Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 135 - 141)

Áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II vào quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là một vấn đề rất lớn, không phải chỉ riêng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để thực hiện những giải pháp trên đây, những khuyến nghị chính sách sau đây cần đuợc nghiên cứu và triển khai áp dụng

a, Chính phủ cần cho phép đổi mới hoạt động của NHNN Việt Nam hướng tới các chuẩn mực của Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD trong hoạt động của Ngân hàng nói chung, hoạt động thanh tra, giám sát và KSRR nói riêng của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2010 -2018, theo tác giả, để góp phần thực hiện thành công việc áp dụng Basel II vào công tác quản trị RRTD, bản thân hoạt động của NHNN cũng cần đuợc đổi mới và hoàn thiện theo huớng trở thành một NHTW thực sự nhu các nuớc có nền kinh tế thị truờng trên thế giới. Luận văn sẽ đua ra một vài kiến nghị cơ bản nhu sau:

Thứ nhất, xác lập vị thế độc lập tuơng đối của NHNN đối với Chính phủ. Thực tế ở nhiều nền kinh tế thị truờng đã chỉ ra rằng mức độ độc lập tuơng đối của NHTW và Chính phủ là thực sự cần thiết để đảm bảo vai trò, chức năng nhiệm của của NHTW đối với ổn định và tăng truởng của nền kinh tế. Tại Việt Nam hiện nay, đã đến thời điểm cần phải xác định rõ mức độ độc lập của NHNN với Chính phủ theo nguyên tắc mang tính luật định để NHNN có vị thế hơn trong việc quản lý hoạt động của hệ thống TCTD một cách hiệu quả, có trách nhiệm thực sự. Cụ thể là: (i) Độc lập của NHNN trong xây dựng cơ chế hoạt động và vận hành các công cụ, phuơng thức quản lý đối với hoạt động của hệ thống các TCTD theo nguyên tắc thị truờng và thông lệ quốc tế. NHNN cần phải đuợc độc lập về hoạt động cần xây dựng những nguyên tắc để đảm bảo rằng NHNN là nguời cho vay cuối cùng của nền kinh tế, không thực hiện những nhiệm vụ bao cấp về tài chính cho nền kinh tế nhu tài trợ bội chi NSNN bằng phuơng thức cho vay trực tiếp, tài trợ các chuơng trình phát triển, tái cấp vốn, xóa nợ...; (ii) Độc lập về mặt tổ chức và nhân sự của

NHNN: Cơ quan NHNN nói chung và bộ máy CQTTGSNH nói riêng đuợc bổ nhiệm sao cho hoạt động của NHNN và CQTTGSNH có khả năng độc lập, khách quan. Chính phủ cần xây dựng đề án kiến nghị với Quốc hội bổ sung sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nuớc, theo đó tăng cuờng quyền tự chủ tài chính cho NHNN.

Thứ hai, xác lập vị thế tài chính để đảm bảo sự chủ động trong hoạt động quản lý, điều hành và giám sát của NHNN. Vị thế của NHNN Việt Nam hiện nay rất hạn chế và điều này làm giảm hiệu quả các hoạt động điều tiết mang tính chức năng của NHNN. Để có thể thực hiện kiểm soát hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II, giống nhu NHTW ở các quốc gia khác, NHNN Việt Nam cần có vị thế tài chính đủ để có thể tự chủ và độc lập trong thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho các NHTM và gián tiếp thông qua can thiệp vào thị truờng tiền tệ. Để giải quyết vấn đề này, Luật NHNN Việt Nam cần đuợc đề xuất sửa đổi, theo huớng sẽ cần cấp vón chủ sở hữu với quy mô nhất định, đồng thời hoạt động thu - chi tài chính cũng cần đuợc xác định để đảm bảo sự chủ động trong điều tiết, quản lý thị truờng và hoạt động của NHTM.

b, Cần có sự hỗ trợ đối với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại triển khai đề án áp dụng Basel II

