Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 62)

Từ kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở các nước trên thế giới, có thể rút ra bài học cho Việt Nam:

V Thứ nhất, các NHTM VN cần nhanh chóng hoàn thiện quy trình quản lý RRTD và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy trình kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

V Thứ hai, cần sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình hướng tới lượng hóa RRTD, nhằm nâng cao khả năng quản lý RRTD, tập trung xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.Việc xử lý nợ xấu cần phải có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra.

V Thứ ba, cần phải đặc biệt chú ý với những khoản vay có tài sản thế chấp là bất động sản, những khoản vay là dự án, công trình xây dựng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

41

chính là mua lại các khoản nợ tồn đọngcủa NHTM để xử lý, bán ra thu hồi vốn về hay tiến hành cổ phần hóa nợ xấu. Và điều quan trọng nhất là phải làm sao để các tổ

chức này hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu tổn thất và đua hoạt động ngân hàng trở

lại hoạt động bình thuờng.

V Thứ năm, phải nâng cao chất luợng nhân viên ngân hàng, nhất là những cán bộ truớc tiếp thực hiện quản lý nợ xấu, cán bộ thanh tra giám sát

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nhu vậy, nợ xấu là một vấn đề tồn tại tất yếu trong hoạt động quản lý RRTD của các NHTM trên toàn thế giới trong mọi thời kỳ. Trong phạm vi Chuong 1, Luận văn đã đua ra cách tiếp cận tổng quan về nợ xấu cũng nhu hoạt động quản lý nợ xấu tại NHTM theo các quan điểm khác nhau. Đồng thời, cũng đua ra các phuong pháp quản lý nợ xấu của NHTM một số nuớc trên thế giới nhu: NHTM Trung Quốc, NHTM Hàn Quốc, NHTM Mỹ cùng với những nguyên nhân phát sinh nợ xấu, từ đó rút ra bài học cho các NHTM VN.

Kết quả của chuong này là co sở để đánh giá và phân tích về thực trạng quản lý nợ xấu tại BIDV tại chuơng 2, và cũng là cơ sở để học hỏi kinh nghiệm xử lý nợ

42

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤUTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt là BIDV) được thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. BIDV hiện là ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu năm 2018 và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007. BIDV thuộc loại DNNN hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. BIDV hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

BIDV là một trong những ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam. Năm 1981, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại. Tháng 5/2012 thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và đến tháng 1/2014, BIDV niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Trải qua hơn 60 năm hoạt động đến nay, BIDV đã có 1 Trụ sở chính, 190 chi nhánh trong nước, 1 chi nhánh tại Myanmar cùng với 854 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 đơn vị trực thuộc (Trường đào tạo cán bộ BIDV và Trung tâm công nghệ thông tin), 3 văn phòng đại diện tại Việt Nam và hiện diện thương mại tại 6 quốc gia - vũng lãnh thổ bao gồm: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan.

43

mạnh. Tính đến 31/12/2018, VCSH của BIDV đạt trên 54 nghìn tỷ, vốn điều lệ đạt hơn 34 nghìn tỷ, tổng tài sản đạt 1.313 tỷ đồng, BIDV tiếp tục duy trì vị thế là Ngân hàng có quy mô lớn nhất trên thị trường.

Sơ đồ 2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV

GIAI ĐOẠN IV GIAI ĐOẠN I Từ 1957 đến 1981 Thời kỳ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam Cung ứng vốn cấp phát góp phần thay đổi diện mạo kinh tế cả nước.

GIAI ĐOẠN II Từ 1981 đến 1990

Thời kỳ Ngân hàng

Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế

GIAI ĐOẠN III Từ 1990 đến 27/04/2012

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại Từ 2012 đến nay Thời kỳ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Thực hiện cổ phần hóa thành công Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống

44

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV

45

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức: cấp chi nhánh (mô hình Khối khách hàng)

Nguồn: BIDV

NHTM CP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:

V Cấp tín dụng (Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, ...)

V Dịch vụ Huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)

V Dịch vụ tài trợ thương mại

V Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế)

V Dịch vụ tài khoản

V Dịch vụ thẻ Ngân hàng

V Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh

2.1.3. Khái quát hoạt động của BIDV

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là tài nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động hàng năm của BIDV luôn có sự tăng trưởng cao.

