Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 53)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Limited - BOC)

BOC là một trong 5 NHTM Nhà nước lớn nhất Trung Quốc. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này luôn ở mức cao hơn cho phép. Neu như năm 1995, tỷ lệ nợ xấu mới chỉ là 21,4% thì đến cuối năm 2000, tỷ lệ này đã lên đến 29%. Năm 2002, mặc dù BOC đã có nhiều cố gắng nhằm giảm bớt sự gia tăng nợ xấu nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức 25,4% - cao hơn nhiều so với mức cho phép của quốc tế. Ở BOC, tổng số nợ xấu của niên độ kết thúc ngày 31/12/14 đứng ở mức 135.75 tỷ USD (843 tỷ nhân dân tệ), tăng 42% so với cuối năm 2013.Tình trạng gia tăng nợ xấu ở ngân hàng này là do:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nóng, từ 13% năm 2005 lên đến 35% vào năm 2010 trong khi trình độ chuyên môn của các CBTD chưa đạt tiêu chuẩn.

Thứ hai, BOC sẵn sàng cho vay đối với các lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống như cho vay bất động sản, cho vay đối với các dự án phát triển đô thị mà không quan tâm đến tính khả thi của dự án. Đây là những khoản cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro.

Thứ ba, tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB quá cao thể hiện sự dễ dãi trong CSTD của BOC. Và khi giá bất động sản sụt giảm, giá trị tài sản thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, khách hàng không trả được nợ, gây ra nợ xấu.

Thứ tư, công tác giám sát sau giải ngân kém: BOC đã không giám sát thỏa đáng đối với các khoản cho vay xây dựng như trực tiếp tiến hành đi thực địa, theo dõi tiến độ rút vốn vay... nên không nhận biết được các dấu hiệu rủi ro sớm.

Với những nguyên nhân trên, nhằm tăng cường quản lý nợ xấu, BOC đã tiến hành nhiều phương pháp:

V Hoàn thiện quy trình quản lý tín dụng.

37

được phân loại thành 5 nhóm, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Phân loại dựa trên khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, TSĐB. Dự phòng RRTD bao gồm DP chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% trên số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng; và DP cụ thể dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi trừ giá trị tài sản thế chấp: các khoản nợ thuộc từ nhóm 1 đến nhóm 5 là 0%, 2%, 25%, 50% và 100%.

S Tăng cường hoạt động của công ty quản lý tài sản (AMC): vào những năm 2000, toàn bộ nợ xấu của BOC được chuyển giao cho AMC xử lý, kết quả đến tháng 3/2005, AMC này đã xử lý được 15,3 tỷ nợ xấu bằng cách chuyển đổi thành vốn cổ phần.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ngân hàng Hàn Quốc

Từ năm 1996-1999, tại Hàn Quốc có 56 ngân hàng hoạt động. Khủng hoảng tài chính 1997 xảy ra đã làm cho 16 ngân hàng bị đình chỉ hoạt động, 18 ngân hàng đặt dưới sự giám sát của Chính phủ vì xuất hiện dấu hiệu nguy cơ khủng hoảng và phá sản. Ước tính đến cuối tháng 3 năm 1998, tổng nợ xấu của tất cả các tổ chức tài chính là 118 nghìn tỷ won (chiếm gần 27%GDP) và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 18%. Con số nợ xấu năm 1999 lên tới 145 tỷ USD, đến năm 2002, Hàn Quốc vẫn còn tới trên 60 tỷ USD nợ xấu cần giải quyết. Đối tượng bán nợ xấu ở nước này chủ yếu là các công ty phát hành thẻ tín dụng, để đạt mức yêu cầu của Chính phủ về mức tỷ lệ nợ xấu dưới 10%.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

S Thứ nhất, sự yếu kém về cấu trúc trong các khu vực kinh tế. Khu vực các công ty Hàn Quốc nổi bật với các đặc điểm chính là: Lợi nhuận thấp với tỷ lệ Nợ/Tổng vốn vô cùng cao, năng lực quản trị yếu kém, thiếu hệ thống giám sát nhằm duy trì tính trách nhiệm và minh bạch.

S Thứ hai, sự can thiệp quá đà thep lối mòn của Chính phủ trong cách thức quản lý nội bộ các định chế tài chính. Gần như ở đây không có khái niệm về “phá sản”, vì các định chế tài chính luôn được chính phủ bảo lãnh. Do vậy, hoạt động của các định chế tài chính Hàn Quốc ngày càng trở nên yếu kém và tỷ lệ nợ xấu đã tăng

38

lên mạnh mẽ khiến nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản từ đầu năm 1997.

Truớc tình hình đó, Hàn Quốc đã tiến hành các biện pháp để quản lý các khoản nợ xấu hiệu quả hơn, cụ thể là:

V Cơ cấu lại khu vực tài chính - ngân hàng: Những công ty và ngân hàng không có khả năng tiếp tục hoạt động độc lập đều đuợc tiến hành sáp nhập, giải thể. Việc xử lý tài sản của các ngân hàng bị sáp nhập diễn ra theo huớng: tài sản tốt chuyển cho ngân hàng sáp nhập, tài sản xấu đuợc chuyển cho công ty quản lý nợ xấu để xử lý dần.