Đề nghị Chính phủ khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ về mặt Nhà nuớc cho NHNN và các NHTM Việt Nam khi triển khai thực hiện Đề án áp dụng Basel II, truớc mắt là hỗ trợ NHNN và các NHTM thực hiện trong giai đoạn thí điểm đến năm 2020. Đề án ‘ ‘ Phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010 và định huớng đến

năm 2020”. Trên thực tế, cả NHNN và các NHTM Việt Nam tham gia Đề án thí điểm áp dụng Basel II đều gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính, quy trình, quy chế để đảm bảo việc triển khai hoạt động theo đúng chuẩn mực Basel II. Một mặt, Chính phủ cần hỗ trợ NHNN xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng nhóm ngân hàng theo kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc trong việc phân loại thành từng nhóm theo quy mô, đặc biệt với quy mô lớn và hoạt động quốc tế cần bắt buộc thực hiện áp dụng QTRR theo Basel II.

Chính phủ cho phép tăng cường cổ phần hóa ở mức cao hơn đối với các NHTM cổ phần nhà nước, giúp các NHTM này có đủ điều kiện về năng lực tài chính cho triển khai áp dụng Basel II cũng như tạo điều kiện hỗ trợ các NHTM Việt Nam có thể hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin IT.

c, Hoàn thiện mô hình tổ chức đảm bảo hiệu lực và hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

Mô hình tổ chức của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (CQTTGSNH) của NHNN Việt Nam cần phải được đổi mới theo hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả thông qua xác định rõ quyền hạn và tính độc lập, khách quan trong hoạt động. Mặc dù là một đơn vị thuộc NHNN, song CQTTGSNH cần có những cơ chế đặc thù để hạn chế tác động của Hội đồng Thống đốc và những áp lực từ các mục tiêu kinh tế - xã hội để có thể giám sát và kiểm soát một cách khách quan tình hình rủi ro của các NHTM. Trên cơ sở đó, CQTTGSNH có trách nhiệm thực hiện minh bạch và công khai hóa kết quả thanh tra, giám sát rủi ro của các NHTM và chỉ có như vậy, hiệu lực và hiệu quả thanh tra, giám sát và KSRR mới có thể được đảm bảo.

d, Sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của hệ thống văn bản pháp quy

Ngoài các văn bản về cơ sở pháp lý cần thiết hoạt động kiểm soát rủi ro (KSRR) trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II còn đòi hỏi điều kiện về sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của các quy định về quản lý, điều tiết hoạt động và đảm bảo an toàn đối với các hoạt động kinh doanh của các TCTD. Điều này là một tất yếu, bởi lẽ hoạt động thanh tra, giám sát cần phải dựa vào các văn bản quy định và pháp luật. Song, để có thể KSRR theo các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II, hệ thống văn bản quy định về hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn đối với các NHTM giờ đây cần phải được chuẩn hóa từ quá trình xây dựng, ban hành và có nội dung phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung và của Basel II nói riêng. Yêu cầu này xuất phát từ cả 2 giác độ: (i) hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CQTTGSNH và đảm bảo tính khách quan,

trung thực của các kết luận thanh tra và giám sát; (ii) giúp các NHTM dễ dàng nhận thức, vận dụng và tuân thủ các quy định về quản lý, điều tiết và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu về nội dung thanh tra, giám sát.

Ngân hàng Nhà nuớc cần ban hành các văn bản có căn cứ khoa học và thực tế về thời hạn áp dụng hay hiệu lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM. Tuong tự, việc thiết lập các tỷ lệ an toàn cần xác định mức độ phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nuớc và đánh giá đúng mức độ ảnh huởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên để khuyến khích động viên các NHTM tích cực và tự giác áp dụng Basel II.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng RRTD của ABBANK và kết hợp những định huớng phát triển của ngân hàng, Chuong 3 đã đua ra một vài biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại ngân hàng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ABBANK nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Từ đó đua ra các kiến nghị với Chính phủ, với NHNN và các co quan chức năng có thẩm quyền nhằm mục đích tăng cuờng hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất giúp cho công tác quản trị RRTD của ABBANK đuợc nâng cao và hiệu quả hon.

