Bài học rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 124)

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình như sau:

Thứ nhất, ABBANK cần phân quyền xét duyệt tín dụng. Việc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia sẽ giúp

các khâu trong quản trị rủi ro cho vay của Ngân hàng đuợc thực hiện một cách khách quan. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ bảo đảm tính công bằng trong đánh giá chất luợng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng đuợc nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

Thứ hai, ABBANK nên sử dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng cho vay nội bộ và đuợc sử dụng trên toàn hệ thống

Để có tính hệ thống trong ngân hàng thì ABBANK cần xây dựng một hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng hiệu quả để toàn hệ thống ABBANK có đuợc những thông tin tín dụng hợp lý để có thể đánh giá khách hàng một cách chính xác khi quyết định cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Thứ ba, ABBANK cần có chuông trình đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tín dụng cũng nhu có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng.

Muốn thành công trong công tác QTRR tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là yếu tố con nguời. Chính vì vậy, ngân hàng cần chú trọng hôn công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tín dụng. Một cán bộ tín dụng có khả năng sẽ có thể khai thác đuợc tối đa các thông tin cần có trong quá trình thẩm định khách hàng để phục vụ cho việc ra quyết định cho vay và nguợc lại. Do vậy, ABBANK cũng cần xây dựng các khóa học cũng nhu các chuông trình đào tạo cho cán bộ tín dụng của mình.

Thứ tư, Triển khai QTRR TD theo Basel II là một quá trình với nhiều thách thức không phải NHTM nào cũng sẵn sàng vào cuộc. Vì vậy, cùng với chủ truơng, Cô quan quản lý các NHTM cần có các cuộc tiếp xúc với các NHTM nói chung và ABBANK nói riêng để khai thông tu tuởng, đánh giá sát thực tế khả năng thực hiện và kịp thời hỗ trợ giải quyết các vuớng mắc cho các ngân hàng.

Thứ năm: Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện QTRR TD theo Basel II, hệ thống các văn bản qui định và huớng dẫn thực hiện Basel II phải đuợc hoàn thiện truớc thời điểm triển khai. Thực tế tại các nuớc đã thực hiện Basel II, Cô quan giám sát Ngân hàng của các nuớc đều có sự chuẩn bị và hoàn thiện về hành

lang pháp lý về Basel II: ban hành các dự thảo, lấy ý kiến rộng rãi từ các NHTM và các bên liên quan để hoàn thiện. Các văn bản này được ban hành trước thời điểm áp dụng Basel II.

Thứ sáu: Để có sự thành công khi triển khai, đòi hỏi ABBANK phải chủ động trong công tác chuẩn bị. Các NHTM đi trước đều thành lập 1 Ủy ban triển khai Basel II chuyên biệt để thực hiện công tác chuẩn bị cũng như điều hành toàn bộ quá trình triển khai Basel II. Ủy ban này sẽ thành lập các nhóm để triển khai các dự án Basel II. Trước khi tuân thủ, các NHTM phải có một thời gian để chuẩn bị các điều kiện tối thiểu như vốn, công nghệ, nhân sự, cơ sở dữ liệu. Tùy vào nguồn lực sẵn có và mục tiêu tuân thủ Basel II mà mỗi ngân hàng phải xác định thời gian chuẩn bị phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề hết sức cơ bản về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại. Người quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng cần hiểu được rằng quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động, nhưng nói một cách cơ bản gồm một chuỗi công việc từ nhận dạng rủi ro, đo lường đánh giá rủi ro, giám sát và báo cáo rủi ro cho đến kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ

PHẦN AN BÌNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương

mại cổ phần

An Bình

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được thành lập vào năm 1993, đến nay sau hơn 25 năm phát triển, ABBANK được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định.

Hoạt động với mục tiêu chiến lược trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, ABBANK tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các điểm giao dịch, đồng thời mở rộng mạng lưới giao dịch tới các Tỉnh, Thành phố trọng điểm trên toàn quốc, qua đó, tao sự thuận tiện cho Khách hàng khi đến giao dịch tại ABBANK. Cùng với đó, chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.

Hiện nay, ABBANK đang sở hữu mạng lưới rộng khắp với 165 điểm giao dịch tại 34 tỉnh thành trọng điểm trên cả nước, tự tin phục vụ trên 600.000 Khách hàng cá nhân và hơn 20.000 Khách hàng doanh nghiệp. Vốn điều lệ đạt hơn 5.300 tỷ đồng.

