Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

thương mại

1.2.4.1. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế

Một hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh sẽ góp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, làm lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp và Ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Ngược lại, hành lang pháp lý chưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo ra những điều kiện khuất tất trong hoạt động tín dụng.

Vì vậy, để có thể quản lý nợ xấu có hiệu quả, cần phải tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, thuận lợi và đủ mạnh. Ví dụ như, phải có các luật về thế chấp, tịch thu tài sản, luật phá sản ngân hàng, luật xử lý thu hồi nợ xấu, xây dựng các chính sách thích hợp... Tuy nhiên, nếu việc áp dụng các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và NHNN vào thực tế lại chậm chạp và gặp nhiều vướng mắc thì sẽ làm gia tăng nợ xấu, làm giảm doanh thu của các NHTM.

Bên cạnh đó sự thanh tra, giám sát của NHNN cũng góp phần hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu của NHTM. Nếu NHNN tiến hành thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM thường xuyên, chủ động, đáp ứng được yêu cầu, đúng nội dung và phương pháp, từ đó cảnh báo những sai phạm của NHTM và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ ngăn ngừa được các khoản nợ xấu phát sinh. Ngược lại, nếu năng lực cán bộ thanh tra giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, không thể phát hiện sớm và cảnh báo những sai phạm của NHTM sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề.

Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch với sự phát triển đầy đủ của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng

33

khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quản lý nợ xấu.

1.2.4.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của một NHTM được thể hiện qua: chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ Ngân hàngcơ cấu cho vay.

Chính sách tín dụng: là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng của Ngân hàng; nó xác định những giới hạn áp dụng cho các khoản tín dụng, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Trên thực tế, rủi ro luôn là bạn đường của hoạt động tín dụng. Nếu các NHTM đặt ra mục tiêu lợi nhuận quá cao mà chạy đua vì lợi nhuận dẫn đến gia tăng dư nợ tín dụng trong khi chưa hoàn thiện được các chính sách tín dụng hoặc các chính sách tín dụng không phù hợp, thiếu đi sự kiểm soát chặt chẽ trong quy trình cấp tín dụng thì sẽ dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay và nợ xấu vì vậy sẽ gia tăng.

Quy trình tín dụng: Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một NHTM về mặt hiệu quả. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Quy trình tín dụng bao gồm các bước sau: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ sẽ làm giảm đáng kể nợ xấu trong tổng dư nợ. Ngược lại, một quy trình tín dụng lỏng lẻo sẽ làm gia tăng nợ xấu.

Cơ cấu cho vay: được hiểu là tỷ trọng cho vay trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp và cả theo thời gian.

Một cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động của Ngân hàng, với thực tế nền kinh tế và với các chủ trương của Chính phủ, của NHNN thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và cả hiệu quả xã hội cho đất nước.

34

một số ngành, một số lĩnh vực nhất định hay cho vay dài hạn quá nhiều sẽ làm giảm

hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, của ngành kinh tế, của vùng kinh tế và của cả nền kinh tế, không đáp ứng đuợc nhu cầu phát triển năng động của đất nuớc, tất yếu dẫn đến kém hiệu quả trong việc quản lý nợ xấu.

1.2.4.3. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng

Xử lý nợ xấu một cách triệt để đòi hỏi NHTM phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh, mà cụ thể là quy mô nguồn vốn chủ sở hữu. Thực tế cho thấy, trong số các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ DPRR vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể trích đủ DPRR theo quy định của pháp luật vì số thực trích DPRR tín dụng đuợc trích vào chi phí và trực tiếp ảnh huởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn chủ sở hữu là điều kiện quan trọng giúp cho NHTM chủ động hơn trong công tác quản lý nợ xấu của mình. Các ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh cũng sẽ vững vàng hơn khi gặp phải khoản tổn thất lớn do nợ xấu gây ra.

1.2.4.4. Sự phát triển công nghệ Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế, Ngân hàng luôn là nguời đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ tiến bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hệ thống công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác điều hành và phát triển ngân hàng và đem lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng:

Với khách hàng, công nghệ sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhờ vào những dịch vụ ngân hàng có chất luợng tốt, thời gian giao dịch đuợc rút ngắn, an toàn , bảo mật.

Với ngân hàng, công nghệ hiện đại sẽ tạo ra đột phá trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số luợng và chất luợng, gián tiếp khẳng định đuợc đẳng cấp tên tuổi hình ảnh của ngân hàng. Duới góc độ quản lý, nhờ có công nghệ mà việc quản lý nội bộ trong ngân hàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn, làm giảm nợ xấu. Nhung nếu công nghệ ngân hàng lạc hậu, không theo kịp ngân hàng trong nuớc và quốc tế sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng, cũng là nguyên nhân phát sinh nợ xấu.

35

1.2.4.5. Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nợ xấu

Đội ngũ nhân viên là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quản lý cũng như đóng vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các NHTM hoạt động có hiệu quả cao bao giờ cũng rất quan tâm đến việc tuyển chọn cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực và tâm huyết. Các ngân hàng thường phải có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại để cán bộ ngân hàng thích ứng với yêu cầu thực tế. Do vậy, việc tuyển chọn và xây dựng nguồn nhân lực nhanh nhạy, có phẩm chất tốt, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, phát hiện xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình cho vay là vô cùng quan trọng.

1.2.4.6. Cơ cấu tổ chức

Công tác quản lý nợ xấu trong NHTM có được xuyên suốt và hiệu quả hay không cũng phụ thuộc phần nhiều vào cơ cấu tổ chức của NHTM. Nếu ngân hàng được cơ cấu tổ chức và phân định các phòng ban theo đối tượng khách hàng, kết hợp theo sản phẩm, dịch vụ:

■ Phân cấp quản lý theo mô hình nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ;

■ Các phòng ban tại Trụ sở chính cũng như tại chi nhánh được củng cố và chuyển đổi theo hướng sản phẩm và đối tượng khách hàng;

■ Chức năng chuyên sâu theo nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp và gián tiếp, hỗ trợ và quản lý tăng cường các bộ phận quản lý rủi ro theo mô hình Ngân hàng hiện đại.

Và nếu cơ cấu tổ chức Ngân hàng từ trung ương đến chi nhánh, phòng ban chặt chẽ, thống nhất thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp sẽ làm giảm nợ xấu trong quy trình tín dụng, giảm thiệt hại cho Ngân hàng.

Ngược lại, tổ chức lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng cùng cấp trên hợp thức hóa hồ sơ, làm giả mạo giấy tờ tín dụng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu là điều không tránh khỏi.

36

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w