ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤUTẠI BIDV

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 113)

BIDV

2.3.1. Những kết quả đạt được

V Thứ nhất, khẳng định được vị thế của BIDV trên thị trường cho vay trong và ngoài nước

Trong những năm qua, BIDV luôn được biết đến như một ngân hàng hoạt động tốt nhất, có uy tín trong giao dịch trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài, là ngân hàng “triệu tỷ” duy nhất Việt Nam với tổng tài sản lên tới 1,3 triệu tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 đạt 14%, tổng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2018 là 989 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đã giữ được ở mức 1,68%. Các chỉ số ROA và ROE đạt tương ứng là 0,73% và 17,64%. Không chỉ tăng lên vê số lượng, BIDV còn khẳng định được hình ảnh của mình trên thị trường thông qua các mặt khác như khả năng và kinh nghiệm thu xếp vốn với các dự án lớn, dẫn đầu trong việc triển khai, áp dụng các công cụ quản lý rủi ro, chiếm lĩnh thành công thị trường cho vay doanh nghiệp lớn, SME và tư nhân cá thể, kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ quá hạn, giải quyết nhanh chóng nợ xấu tồn đọng trong giai đoạn trước.

Đây là những kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế khó khăn của nền kinh tế và ngành Ngân hàng trong thời gian qua.

Với những thành công vượt bậc và những đóng góp to lớn trong những năm qua, BIDV được tạp chí Forbes xếp hạng trong 2000 công ty lớn và quyền lực thế giới. Đồng thời, BIDV là một trong hai ngân hàng Việt Nam lọt

84

top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017 theo xếp hạng của hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance; đạt danh hiệu ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam lần thứ 4 liên tiếp (2015, 2016, 2017, 2018) do The Asian Banker trao tặng. Hạng tín dụng của BIDV hiện tại là B+.

V Thứ hai, công tác quản lý nợ xấu được chỉ đạo nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống

Công tác triển khai được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, thống nhất xuyên suốt từ Hội sở Chính đến từng chi nhánh. Việc tổ chức thực hiện luôn bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên, đặc biệt là chú trọng đến yếu tố thời gian hoàn thành công tác giải quyết các vướng mắc từ cơ sở cũng được đáp ứng kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo chiều dọc, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc được xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

V Thứ ba, kết quả xử lý nợ xấu cao

Sau một thời gian tích cực triển khai đồng thời nhiều biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, đến 31/12/2018, BIDV đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác quản lý nợ xấu, đã xử lý được nhiều khoản nợ tồn đọng trước đó. Cụ thể, chất lượng tín dụng của BIDV trong những năm 2015-2018 được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2018 là 1,68% dư nợ tín dụng, thấp hơn mức bình quân toàn ngành.

Về việc trích lập và sử dụng DPRR, đến thời điểm 31/12/2018, BIDV đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư quỹ DPRR đến thời điểm 31/12/2018 theo báo cáo kiểm toán hợp nhất là 12.404 tỷ đồng, trong đó, dự phòng chung là 7.116 tỷ đồng và dự phòng cụ thể là 5.289 tỷ đồng.

Trong những năm qua, BIDV đã tích cực áp dụng đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ, kết quả là, trong năm 201 8, thu nhập từ nợ xấu đã được xử lý là 4.479 tỷ đồng, năm 2017 là 3.607 tỷ đồng, năm 2016 là 2.629 tỷ đồng và thu về 2.629 tỷ đồng trong năm 2015.

85

Biểu đồ 2.10. Kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2015, 2016, 2017,2018

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại trong công tác quản lý nợ xấu

N Thứ nhất, nhận biết và đo lường nợ xấu chưa chính xác

Theo con số về nợ xấu được công bố bởi NHTM VN thì tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức dưới 3%, đạt ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của IMF. Tuy nhiên, các TCTC quốc tế cũng như các tổ chức đánh giá và xếp hạng có uy tín trên thế giới lại đánh giá tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều. Trong báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng công bố tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhiều con số ngành ngân hàng tự báo. Theo tính toán của cơ quan này, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là 6,5%.

Dù mức này cao hơn gấp ba lần con số "dưới 3%" mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo là "nợ xấu nội bảng" nhưng theo Uỷ ban giám sát, đã giảm mạnh từ con số 9,5% thời điểm cuối năm 2017, 11,5% thời điểm cuối năm 2016. Mặc dù chất lượng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng cải thiện.,tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khó đòi bên ngoài giảm.

