3.3.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định
Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản, không thể trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Để đảm bảo môi trường ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn, nhân sự, ... giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.
Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định chính trị, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho hệ thống NHTM nói chung và BIDV nói riêng tránh được những bất ngờ, những rủi ro trong kinh doanh.
102
3.3.1.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho việc xử lý TSĐB
Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả đuợc nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chua rõ ràng, đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất. Trong thực tế, việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn, do:
- Ngân hàng chuyển hồ sơ của TSĐB sang trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc sở tu pháp để xử lý, tuy nhiên tiến độ xử lý quá chậm, mất nhiều thời
gian, thậm chí có nhiều truờng hợp tồn đọng không xử lý đuợc. Việc này có
thể do
nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân không thể không nhắc đến
là hoạt
động của trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả. Khi đó, không ít truờng hợp ngân
hàng có thể phối hợp với nguời có TSĐB để xử lý hoặc tự xử lý đuợc, nhung khi
tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất cho nguời
mua, thì
các cơ quan chức năng từ chối việc thực hiện công chứng... với lý do quyền sử
dụng đất trong truờng hợp này phải thông qua trung tâm bán đấu giá chuyên trách
theo quy định.
- Khi xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất, theo Khoản 3 - Mục III, phần B của Thông tu Liên tịch 03, thì TCTD phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều
thời gian
và thủ tục:
103
Như vậy, để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí giao dịch cho ngân hàng, chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các TSĐB.
Kể từ ngày 15/08/2017, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực đã tháo gỡ được gần như tất cả những khó khăn, rào cản trong công cuộc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ xấu của các Ngân hàng. Với quy định mới này, nếu khoản nợ có đầy đủ điều kiện pháp lý, trong hợp đồng có thoả thuận về tài sản đảm bảo, khách hàng không trả nợ thì sẽ buộc phải bàn giao cho chủ nợ mà không phải qua tòa án, trừ trường hợp hợp đồng thiếu cơ sở pháp lý. Nghị quyết 42 cũng cho phép tòa áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng về xử lý tài sản đảm bảo với khách hàng.
Tuy nhiên, việc cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu có thể giải quyết được đối với những trường hợp là nợ của doanh nghiệp, của hộ gia đình, cá nhân có nhiều tài sản, ngoài bất động sản bị thế chấp nhưng đối với những trường hợp tài sản bị thế chấp là bất động sản duy nhất của hộ gia đình, của người nghèo... thì sẽ rất khó giải quyết.
Nghị quyết 42 ra đời trong bối cảnh chúng ta chưa có chính sách an sinh tương đồng nên khi xử lý nợ vẫn còn vướng mắc. Đó là với các hộ gia đình có duy nhất một tài sản, nhất là có trẻ con, người già. liệu có thể thu giữ chỗ ở duy nhất của họ, đuổi họ ra đường được không? Hiến pháp đã quy định về quyền có chỗ ở của công dân, cũng như Hiến chương Liên Hiệp quốc đã quy định về quyền có chỗ ở của trẻ em. Do đó, những trường hợp này dù ngân hàng có muốn thu hồi tài sản, đưa ra tòa án cũng rất khó xử lý, hầu như tắc nghẽn ở đây. Cho nên, Chính phủ vẫn cần bổ sung thêm các văn bản nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ.
3.3.1.3. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
104
nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nuớc, tuy đã có sự phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhung sự phối hợp còn chua cao hay có những loại thông tin vẫn chua đuợc tin học hóa mà chủ yếu luu trữ bằng giấy tờ, do vậy việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, và nhu thế, các NHTM thuờng không có đuợc đầy đủ thông tin về lịch sử khách hàng.
vẫn xảy ra truờng hợp phổ biến là BCTC của Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhung BCTC gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết. Do đó, việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, truớc hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nuớc, và gián tiếp giúp các NHTM cũng nhu BIDV thuận lợi trong việc khai thác thông tin khách hàng.
Để làm đuợc điều này, truớc hết, Chính phủ cần quy định đối với các doanh nghiệp phải đuợc kiểm toán bắt buộc: quy định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho các số liệu tài chính đuợc đảm bảo độ tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD khi tiếp cận với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là yêu cầu chung đảm bảo tính minh bạch khi nền kinh tế hội nhập.
3.3.1.4. Xây dựng và tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Điều này có vai trò rất lớn trong việc minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế. Từ đó giúp đuợc Ngân hàng có cái nhìn khách quan hơn về tình hình khách hàng, tình hình những khoản nợ nội tại, từ đó có những biện pháp quản lý, xử lý rủi ro sớm và phù hợp.