THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤUTẠI BIDV

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62)

2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại BIDV

2.2.1.1. Diễn biến nợ xấu của hệ thống NHTM VN giai đoạn 2015-2018

Để có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình nợ xấu của BIDV trong bốn năm trở lại đây, chúng ta cần xem xét diễn biến nợ xấu của toàn ngành cùng trong giai đoạn ấy. Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã đi qua nhưng tác động của nó thì vẫn còn kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, khiến nợ xấu của các ngân hàng rơi vào tình trạng cảnh báo.

A ∣⅛> ʌ) ΛΛ NA ló Nì? N? -*8, Nfe

CFCFCFCFCFCFCFCFCFCFCFCFCFCFCFCF

Nguồn: Sbv.gov.vn

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 2015-2018, nợ xấu ở mức khá thấp, mặc dù có biến động, nhưng luôn đảm bảo ở mức dưới 3%. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2015, ở mức 3,81%. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, kể từ 01/01/2015 các tổ chức tín dụng phải thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ CIC để phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ

51

cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều TCTD.

Từ tháng 3/2015, số liệu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất luợng tín dụng của các TCTD, không còn khác biệt nhiều giữa số liệu TCTD báo cáo và số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam. Vì lý do trên, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD trong tháng 01/2015, 02/2015, 03/2015 đã tăng lên lần luợt là 3,49%; 3,59%; 3,81% và tăng cao nhất vào thời điểm cuối Quý I/2015 (3,81%), do hầu hết các TCTD đã thực hiện tham chiếu nợ theo CIC, nhung về bản chất, nợ xấu đang có xu huớng giảm đi khi so sánh với tỷ lệ nợ xấu theo giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (theo kết quả phân loại nợ lại từ thông tin của CIC) với tỷ lệ nợ xấu lần luợt là 4,83% vào tháng 12/2014; 4,55% vào tháng 01/2015; 4,75% vào tháng 02/2015 và 3,81% vào tháng 3/2015.

Tỷ lệ này giảm dần đến cuối năm 2015 chỉ còn 2,55%. Sự biến động tích cực trong tỷ lệ nợ xấu năm 2015 gắn liền với các nguyên nhân:

+ Thứ nhất: NHNN đột ngột nâng mạnh giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên tới 60%. Do vậy, những khoản nợ lẽ ra là nợ xấu đã lại đuợc cơ cấu lại thành nợ trung dài hạn mà không phải chuyển nhóm nợ.

+ Mặt khác, do đây là năm cuối cùng của giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Đề án cơ cấu lại các TCTD và là năm bản lề thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Do đó, Chính phủ và NHNN đã thực hiện quyết liệt để xử lý triệt để nợ xấu - một trong những tác nhân lớn gây bất ổn kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Đến cuối năm 2018, với sự nỗ lực của Chính phủ cũng nhu của các NHTM trong

việc thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, mức nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống chỉ còn 2,18%, chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu bên ngoài khó thu hồi giảm. Đề án cũng đặt mục tiêu phấn đấu xử

lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020 đua tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền 15/14 (%) Số tiền 16/15 (%) Số tiền 17/16 (%) Số tiền 18/17 (%) 1. Tổng dư nợ 598,434 34.27% 723,697 20.93% 866,885 19.79% 988,739 14.06% 52

các nợ xấu đã bán sang VAMC và được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản. Nếu tính thận trọng bao gồm cả một số khoản nợ tiềm ẩn, nợ VAMC đã mua cùng với nợ xấu nội bảng tại ngân hàng thì tổng mức nợ xấu đến cuối năm 2018 là khoảng hơn 200 nghìn tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 5-6%.

Nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2017 thấp kỷ lục do Nghị quyết 42 ra đời và có hiệu lực từ 15/08/2017 mang tính đột phá trong việc xử lý nợ xấu, đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, tổ chức mua bán nợ xấu. về số liệu xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, đến cuối tháng 3/2018, toàn hệ thống xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các TCTD tại thời điểm cuối tháng 12/2017 là 1,99%, cuối tháng 03/2018 là 2,18% (giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016). Tổng các khoản nợ xấu được xử lý năm 2017 đạt 115,54 nghìn tỷ đồng, phần lớn là do khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và bán cho VAMC.Cụ thể: (i) khách hàng trả nợ 35,19 nghìn tỷ đồng; (ii) bán cho các tổ chức, cá nhân 32,7 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bán nợ cho VAMC đạt 31,6 nghìn tỷ; (iii) sử dụng dự phòng rủi ro 28,45 nghìn tỷ đồng; (iv) Bán, phát mại tài sản bảo đảm 2,5 nghìn tỷ đồng.

Tính từ năm 2012 đến hết tháng 7/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 794.200 tỷ đồng nợ xấu. Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, toàn hệ thống đã xử lý được 141.300 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 454,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,3%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 39,7%.

Nhìn lại bối cảnh kinh tế năm 2008 để tìm nguyên nhân nợ xấu, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, cùng với lạm phát cao đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: Hàng tồn kho tăng cao, chi phí vốn doanh nghiệp tăng (do Chính phủ sử dụng chính sách vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng nhằm kiềm chế lạm phát), môi trường kinh doanh biến động, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp... làm cho nhiều doanh nghiệp đã bị giải thể, phá sản. Chính điều này đã gây nên nợ xấu tồn đọng trong các NHTM cho đến thời điểm hiện nay, mà chủ yếu là nợ xấu bất động sản.

Trong những năm 2015-2018, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi 53

tình trạng trì trệ và phục hồi rất chậm. Mặc dù môi trường hoạt động vĩ mô đã có cải thiện, tuy nhiên sức cầu của nền kinh tế rất yếu, sản xuất tiếp tục đình trệ, một số ngành có chỉ số tồn kho hàng hóa vẫn đứng ở mức cao, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn và xuất hiện yếu tố giảm phát đáng lo ngại.

Do vậy, hoạt động toàn ngành ngân hàng tiếp tục khó khăn, chất lượng tín dụng tiếp tục suy giảm, nợ xấu vẫn tăng mạnh. Mặt bằng lãi suất huy động, cho vay đều giảm mạnh trong khi đó, chất lượng tài sản có suy giảm, chi phí dự phòng tăng cao đã làm cho lợi nhuận của ngành bị thu hẹp đáng kể.

2.1.1.2. Phân tích diễn biến nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2015-2018

a. Quy mô nợ xấu

Trước hết, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của BIDV trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tình hình nợ xấu của BIDV giai đoạn 2015-2018

2. Nợ xấu 10,054 11.01% 14,429 43.52% 14,064 -2.53% 18,802 33,69% - Nợ dưới tiêu chuẩn 3,976 6,482 3,750 5,450 - Nợ nghi ngờ 888 1,036 5,084 6,182 - Nợ có k/n mất vốn 5,190 6,911 5,230 7,170 3. Nợ xấu/T. Dư nợ 1.68% 1.99% 1.62% 1,9% 4. Trích lập DPRR 7,517 10,065 11,350 12,405 5.DPRR/Tổng dư nợ 1.26% 1.39% 1.31% 1,25%

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2015, 2016, 2017,2018

54

2015, nợ xấu tăng 11% so với năm 2014, nợ xấu tăng mạnh vào năm 2016 với tốc độ là 43,52%, nhung lại giảm 2,53% vào năm sau, đến năm 2018, nợ xấu lại tăng vọt (4.768 tỷ đồng) với tốc độ tăng là 33,69%. Nhu vậy, quy mô nợ xấu mặc dù đã có xu huớng thu hẹp lại trong năm 2017, nhung lại tăng mạnh vào năm sau.

Quy mô nợ xấu tăng mạnh trong giai đoạn này gắn liền với ba nguyên nhân:

- Thứ nhất, năm này ngân hàng không còn bị áp lực bán nợ xấu cho VAMC, vì thế mà nợ xấu tồn đọng nhiều hơn ở ngân hàng.