KẾT LUẬN

Trước tiên, em xin trân trọng cám ơn TS. Phạm Thu Thủy - người hướng dẫn khoa học cho em đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng cho em trong quá trình dự thảo và hoàn thành luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình đã hỗ trợ em trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và số liệu về đề tài của luận văn.

Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng sâu sắc nhất vì đây là lĩnh vực hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của ngân hàng. Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu của ABBank. Luận văn với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình " đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại như: Trình bày tổng quan các khái niệm RRTD, đưa ra một số tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng. Luận văn cũng đưa ra khái quát những yêu cầu của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, cũng như trình bày bốn bước trong nội dung công tác quản trị rủi ro gồm: Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Kiểm soát rủi ro và Xử lý rủi ro.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận đã đưa ra, luận văn tập trung phân tích thực trạng rủi

ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK giai đoạn 2015- 2018. Từ

đó, đưa ra những đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong giai

đoạn nghiên cứu. Chỉ ra những kết quả đạt được trong công tác này như: Phối hợp cùng Deloitte thực hiện thành công dự án xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó thang xếp hạng tổng thể theo

những yếu kém trong công tác nhận biết, đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng.

Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong

công tác QTRR TD tại ABBANK giai đoạn 2015-2018 như việc xác định khẩu vị rủi ro không phù hợp với khả năng của ngân hàng, sự không phù hợp của chính sách tín dụng, hạn chế về nhân sự hay hạn chế về công nghệ thông tin, cũng như những tác động khách quan từ môi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên và môi trường pháp luật.

Thứ ba, từ những đánh giá về tình hình thực trạng công tác QTRR TD tại ABBANK giai đoạn 2015-2018 luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QTRR TD tại ABBANK như: Tăng vốn để đáp ứng các chuẩn mực của Basel II, định hướng lại khẩu vị rủi ro cho phù hợp với năng lực của ngân hàng, điều chỉnh Chính sách tín dụng cũng như quy trình tín dụng chặt chẽ và phù hợp hơn với thực tế tại ngân hàng, nâng cao chất lượng nhân sự và công nghệ thông tin để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, với NHNN và các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc cải thiện chất lượng thông tin tín dụng từ CIC hay phát triển thị trường, xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế hoạt động phát huy hiệu quả tốt hơn trong việc hỗ trợ các TCTD xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn cũng chỉ mới đề cập tới hoạt động cho vay trong tín dụng mà chưa thể đề cập tới tất cả các lĩnh vực trong hoạt động tín dụng tại ABBANK. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] David cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2] Edward w.reed & Edward k.gill (1993), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[3] Fredric s.mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[4] Đặng Quang Tuyến (2019), Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel II, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế.

[5] Hồ Diệu (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

[6] Lê Đình Hạc (2004), Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, (số 12), tr. 28 - 30, Hà

Nội.

[7] Luu Thị Huong (1998), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[8] Mai Siêu, Đào Minh Phúc và Nguyễn Quang Tuấn (1998), Cẩm nang quản trị tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

[9] Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam (2016), Sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro, Hà Nội.

[10] Ngân hàng TMCP An Bình (2016; 2017; 2018), Báo cáo tổng kết hoạt động 2016-2018.

[11] Ngân hàng TMCP An Bình (2016; 2017; 2018), Bảng cân đối tài khoản kế toán năm 2016-2018.

[12] Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

[13] Nguyễn Thị Hà (2016), Nguyên tắc quản trị rủi ro ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản Trẻ.

Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân.

[15] Nguyễn Thị Hồng (2014) i iLam thế nào quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại” trên tạp chí Ngân hàng số 26, trang 15-17.

[16] Nguyễn Thị Sâm (2015), ii Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

cổ phần Kỹ thương Việt nam” Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế.

[17] Nguyễn Văn Ngọc (2012), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

[18] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

[19] Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính 2001, Hà Nội.

[20] Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Truờng Đại học Kinh tế quốc dân.

[21] Phạm Mai Hoa (2016), Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thuơng.

[22] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình.

[23] Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

[24] Tô Ngọc Hung, Phạm Quỳnh Trang (2018), Những vấn đề quan tâm để triển

khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam,

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 135 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w