biến đổi tiêu
cực như động đất, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh... gây thiệt hại cho sản xuất và kinh doanh thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽ không thu được vốn đã cho vay. Các
yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ. đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được. Bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thể dự tính được. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro
tín dụng xảy ra.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI - BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
1.3.1. Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Vietinbank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai Basel II sớm và chủ động. Hiện nay Vietinbank cũng là ngân hàng đạt những kết quả đáng ghi nhận về việc triển khai Basel II. Sau khi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Vietinbank đã có chủ trương đổi mới toàn diện hệ thống quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD theo hướng phù hợp với chuẩn mực Basel II. Để hiện thực hóa chủ trương này, năm 2009 Ban lãnh đạo Vietinbank đã giao cho 1 nhóm cán bộ được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài tập trung nghiên cứu phương pháp luận quản trị RRTD theo Basel II. Đồng thời xây dựng và triển khai dự án tổng thể hiện đại hóa công nghệ thông tin giai đoạn 2010-2015 với 15 dự án về công nghệ. Trong đó có thể kể đến các dự án gắn liền với việc hoàn thiện quản trị RRTD theo Basel II: dự án thay thế core- banking, dự án kho dữ liệu doanh nghiệp, dự án quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.
cơ chế quản lý RRTD song song với việc thực hiện mô hình quản lý rủi ro tập trung. - Đổi mới mô hình cấp tín dụng: tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng và
đánh giá, quản lý TSBĐ, chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cuờng kiểm
soát RRTD.
- Ký hợp đồng với công ty CMCSoft để mua phần mềm thống kê hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mô hình đo luờng RRTD theo Basel II.
- Ký hợp đồng với công ty Ernst & Young Singapore tu vấn xây dựng hệ thống quản lý RRTD của Vietinbank để xây dựng mô hình đo luờng các chỉ tiêu
PD, EAD, LGD cho khách hàng cá nhân, hỗ trợ mua sắm công nghệ cũng
nhu hệ
thống giải pháp quản trị RRTD toàn diện.
Năm 2013, 2014 với sự hỗ trợ đắc lực của hai đối tác chiến luợc là Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) của Nhật Bản và Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Vietinbank tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD:
- Thành lập Khối kinh doanh vốn và Thị truờng, Khối bán lẻ và Khối Khách hàng Doanh nghiệp, quản lý hoạt động tín dụng theo chiều dọc từ Hội sở
Chính đến
từng Chi nhánh.
- Xây dựng thành công Khung quản lý rủi ro theo huớng tuân thủ Basel II - Triển khai dự án thay thế core-banking, hoàn tất vào tháng 3/2016 và triển
khai dự án Kho dữ liệu doanh nghiệp.
Năm 2014, Vietinbank tiến hành xây dựng lộ trình triển khai Basel II đến năm 2018: Tháng 6/2014 hoàn thành dự án phân tích thực trạng và lập kế hoạch Basel II; Tháng 9/2014 ký hợp đồng với Ernst & Young để xây dựng lộ trình triển khai Basel II và chính thức triển khai Basel II.
Hiện nay Vietinbank đang tích cực hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống XHTDNB, tổ chức các đợt khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm Basel II với các NHTM lớn tại Đức và Mỹ, nội dung cơ bản bao gồm: đo luờng vốn, hoàn thiện dữ liệu và công nghệ, mô hình quản trị RRTD.
(HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không ‘ ‘rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về
quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB
Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ ‘ ‘ kiểm soát” sang ‘ ‘ hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.
1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Một trong những thách thức mà nhiều ngân hàng gặp phải khi triển khai Basel II là đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu. Ở khía cạnh này, lãnh đạo VPBank cho biết, ngân hàng liên tục đáp ứng rất tốt trong những năm qua. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) của VPBank trong những năm gần đây luôn cao hơn rất nhiều so với quy định 8% theo tiêu chuẩn Basel II. Kết thúc năm 2018, hệ số CAR theo tiêu chuẩn Basel II của VPBank là 11,2%.
Tuy nhiên, tỉ lệ an toàn vốn chỉ là một điều kiện buộc phải tuân theo. Lợi ích lớn hơn ngân hàng có được khi hoàn toàn tuân thủ Basel II là áp dụng những tiêu chuẩn đó vào hoạt động kinh doanh. Đi cùng với đó là mô hình quản trị rủi ro với ba vòng bảo vệ. Thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu kinh doanh, trong 3 năm qua, ngân hàng đã tập trung vào việc cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và quản trị rủi
về mức độ sử dụng vốn theo chuẩn Basel II, cũng như các đề xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng vốn, giúp giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng.
Các quyết định kinh doanh nhờ đó không chỉ dựa trên lợi nhuận, mà còn cân nhắc các yếu tố rủi ro đã được lượng hóa. Kết quả là trong bốn năm trở lại đây, VPBank luôn nằm trong nhóm ngân hàng có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất hệ thống. Hiệu suất thu lời trên từng đồng vốn cũng thuộc nhóm cao nhất thị trường.