- Thứ hai là, nếu nhu năm 2015, NHNN còn cho phép đuợc giữ nguyên nhóm nợ, ngay cả với truờng hợp đã đuợc xác định là nợ xấu, thì năm 2016 theo thời gian, những món nợ đó không thể phục hồi, nay buộc phải nằm ở nhóm nợ xấu.

- Thứ ba là, tăng truởng tín dụng đạt 20,93%, cao hơn mức tăng truởng toàn ngành, tăng truởng cao hơn cả huy động. Tăng truởng tín dụng tất yếu sẽ kéo theo nợ xấu. Những món nợ đầu năm, nếu không trả đuợc thì nay đã thành nợ nhóm 3, thậm chí có thể lên nhóm 4.

Nguyên nhân chính khiến nợ xấu năm 2018 tăng cao là do nợ xấu cũ chua đuợc giải quyết triệt để, bên cạnh đó, nợ xấu mới phát sinh do BIDV đã mạnh tay cho vay (tăng gần 122 nghìn tỷ đồng du nợ cho vay).

Tuy vậy, Tỷ lệ nợ xấu của BIDV luôn đuợc kiểm soát ở mức duới 2%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành, năm 2018 đạt 1,9% tổng du nợ (trong khi nợ xấu toàn hệ thống chiếm 2,18%). Nguyên nhân do trong những năm 2015- 2018, toàn hệ thống BIDV đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm) cũng nhu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi...

Nhu vậy, trong bức tranh nợ xấu của các NHTM VN 2015-2018, BIDV vẫn luôn giữ đuợc tỷ lệ nợ xấu ở mức khả quan, thấp hơn mức trung bình ngành.

55

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM VN giai đoạn 2015-2018

■ BIDV HVietinbank HVietcombank HSacombank HSHB HTrung bình ngành

Nguồn: BIDVvà Sbv.gov.vn

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn này khá thấp nhưng về con số tuyệt đối, BIDV vẫn là Ngân hàng đang có số nợ xấu lớn nhất hệ thống. Năm 2018, tổng số

nợ xấu của BIDV ở mức 18.802 tỷ đồng, tăng 33,69% so với đầu năm, trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới hơn 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên so với số dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,9% trên tổng dư nợ - một con số an toàn, tính cả gánh nặng nợ xấu của MHB kể từ khi nhận sáp nhập cuối năm 2015.

Biểu đồ 2.7. Diễn biến nợ xấu của BIDV giai đoạn 2015-20182.500%

2.000% 1.500ớ/ o 1.000ớ/ o .500% 1- 1,62c IlllllllllliniNguồn: BIDV.vn

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dư nợ 100% 100% 100% 100%

Nợ nhóm 1 +2 98.32% 98.01% 98.38% 98.10%

Nợ xấu 1.68% 1.99% 1.62% 1.90%

56

Diễn biến nợ xấu trong năm 2015 là đáng chú ý. Để có tỷ lệ nợ xấu là 1,68%, BIDV đã phải bán hơn 21.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC tính đến cuối năm 2015, bằng 3,7% tổng du nợ năm 2015 với tỷ lệ trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt của VAMC là 20%.

Tuy nhiên, đây là điểm chung của các NHTM trong xử lý nợ xấu để giảm về tỷ lệ duới 3% theo quy định của NHNN.