Năm 2015, 2016, 2017, 2018 tỷ lệ nợ xấu được báo cáo của BIDV là khá thấp (giảm mạnh so với thời gian trước), tuy nhiên, theo đánh giá của NHNN thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Có sự khác biệt này là do:

______________Năm______________ 2015 2016 2017 2018 Dự phòng cụ thể đầu năm___________ 3,48 4 3,27 6 4,83 9 5,07 7

DP cụ thể trích lâp trong năm________ 4,11

6 2 4,04 5 8,93 9 16,66

86

về việc phân loại nợ: được tiến hành theo thông tư 02, thông tư 09 nhưng chủ yếu vẫn còn mang tính định lượng. Căn cứ để phân loại nợ vào các nhóm nợ là dựa trên kết quả XHTDNB, tuy nhiên các dữ liệu thống kê còn chưa chính xác, dẫn đến kết quả tính toán các tỷ lệ PD, LGD, ... có sự sai lệch, chưa phản ánh đúng chất lượng các khoản nợ.

Măc khác, đây chỉ là tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngân hàng, chưa gộp các nợ xấu

đã bán sang VAMC và được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản, trong khi đó, BIDV còn nắm giữ hơn 14.138 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, giảm 27% so với hồi đầu năm; trong đó đã trích lập dự phòng 7.676 tỷ đồng.

về văn hóa rủi ro: Thực trạng hiện nay tại một số ngân hàng ở Việt Nam là khi có sự kiện rủi ro xảy ra, các bộ phận phát sinh rủi ro thường có xu hướng che dấu rủi ro hơn là chủ động nghiên cứu, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và báo cáo rủi ro đó. Do vậy các vấn đề về rủi ro từ trước đến nay thường được xem nhẹ và không được tập trung nguồn lực. Và BIDV cũng không phải ngoại lệ.

V Thứ hai, hạn chế trong hoạt động KTKSNB của Ngân hàng

Bên cạnh những thay đổi mạnh mẽ trong công tác quản trị rủi ro, tái cơ cấu cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng, qua kiểm toán nội bộ nhận thấy, mặc dù Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc thiết lập và duy trì, cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng tại một số đơn vị, chi nhánh vẫn tồn tại và lặp lại tình trạng chưa tuân thủ đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là tuân thủ quy trình tín dụng cùng với những nguyên nhân khách quan do những khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến một số rủi ro tác nghiệp, phát sinh nợ xấu, nợ nhóm 2, ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh và toàn hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu do:

(i) Ý thức về vai trò và trách nhiệm kiểm soát của từng khâu, từng cấp, đặc biệt là cấp cán bộ tác nghiệp (vòng bảo vệ 1) chưa cao;

(ii)Công tác quản trị điều hành, giám sát tại một số Chi nhánh chưa sâu sát, chưa hiệu quả;

(iii) Tại một số Chi nhánh, đội ngũ cán bộ tác nghiệp trẻ tuổi, năng động nhưng kinh nghiệm nghiệp vụ còn non yếu; bản lĩnh nghề nghiệp chưa vững

87

(iv) Một số đơn vị tại địa bàn đặc thù chưa tuyển dụng và bố trí được đầy đủ nhân lực phù hợp.

S Thứ ba, hoạt động xử lý nợ chưa thực sự hiệu quả

Qua việc phân tích thực trạng quản lý nợ xấu ở trên, có thể thấy, phương pháp xử lý và thu hồi nợ được BIDV sử dụng chủ yếu vẫn là sử dụng dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất (chiếm đến hơn 40% trong các biện pháp xử lý nợ).

Việc trích lập và sử dụnssg DPRR của BIDV được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11. Trích lập và sử dụng dự phòng cụ thể tại BIDV

DP cụ thể đã dùng để xử lý nợ xấu 3,90

1 7 2,54 2 8,96 9 16,45

DP cụ thể sử dụng để tất toán nợ đã

bán cho VAMC _____________' 0 1,03 1 14 ________0_ ________0_

Tăng khác trong năm______________ 607 20

9 265 ________2_ DP cụ thể cuối năm________________ 3,27 6 9 4,83 7 5,07 9 5,28 DP cụ thể đã dùng/DP cụ thể trích lập trong năm___________________ 119.8 % 66.5% 100.3% 98.7 %

Nguồn: Tự tính toán từ BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2015, 2016, 2017, 2018

Năm 2015, 2017, do nỗ lực xử lý nợ xấu, mà chủ yếu là bù đắp bằng dự phòng RRTD (dùng hơn 60% nguồn DP để xử lý nợ khó đòi), ngân hàng đã đạt tỷ lệ nợ xấu khá ấn tượng, lần lượt là 1,68% ; 1,62%. Tỷ lệ sử dụng DPRR giảm đi trong năm 2016

là do trong năm này, BIDV đã thực hiện bán hơn 1000 tỷ nợ xấu cho VAMC, con số nợ xấu đã bán cho VAMC lên đến hơn 21.000 tỷ đồng.

Năm 2018, dự phòng cụ thể tăng đột biến, gần như gấp đôi năm trước, hơn 16 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro. Nguyên nhân là do BIDV

đã mạnh tay xóa khoảng 10 nghìn tỷ đồng nợ xấu trước khi bán cổ phần cho ngân hàng Hàn Quốc (KEB Hana Bank) do áp lực tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II.

