Những yêu cầu của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

* Mô hình ra quyết định tín dụng phân tán

Mô hình ra quyết định tín dụng phân tán đuợc hiểu là công tác thẩm định khách hàng, ra quyết định tín dụng, quản lý tín dụng của ngân hàng đuợc thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Mô hình này chua tách biệt đuợc độc lập giữa ba chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp.

Ưu điểm

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản.

- Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng

- Xây dựng và triển khai mô hình ra quyết định tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.

Nhược điểm

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

- Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.

- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phuơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín

dụng dẫn

đến việc quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Phạm vi áp dụng: Đuợc thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.

1.2.3. Những yêu cầu của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng Ngânhàng hàng

thương mại

của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi vào quý 4/2003, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành. Những quy định về quản trị RRTD của Basel II bao gồm các nội dung: (i) Yêu cầu về vốn tối thiểu; (ii) Yêu cầu về phương pháp tiếp cận; (iii) Yêu cầu về xây dựng các hệ thống.

Thứ nhất, với nội dung yêu cầu về vốn tối thiểu: Basel II yêu cầu sử dụng trọng số tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản. Để đo lường mức độ rủi ro tương ứng của mỗi loại tài sản có, mỗi danh mục tài sản có của NHTM được gán một trọng số rủi ro nhất định để tính tài sản có theo mức độ rủi ro. Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn sẽ công bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các NHTM tại các nước khác nhau; đồng thời khích lệ ngân hàng nắm giữ các tài sản có thanh khoản cao. Basel II chia tài sản có của ngân hàng thành 5 nhóm với quy định một cách tương đối về trọng số rủi ro. Tổng tài sản có rủi ro của NHTM tính bằng công thức: TCRA= ∑ WiAi, trong đó: Wi là trọng số rủi ro, Ai là loại tài sản có, TCRA là tổng tài sản có theo rủi ro.

Thứ hai, với nội dung yêu cầu về phương pháp tiếp cận: Theo Basel II, ngân hàng có thể lựa chọn một trong các cách tiếp cận sau: (i) Phương pháp tiêu chuẩn; (ii) Phương pháp xếp hạng nội bộ.

Phương pháp tiêu chuẩn (SA) yêu cầu các ngân hàng phân loại các rủi ro thành các hạng mục giám sát dựa trên các đặc điểm có thể quan sát được và sau đó thiết lập trọng số rủi ro cố định theo mỗi hạng mục giám sát. Phương pháp tiêu chuẩn cho phép sử dụng đánh giá tín dụng bên ngoài để nâng cao độ nhạy cảm rủi ro so với Basel I. Nếu không có trọng số rủi ro bên ngoài, phương pháp này yêu cầu trong hầu hết trường hợp, sử dụng trọng số rủi ro 100%.

Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Ratings Basel-IRB) là phương pháp trong đó các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu. Phương pháp IRB về xác định tài sản có rủi ro dựa trên các tham số rủi ro của ngân hàng, bao gồm: PD (xác suất không trả nợ), LGD (tỷ trọng tổn thất ước tính), EAD

(rủi ro không trả nợ), M (kỳ hạn), ρ (tương quan tài sản), CI (khoảng tin cậy). IRB được chia thành hai phương pháp: (i) IRB cơ bản (FIRB) và (ii) IRB nâng cao (AIRB). Theo cả hai phương pháp FIRB và AIRB, các ngân hàng cung cấp cho cơ quan thanh tra, giám sát ước tính nội bộ về PD. Đối với các ngân hàng áp dụng phương pháp FIRB, các thông số khác sẽ được xác định bởi cơ quan thanh tra, giám sát. Các ngân hàng sử dụng phương pháp AIRB sẽ tính toán tất cả các thông số rủi ro (PD, LGD, EAD và thời hạn hiệu lực (M) bằng cách sử dụng mô hình nội bộ của họ). Khi tính PD, LGD, EAD và M, một ngân hàng có thể dựa vào dữ liệu dài hạn có được từ kinh nghiệm của họ, hoặc từ các nguồn khác bên ngoài nếu ngân hàng có thể chứng minh nguồn dữ liệu đó phù hợp với hoạt động của mình. Phương pháp cơ bản và nâng cao IRB khác nhau chủ yếu ở đầu vào được cung cấp bởi một ngân hàng dựa trên ước lượng của ngân hàng đó và dựa trên những yếu tố được các cơ quan giám sát xác định.

Thứ ba, yêu cầu về xây dựng các hệ thống: Basel II yêu cầu có một sự chuẩn hóa, hay còn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu dữ liệu thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp và hợp chuẩn dữ liệu liên quan đến hoạt động tín dụng. Một số yêu cầu đối với dữ liệu tín dụng, bao gồm: (i) Thông tin về sản phẩm: Hệ thống kiến trúc dữ liệu phải đảm bảo cung cấp được thông tin về tất cả các loại sản phẩm mà ngân hàng đang áp dụng; (ii) xây dựng dữ liệu: cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc tính toán chính xác các chỉ số xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD); (iii) dữ liệu phải cung cấp được quá trình lịch sử: dữ liệu liên quan đến rủi ro, đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng mất vốn và thu hồi nợ ngoại bảng.

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w