Với hoạt động bền vững, hiệu quả, ABBANK thu hút được sự tham gia của các Cổ đông lớn và uy tín trong nước, nước ngoài như: Tập đoàn Geleximco - Công ty cổ phần; Ngân hàng lớn nhất Malaysia - Maybank và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới.

Trong suốt 25 năm qua, bằng nỗ lực và sự kiên trì với mục tiêu lấy sự hài lòng

mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của

ABBANK đã được khẳng định qua những ghi nhận của khách hàng và giải thưởng từ

các tổ chức đánh giá uy tín:

- Giữa tháng 8/2018, ABBANK được hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s nâng xếp hạng đối tác với Tiền gửi ngoại tệ từ B2 lên B1 và đánh giá Triển vọng

cho tiền gửi nội tệ và phát hành tiền tệ nội địa và ngoại tệ từ Tích cực (B2)

sang ôn

định (B1);

- Giải thưởng The best SME product - Sản phẩm dành cho SME tốt nhất hai năm liên tiếp (năm 2017 và năm 2018),

- Giải thưởng Fastest Growing Retail Bank Vietnam - Ngân hàng Phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam ba năm liên tiếp (năm 2016, 2017 & năm 2018), - Ngân hàng có Dịch vụ Chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam 2018 -

Best Customer Service Bank Vietnam 2018 do Global Banking and Finance Review

bình chọn; và nhiều giải thưởng uy tín khác...

Tầm nhìn

“ Trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ”.

Sứ mệnh

' “ Cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu khách hàng”.

Tôn chỉ hoạt động

Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt; Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông;

Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng;

hiệu quả cao nhất

- Trách nhiệm: Hiểu rõ và duy trì tinh thần trách nhiệm không chỉ ở bản thân và cho cả nguời khác để đạt đuợc các kết quả nhất quán với định huớng của tổ chức

- Sáng tạo có giá trị gia tăng: Luôn làm mới các giải pháp từ việc kết hợp giữa giá trị hiện có và ý tuởng mới, tiếp cận vấn đề theo huớng độc đáo, tạo

ra sự

khác biệt để gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng của ABBANK

- Thân thiện - Đồng cảm: Luôn giao tiếp chân thành, chủ động, cởi mở với nguời khác, tin tuởng và tôn trọng nguời trong và ngoài ABBANK

- Tinh thần phục vụ: Xác định và biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng thân thiết, luôn huớng tới sự hợp tác lâu dài thông qua việc chia sẻ và cung

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình

Chức năng nhiệm vụ các Khối, Phòng ban:

- Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm tổng thể về sự thành công của ngân hàng, đóng vai trò lãnh đạo và đua ra các quyết định đúng đắn để giúp ABBANK

đạt đuợc tăng truởng bền vững và hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông.

- Tổng giám đốc: là nguời điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc các chi

nhánh để

thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các

chủ truơng, chính sách của Nhà nuớc có liên quan đến hoạt động của ngân

hàng và

chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm phân

công công

việc cho các Chi nhánh, phòng ban hội sở một cách hợp lý.

- Khối kinh doanh: chức năng của khối là phát triển kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng

một cách

hiệu quả nhằm gia tăng doanh số, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.

+ Phòng Khách hàng Cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đối với các khách hàng là cá nhân với nhiều loại khoản vay nhu: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.. .ngoài ra bộ phận này còn quản lý dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế..

+ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: cũng thực hiện các nghiệp vụ nhu phòng khách hàng cá nhân nhung với đối tuợng khách hàng là doanh nghiệp, bao gồm khách

hàng là doanh nghiệp lớn và khách hàng là DNVVN. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý

xác của hồ sơ mà chuyên viên QHKH đưa lên, tính khả thi của hồ sơ (xem xét nguồn tài chính của khách hàng), tính phù hợp của phương án/mục đích vay vốn theo quy định của Ngân hàng theo từng sản phẩm, theo từng thời kỳ và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

+ Phòng thẩm định tài sản: Thực hiện công tác khảo sát, định giá tài sản đảm bảo trong công tác tái thẩm định hồ sơ cấp tín dụng. Tư vấn, hướng dẫn các đơn vị về nghiệp vụ định giá. Khảo sát, tổng hợp, soát xét và ban hành Khung giá đất hàng năm. Nghiên cứu, soạn thảo hoặc có ý kiến tham mưu ban hành các quy trình, quy định của ABBank và pháp luật.