c. Phân tích cơ cấu nợ xấu

V Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Khi xem xét nợ xấu theo phân loại nợ của thông tu 02 thì nợ xấu chủ yếu rơi vào nợ nhóm 3 và nhóm 5. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có quy mô lớn nhất ở mức 5.190 tỷ đồng vào năm 2015, năm 2016 tăng lên 6.911 tỷ đồng và giảm xuống trong năm 2017, chỉ còn 5.230 tỷ đồng, đạt kỷ lục là 7.170 tỷ đồng tại 31/12/2018. Quy mô nợ nhóm 3 (nợ duới tiêu chuẩn) nhỏ hơn so với nợ nhóm 5, và có sự biến động thất thuờng. Cụ thể: năm 2015 ở mức 3.976 tỷ đồng, tăng lên gần gấp đôi trong năm 2016 lên tới 6.482 tỷ đồng làm cho tổng nợ xấu tăng mạnh, rồi lại giảm trong năm 2017 còn 3.750 tỷ đồng, tăng lên 5.450 tỷ đồng trong năm 2018 ( bảng 2.2). Nợ nhóm 3 tăng đột biến trong năm 2016 là do các khoản cấp tín dụng thuộc nợ nhóm 2 bị đẩy sang nợ nhóm 3 khi chúng đã bị quá hạn hơn 90 ngày. Năm 2017, 2018, con số này giảm xuống là do các khoản nợ ở nhóm này bị quá hạn trên 180 ngày nên đã bị chuyển nhóm nợ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra sự tăng vọt của nợ nhóm 4 trong năm 2017.

Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) có sự biến động mạnh. Năm 2015, 2016,nhóm nợ này có quy mô nhỏ nhất, tuy nhiên lại tăng đột biến lên 5.084 tỷ trong năm 2017, năm 2018 là 4.680 nghìn tỷ. Nguyên nhân là do, nợ nhóm 3 đã dịch chuyển sang nợ nhóm 4 khi chúng đã quá hạn hơn 180 ngày, khiến nợ nhóm 3 giảm đáng kể và nợ nhóm 4 tăng mạnh.

57

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ VND 20,000 18,000 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 2015 2016 2017 2018 ■ Nợ nhó m 5 ■ Nợ

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2015, 2016, 2017, 2018

Như vậy, nợ có khả năng mất vốn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ xấu. Đến cuối năm 2018, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 48% nợ xấu, với con số tuyệt đối lên đến 7.170 tỷ đồng.

Nợ nhóm 3 0.66% 0.90% 0.43% 0.55%

Nợ nhóm 4 0.15% 0.14% 0.59% 0.63%

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2015, 2016, 2017, 2018

Từ bảng cơ cấu nhóm nợ trên có thể thấy:

Nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nợ xấu (40%-60% tổng nợ xấu; khoảng 0,9% tổng dư nợ năm 2015, 2016). Nguyên nhân là do khách hàng có nhiều khoản vay thì chỉ cần một khoản vay ở nhóm 5 thì các khoản vay khác cũng

58

tự động chuyển nhóm. Hơn nữa, nợ ở nhóm 3, nhóm 4 nếu không đuợc thanh toán kịp thời cũng đuợc chuyển dần xuống nhóm 5. Tại 31/12/2018, nợ nhóm 5 chỉ chiếm 0,73% tổng du nợ là do BIDV đã tích cực và quyết liệt trong công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, một trong những biện pháp đó là sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu.

V Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế

Tại BIDV thì nhóm ngành cho vay có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng. Các nhóm ngành này chiếm gần 50% tổng nợ xấu, năm 2018, đã gây ra 52% nợ xấu. Đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu là do, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chậm thu hồi công nợ, đặc biệt các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, xây công trình đuợc giao thuờng xuyên chua đuợc quyết toán.

Nhóm ngành chiếm tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là nông nghiệp, năm 2018 tuy có tăng

lên do xuất khẩu thị truờng nuớc ngoài gặp khó, nhung do du nợ cho vay tăng lên nên

vẫn chỉ chiếm khoảng 5% tổng nợ xấu. Điều này cũng dễ hiểu bởi số du cho vay ngành

này cũng rất thấp: năm 2015 là 6,00%; năm 2016 là 5,99% và năm 2017, 2018 giảm xuống thấp chỉ còn 4,63%.

V Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2015-2018, tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu xuất hiện nhiều hơn ở các khoản cho vay doanh nghiệp. Đây luôn là khách hàng chiếm tỷ trọng du nợ lớn (luôn ở mức trên 50%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu trong các khoản cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình cũng đang có xu huớng tăng tuơng ứng với sự tăng lên của du nợ cho vay nhóm

Một phần của tài liệu 1186 quản lý nợ xấu trong NHTM CP đâu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w