88

xử lý nợ của BIDV vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc thường xuyên sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu sẽ khiến lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo những hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và có thể giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đối với việc xử lý TSĐB, thì việc thu hồi diễn ra chậm chạp, thậm chí khởi kiện thì việc thu hồi vẫn diễn ra khó khăn, vì đơn giản, phát mại tài sản thì phải có người mua, hơn nữa, tài sản phải có tính khả mại. Để bán được tài sản có khi thời gian bán phải kéo dài vài tháng đến cả năm. Mặc dù, Nghị quyết số 42/2017/QH14 cho phép các TCTD có quyền thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, tuy nhiên đến nay, quá trình xử lý TSĐB vẫn còn nhiều khó khăn.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

S Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Xử lý TSĐB, nợ xấu gặp nhiều khó khăn: Trong thực tế, ngân hàng gặp phải không ít khó khăn trong việc xử lý TSĐB. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều

có TSĐB nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài

sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn

bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Hầu hết các NHTM nói chung và BIDV nói riêng đều gặp khó khăn trong việc xử lý TSĐB.

Khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng, không giao TSĐB khi tín dụng có vấn đề, cố tình chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ. Lúc đó ngân hàng khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên khi đã được tòa giải quyết thì việc thu hồi vốn là rất khó và mất nhiều thời gian.

Mãi đến tận cuối năm 2017, nghị quyết 42 ra đời mới tháo gỡ được phần nào khó khăn trong việc thu giữ và xử lý tài sản của Ngân hàng.

89

sản lại đóng băng ..., giá đất, giá nhà hầu như đều sụt giảm giá trị tương đối lớn. Hệ thống kế toán, kiểm toán còn nhiều bất cập. Các công ty sử dụng các hệ thống kế toán chưa thống nhất, khiến ngân hàng khó thẩm định tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng một cách chính xác.

V Hệ thống thông tin yếu kém và thiếu minh bạch

Để có thể áp dụng theo các chuẩn mực của Basel II thì các thông tin trên thị trường chứng khoán và thị trường vốn là hết sức quan trọng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và chưa thực sự trở thành môi trường cung cấp thông tin hoàn hảo cho các ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin kinh tế vi mô và vĩ mô khác vẫn là một vấn đề khó thu thập. Mặc dù hiện nay, vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện hơn nhiều nhưng vẫn có độ trễ lớn.

Cho đến nay, kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam vẫn là CIC, mặc dù đã hoạt động được một thời gian khá dài nhưng vẫn còn những tồn tại.

Mặt khác, thông tin thường được đưa ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nên

đối mặt với tình trạng thông tin bất cân xứng thì nợ xấu là điều khó tránh khỏi. Thiếu

thông tin, cũng như không được hỗ trợ đầy đủ về mặt thông tin là một trong những khó

khăn lớn nhất mà BIDV gặp phải khi áp dụng theo chuẩn mực của Basel II.

V Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức có thể gọi là xếp hạng tín nhiệm độc lập gồm có:

+ Công ty xếp hạng doanh nghiệp (C & R) thành lập năm 2004;

+Trung tâm đánh giá tín nhiệm Việt Nam (CRVC) thuộc công ty phần mềm truyền thông VASC, ra đời vào 4/6/2005;

+Trung tâm thông tín tín dụng CIC;

90 giám sát thường xuyên liên tục

Ngoài ra, hoạt động giám sát của NHNN chưa thực sự chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM.

b. Nguyên nhân bên trong ngân hàng

V Công nghệ ngân hàng

Hoạt động tín dụng hay hoạt động giám sát tài chính của các Ngân hàng rất cần có công nghệ hiện đại. Mặc dù BDV đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án Hiện đại hóa tuy nhiên nếu so sánh hệ thống công nghệ trong nước với nước ngoài thì các ngân hàng trên thế giới vuợt xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, để có được nền tảng công nghệ hiện đại thì đòi hỏi phải có đầu tư lớn, đây là một việc hết sức khó khăn đối với không chỉ BIDV nói riêng mà cả hệ thống các NHTM nói chung do năng lực tài chính còn hạn chế. Do vậy, quản trị công nghệ đang là một thách thức lớn trước công tác quản lý nợ xấu của BIDV.

V Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

về nhân lực: Mặc dù BIDV là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân lực mạnh trong các NHTM VN tuy nhiên để vươn ra tầm quốc tế thì trình độ quản trị của các NHTM VN còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay quản lý rủi ro là một phạm trù mới, đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu, am hiểu rộng về lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ảnh hưởng khách quan quan từ nền kinh tế vĩ mô nói chung. Nhân lực hiểu biết về quản lý rủi ro trên thị trường lao động Việt Nam còn khan hiếm, dẫn đến nhân lực cho công tác triển khai còn yếu kém.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng còn chưa đồng đều, còn hạn

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w