+ Phòng quản lý rủi ro: xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo an toàn cho vay, phòng ngừa, hạn chế rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

+ Phòng xử lý nợ: Thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý hồ sơ Xử lý rủi ro, hồ sơ miễn giảm lãi, hồ sơ mua lại tài sản cấn trừ nợ. Thực hiện các phương án xử lý nợ được duyệt theo quy định đối với các hồ sơ thụ lý: Trực tiếp đôn đốc, theo dõi khách hàng; soạn Đơn khởi kiện, Đơn yêu cầu thi hành án; tham gia quá trình tố tụng tại tòa; tham gia việc thi hành án phát mãi thanh lý tài sản; tố giác hành vi dấu hiệu hình sự; liên hệ với các Cơ quan chức năng trong quá trình thu hồi nợ. Xây dựng phương án xử lý nợ, hướng dẫn, giám sát tuân thủ đối với các Đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy trình, quy định, kế hoạch chỉ tiêu được giao về quản lý và xử lý nợ có vấn đề.

- Khối Vận hành:

+ Trung tâm Hỗ trợ tín dụng: Tổ chức hướng dẫn và phối hợp với các Đơn vị kinh doanh thực hiện công tác hỗ trợ tín dụng, kiểm soát hoạt động hỗ trợ tín dụng, quản lý thông tin tín dụng và trực tiếp xử lý nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng. Thông qua hệ thống Luân chuyển chứng từ, các bộ phận chức năng chuyên trách xử lý hồ sơ bao gồm: Phòng kiểm soát tín dụng (soạn hợp đồng, mở hạn mức cấp tín dụng, nhập xuất tài sản đảm bảo), Phòng Bảo lãnh (Phát hành các loại bảo lãnh, tu chỉnh...), Phòng Giải ngân (thực hiện giải ngân khoản vay).

+ Trung tâm Thanh toán quốc tế: Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ nghiệp vụ thanh

toán theo phương thức TTR, D/P, D/A, L/C từ Sở giao dịch/Chi nhánh gửi lên. Xử lý các công việc hàng ngày của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Thư tín dụng, Nhờ thu,

chuyển tiền nước ngoài, bảo lãnh nước ngoài...

+ Trung tâm Công nghệ thông tin: Hỗ trợ người sử dụng trong vận hành hệ thống thông tin: máy tính, máy in và các thiết bị đầu cuối tại chi nhánh, hỗ trợ sử dụng phần mềm. Vận hành khóa sổ cuối ngày trên các hệ thống thông tin của ngân hàng. Cài đặt môi trường làm việc cho các nhân viên mới. Triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị cho Phòng giao dịch mới tại chi nhánh. Theo dõi kết nối truyền thông giữa các PGD tới chi nhánh và từ chi nhánh tới Hội sở. Phối hợp khôi phục kết nối khi xảy ra sự cố. Theo dõi đảm bảo hoạt động của hạ tầng cơ sở thông tin cho toàn bộ phần cứng của phòng máy chủ chi nhánh. Theo dõi đảm bảo hoạt động của hệ thống tổng đài nội bộ, hệ thống ghi âm tổng đài. Theo dõi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành các thiết bị CNTT của ngân hàng.

+ Trung tâm Thẻ: Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu phát hành, dịch vụ thẻ tín dụng từ ĐVKD. Hướng dẫn, hỗ trợ ĐVKD trong vận hành và quản lý dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của Trung tâm thẻ. Tham gia xây dựng, triển khai đào tạo và hướng dẫn các quy trình phát hành và dịch vụ thẻ cho ĐVKD.Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng.

+ Phòng Hành chính tổng hợp: chức năng hành chính, thực hiện công tác văn thư, hành chính, tuyên truyền, tiếp thị lễ tân, tiếp khách nhằm mục tiêu xây dựng ngân hàng văn minh, lịch sự.

- Khối Tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức lập kế hoạch, cân đối nguồn vốn và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành và theo hướng dẫn của Ngân hàng. Cán bộ ngân quỹ làm nhiệm vụ thu, chi, lưu trữ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu và các ấn chỉ, ấn phẩm như: kỳ phiếu, trái phiếu trắng, các chứng từ có giá khách hàng vay vốn cầm cố tại Ngân hàng.

56 vụ tài chính trong hệ thống ABBANK .

+ Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ: thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi, tiết kiệm, thu lãi vay, giải ngân, thanh toán và chuyển tiền tại quầy, đảm bảo lợi ích và làm hài lòng khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại ngân hàng. Bộ phận kho quỹ thực hiện việc tiếp quỹ cho các giao dịch viên và nhận hoàn quỹ về cuối ngày, đảm bảo cân quỹ, trực tiếp thu những khoản tiền lớn, thực hiện việc đóng bó tiền và hoàn thành kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với NHNN.

Giữa các khối, phòng, ban luôn có mối quan hệ phối hợp cho nên có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của bộ

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w