Kiến nghị đối với Ngân hàngNhà nước

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 132 - 135)

Thứ nhất, hoàn thiện văn bản pháp quy

Ngoài các văn bản về cơ sở pháp lý cần thiết hoạt động kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II còn đòi hỏi điều kiện về sự đầy

đủ, thống nhất và khoa học của các quy định về quản lý, điều tiết hoạt động và đảm bảo an toàn đối với các hoạt động kinh doanh của các TCTD. Điều này là một tất yếu, bởi lẽ hoạt động thanh tra, giám sát cần phải dựa vào các văn bản quy định và pháp luật. Song, để có thể kiểm soát rủi ro theo các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II, hệ thống văn bản quy định về hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn đối với các NHTM giờ đây cần phải đuợc chuẩn hóa từ quá trình xây dựng, ban hành và có nội dung phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung và của Basel II nói riêng.

Văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của NHTM. Tuy nhiên một thực tế đang tồn tại nhiều bất cập trong quá trình áp dụng và thực thi. Để khắc phục tình trạng này, NHNN cần đuợc bổ sung và sửa đổi theo nội dung nhu đổi mới nội dung và phuơng pháp thanh tra của thanh tra NHNN theo huớng đua quyền đánh giá kiểm soát hoạt động cho vay của NHTM thành nội dung quan trọng trong công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng.

Nghiên cứu ban hành quy chế mẫu, điều lệ mẫu về tổ chức, hoạt động kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính thống nhất khi thực hiện.

Hoàn thiện hai luật, Luật NHNN, Luật các TCTD nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn khi đua vào áp dụng nhu hiện nay.

Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong nuớc và nuớc

ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của NHNN

Những thay đổi về môi truờng hoạt động ngân hàng luôn đi kèm theo những yêu cầu đổi mới đối với cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng để theo kịp sự phát triển

của hệ thống ngân hàng và bảo đảm quản lý, giám sát hữu hiệu các TCTD. Để đảm bảo

duy trì và phát triển một hệ thống Tài chính vững mạnh cần phải đổi mới công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc theo các giải pháp đồng bộ sau:

vào từng thời điểm khác nhau. Quy trình này phải đuợc thực hiện nghiêm túc nhất. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro gây ra tổn thất về tài chính, vì vậy thanh tra, giám sát ngân hàng phải làm việc sát sao, chặt chẽ. Tăng cuờng sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với cơ quan thanh tra, giám sát tài chính phi ngân hàng trong nuớc, cơ quan giám sát tài chính nuớc ngoài để từng buớc triển khai các hình thức giám sát hợp nhất các TCTD hoạt động đa năng, các tập đoàn tài chính - ngân hàng và giám sát chặt chẽ các TCTD nuớc ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Nâng cao năng lực kĩ năng của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng thông qua công tác cán bộ tại ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Khi cho vay khách hàng đều cần phải có thông tin chuẩn xác cho ngân hàng. Ngân hàng Nhà nuớc đã sớm cho chủ truơng xây dựng hệ thống (gọi tắt là CIC) của Ngân hàng.

Hệ thống CIC làm cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng, tuy nhiên, CIC vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin.Vì vậy nên Ngân hàng Nhà nuớc cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả hơn.

Thứ tư, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Việc xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra tòa án trong thời gian qua đã gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và cũng gây không ít trở ngại cho các NHTM. Vì thế, Nhà nuớc cần cải cách quy trình giải quyết thủ tục tố tụng có liên quan đến xử lý nợ quá hạn đuợc tiến hành nhanh, đơn giản, triệt để hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD nói chung và cho Ngân hàng TMCP An Bình nói riêng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho vay của ngân hàng, .

Đối với các doanh nghiệp, Nhà Nuớc cần ban hành chế độ kiểm toán để xác minh về độ chính xác, tính minh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tu đúng đắn, hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu 1287 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP an bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w