V Phân loại các khoản vay: Các khoản cho vay đuợc đánh giá và thực hiện phân loại theo 5 nhóm: các khoản cho vay bình thuờng, bắt đầu có vấn đề, duới tiêu chuẩn, có vấn đề và các khoản cho vay xấu

V Thành lập hệ thống thanh tra giám sát: Ngày 01/04/1998, Hàn Quốc thành lập Ủy ban ổn định tài chính (FSB) để thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ các hoạt động của các định chế tài chính trên cơ sở bám sát các mục tiêu: Bảo đảm chất luợng an toàn tài sản Có và thanh tra về tính chính xác, minh bạch và xác định các vi phạm, gian dối trong các số liệu, báo cáo đã trình FSB

V Thành lập công ty Quản lý tài sản (KAMCO): các khoản nợ xấu của các tổ chính tài chính sẽ đuợc KAMCO mua lại và xử lý.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ngân hàng Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ công nghệ chứng khoán hóa bất động sản, chứng khoán hóa các khoản nợ, từ đó tạo ra chuỗi giá trị ảo. Vào những năm 2000, sau khủng hoảng Dotcom, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất 11 lần từ 6,5% xuống còn 1% vào năm 2003, lãi suất cho vay mua nhà liên tục giảm, du nợ cho vay nhà ở tăng lên đột ngột. Nhiều nhà đầu tu đi vay tiền để đầu tu vào bất động sản. Các Ngân hàng sẵn sàng cho vay với cả những khách hàng có hạng mức tín nhiệm duới chuẩn. Đồng thời, để hỗ trợ cho hoạt động cho vay tạo lập nhà ở, Mỹ còn cho lập hiệp hội tài trợ bất động sản quốc gia Fannie Mae và tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia Freddie Mac. Hoạt động chính của hai tập đoàn này là mua lại những khoản vay thế chấp bằng bất động sản để phát hành trái phiếu tái thế chấp (MBS), sau đó bán

39

cho các nhà đầu tư khác nhằm tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng.

Lo ngại về vấn đề gia tăng lạm phát, FED đã tăng lãi suất từ 1% vào năm 2003, lên đến 5,25% vào năm 2006 khiến thị trường bất động sản bắt đầu chững lại. Lãi suất cho vay mua nhà càng ngày càng cao, cường độ vay mua nhà giảm lại. Giá nhà trượt dốc vì cung vượt cầu. Người vay muốn bán nhà trả nợ cũng không được vì giá nhà thấp hơn nhiều so với khoản vay của họ, dẫn đến ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ làm giá MBS sụt giảm.

Cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu bùng nổ tại Mỹ và lanh nhanh sang các nước khác, nhiều tập đoàn tài chính đóng băng vì những khoản thua lỗ liên quan đến cho vay địa ốc và chứng khoán. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhanh chóng từ 0,5% năm 2007 lên đến tận 3,8% vào năm 2009. Đến hết năm 2009, đã có 120 ngân hàng Mỹ thuộc diện có vấn đề và hơn 10 Ngân hàng Mỹ bị phá sản.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

S Thứ nhất, chính sách tín dụng của các NHTM Mỹ dễ dãi, lỏng lẻo và kém hiệu quả. Các NHTM Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng quy tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, sẵn sàng cho vay khách hàng có hạng mức tín nhiệm dưới chuẩn miễn là khách hàng đó chấp nhận chi phí cao

S Thứ hai, năng lực giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM Mỹ không theo kịp sự phát triển của thị trường tài chính. Hoạt động tài chính của các NHTM Mỹ phát triển quá cao, quá tinh vi và phức tạp đã tạo ra các giá trị ảo từ vòng xoáy: cho vay thế chấp - chứng khoán hóa các khoản vay - dùng tiền thu được tiếp tục cho vay. Trong khi đó, khả năng quản lý rủi ro của các ngân hàng không theo kịp sự phát triển của công nghệ về chứng khoán hóa khoản vay và các nghiệp vụ hoán đổi rủi ro như hợp đồng hoán đổi nợ xấu

S Thứ ba, các NHTM Mỹ quá lạm dụng đòn bẩy tài chính: các NHTM Mỹ sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao, sẵn sàng sử dụng vốn huy động để tài trợ cho tăng trưởng tài sản quá lớn, gây rủi ro cho Ngân hàng khi tài sản suy giảm

S Thứ tư, thiếu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý: các NHTM Mỹ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, nới lỏng chính sách để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận

40

trước mắt mà không gặp phải sự cản trở hay kiểm soát chặt chẽ nào từ phía Chính phủ Mỹ hay FED.

Với các nguyên nhân như trên, các NHTM Mỹ đã chủ động xử lý nợ xấu bằng các biện pháp cổ điển như: khoanh nợ, giãn nợ ... đồng thời kết hợp với các giải pháp mới như sáp nhập ngân hàng còn hoạt động tốt với ngân hàng khó khăn và chứng khoán hóa tài sản nợ. Ngoài ra, các NHTM Mỹ cũng nhận được sự hậu thuẫn lớn từ phía Chính phủ và NHTW như:

V Sửa đổi các quy định hiện hành để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt của dân chúng trong thời gian ngắn.

V Tiến hành quốc hữu hóa các NHTM trên diện rộng, nhà nước mua lại các khoản nợ xấu của Ngân hàng,mua lại cổ phần, chi phối và nắm quyền điều hành.

V NHTW tiến hành cơ cấu lại ngân hàng và hệ thống tài chính trong nước, cơ cấu lại hệ thống quản trị các Ngân hàng, đặc biệt là tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát. Các NHTM quy định lại các hệ số đảm bảo an toàn, cơ cấu lại khoản vay, cắt giảm nhân viên, cắt giảm chi phí, chấn chỉnh lại quy định nội bộ ...

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w