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ cho vay___________ 598,434 723,697 866,885 988,739 Tổng Tài sản____________ 850,748 1,006,404 1,202,284 1,313,038

Tỷ trọng Dư nợ/TTS______ 70.34% 71.91% 72.10% 75.30%

46

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2015-2018

Tổng nguồn vốn huy động ---Tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDVqua các năm 2015, 2016, 2017, 2018

Trong những năm qua, do thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn

theo hướng tích cực, BIDV đã duy trì tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

Số dư nguồn vốn đến 31/12/2018 là 989,7 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,98% so với

năm 2017,vượt mức kế hoạch đề ra. BIDV tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục dịch chuyển tích cực:

tiền gửi đồng đạt 809 nghìn tỷ, tăng trưởng 18,3% chiếm khoảng 95,8% tổng tiền gủi

khách hàng; tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 18,5% tổng tiền gửi khách hàng; tiền

gửi dân cư đạt 462,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3%, chiếm 54,8% tổng vốn huy động, 47

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

J Quy mô hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay luôn được xác định là hoạt động mang tính chủ lực của BIDV.

Trong những năm qua, quy mô hoạt động tín dụng không ngừng tăng lên:Bảng 2.1. Dư nợ và Tổng tài sản của BIDV những năm 2015-2018

Nguồn: BCTC hợp nhât kiêm toán các năm 2015, 2016, 2017,2018

Từ năm 2015 đến cuối năm 2018, tổng tài sản của BIDV đã tăng hơn 462 nghìn tỷ, từ 850.748 tỷ đồng lên đến 1.313.038 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do tăng dư nợ cho vay từ 598.434 tỷ đồng năm 2015 lên đến 988.739 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2018, tăng 14,6% so với năm 2017, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành.

Dư nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Trong những năm qua, tỷ lệ này ổn định ở mức trên 70%, tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay có xu hướng giảm dần. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do BIDV có chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ - phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại.

48

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ cho vay 2015-2018

1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 40.000% 35.000% 30.000% 25.000% 20.000% 15.000% 10.000% 5.000% .000% 2015 2016 2017 2018

MDư nợ cho vay ^MTổng Tài sản —H—Tăng trưởng dư nợ —Tăng trưởng TTS

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2015, 2016, 2017,2018

N Cơ cấu dư nợ tín dụng

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế và theo kỳ hạn

100% 80% 60% 40% 20% 0% 2015 2016 2017 2018 ■ Nợ dài hạn ■ Nợ trung hạn ■ Nợ ngắn hạn

4.500 % 3.81 % — 4.000 % 3.500 2. % 3.000 % 2. % - 1. 2. 2.500 % % -A- 2.000 2. % 1.500 1.000 .500% .000% _____ 49

Cơ cấu tín dụng, ngành nghề được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngắn hạn tăng trưởng cao hơn tín dụng trung dài hạn, chủ động trong việc đảm bảo tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn là 38,18% và kiểm soát theo mục tiêu. Các chỉ số chất lượng tài sản được cải thiện, cân đối tài sản được duy trì ổn định, tuân thủ quy định của NHNN và đảm bảo thông lệ quốc tế.

Như vậy, cơ cấu dư nợ cho vay của BIDV trong giai đoạn 2015-2018 cũng không có sự biến động nhiều, chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60%) và tập trung vào các ngành buôn bán ô tô, xe máy (chiếm 28,71%); công nghiệp, chế biến chế tạo (chiếm 16,88%); xây dựng (chiếm 10,58%); và dịch vụ (chiếm 11,64%), phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm chạp, kinh doanh khó khăn và cạnh tranh gay gắt, BIDV đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Lợi nhuận tăng đều qua các năm, năm 2015 đạt ở mức cao nhất toàn ngành, tuy nhiên đến năm 2016, 2017 thì lợi nhuận BIDV chỉ xếp thứ ba sau BIDV và Vietcombank.

Biểu đồ 2.4. Kết quả kinh doanh của một số NHTM VN 2015-2018

Đơn vị:Tỷ đồng

Nguồn: BCTC các NHTM các năm 2015, 2016, 2017, 2018

Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống BIDV năm 2018 là 9.625 tỷ đồng, tăng 11,08% so với năm 2017, vượt kế hoạch ĐHĐCĐ, là một trong những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận kinh doanh trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Trong đó, thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, các dòng dịch vụ bán lẻ, hiện đại có tốc

50

độ tăng trưởng tốt, tăng 21% so với năm 2017 và tỷ trọng trên tổng thu nhập tăng, đạt mức 8%.

Các kết quả trên có được là nhờ các giải pháp gia tăng hiệu quả hoạt động được

triển khai quyết liệt: tăng thu ròng từ lãi; nỗ lực thu nợ ngoại bảng; gia tăng, đa dạng hóa nguồn thu dịch vụ và đặc biệt là quản trị tài chính,quản trị rủi ro hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w