trình tín dụng mà ngân hàng đã xây dựng; bên cạnh đó, cũng cần chú trọng cải thiện danh mục đầu tu theo huớng đa dạng hóa tăng khả năng sinh luời.
(3) Nâng cao khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản: trên cơ sở tạo ra sự cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn, tăng sự phù hợp về cấu trúc Tài sản
Có -
Tài sản Nợ.
3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng và phân tích đánh giá cácthông thông
số trong quản lý rủi ro tín dụng
Để thực hiện tốt công tác thẩm định thì cần phải có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật, kịp thời. Thông tin đảm bảo yêu cầu sẽ giúp việc thẩm định có những quyết định phù hợp. Vì vậy, nâng cao chất luợng thông tin là vấn đề mà BIDV cần quan tâm. Nội dung của công việc này là:
- Tiến hành thu thập thông tin về khách hàng từ tất cả các kênh: trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ nguồn nội bộ, từ internet... Ngân hàng cũng cần nắm
đuợc xu huớng phát triển đối với các lĩnh vực, ngành nghề cho vay. Trên cơ
sở đó,
tập hợp, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra, có cơ sở tính toán xác
định hạn mức rủi ro, quản lý và xử lý rủi ro cho phù hợp với thực tiễn hoạt động.
- Ngoài ra, BIDV cũng cần tăng cường hợp tác, liên kết trao đổi chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng
góp phần
hỗ trợ nhau trong việc quyết định tín dụng chính xác, đồng thời sẽ làm giảm thiểu
99
mới, nhiều tiện ích trên một sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành theo phuơng pháp hiện đại nhu hoạt động, kinh doanh phân tán, nhung quản trị điều hành tập trung tại Hội sở chính, cho phép Hội sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh.
Phát triển công nghệ thông tin và hiện đại hóa ngân hàng đuợc nhận định là một trong những mục tiêu trọng tâm và chiến luợc của ngân hàng. BIDV tiếp tục đẩy mạnh triển khai, đảm bảo tiến độ và chất luợng các dự án Chiến luợc CNTT; dự án trọng điểm hiện đại hóa ngân hàng nhu thay thế Corebanking, Kho dữ liệu doanh nghiệp, ... Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các ứng dụng CNTT hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng; ứng dụng CNTT vào công tác quản trị vận hành của ngân hàng, cung cấp các công cụ quản lý nội bộ cho các phòng ban nghiệp vụ nâng cao chất luợng hoạt động nói chung và chất luợng tín dụng nói riêng.
Để từ đó, BIDV có thể tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu. Các nghiệp vụ quản lý RRTD, quản lý RR tác nghiệp và thị truờng tiếp tục đuợc nghiên cứu, tìm kiếm nhằm mua những chuơng trình phần mềm hiện đại để theo dõi, kiểm soát rủi ro.
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn lực
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của hệ thống BIDV, là cơ sở để công tác quản lý nợ xấu đuợc phát huy hiệu quả. Do đó, nâng cao năng lực nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc quản lý nợ xấu và sự phát triển của cả hệ thống.
về chính sách tuyển dụng: Để đáp ứng nhu cầu thay đổi mô hình tổ chức và mô hình quản trị rủi ro huớng tới thông lệ quốc tế, BIDV tiếp tục có kế hoạch tuyển dụng mới hàng trăm cán bộ. Bên cạnh việc ban hành quy chế tuyển dụng lao động, thực hiện tuyển dụng lao động mới có kết quả học tập tốt, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh, ngân hàng cũng cần xây dựng, có riêng chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, có kinh nghiệm.
Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại: Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi cán bộ
100
không ngừng nâng cao và cập nhật kiến thức mới. Vì vậy, công tác đào tạo và đào
tạo lại
cần được đặc biệt chú trọng thực hiện, vừa đảm bảo trang bị các kiến thức cần thiết
đối với
CBTD nói chung vừa có chương tình đào tạo chuyên sâu đối với một số cán bộ có khả
năng tiếp thu và ứng dụng tốt các kiến thức đã học vào công việc, đồng thời khuyến khích
nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài. Việc đào tạo cần phải có trọng tâm, trọng
điểm, đào tạo chuyên ngành, không đào tạo đại trà. Song song với việc đào tạo
nghiệp vụ,
ngân hàng cũng cần chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ.
Bên cạnh đó, ngân hàng phải thường xuyên rà soát và sắp xếp lại nguồn lao động, lưu ý, bố trí cơ cấu và đào tạo cán bộ phù hợp, đặc biệt với cán bộ mới tuyển dụng, cán bộ có kinh nghiệm nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý, đảm bảo hiệu quả của công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ.
3.2.6. Tăng cường chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB)
Song song với việc kiện toàn ổn định tổ chức, nhân sự và đào tạo, BIDV cần tiếp
tục tăng cường đổi mới toàn diện về phương pháp kiểm tra, hoàn thiện công cụ hỗ trợ
giám sát, đấy mạnh hoạt động KTKSNB, phát huy vai trò của 3 vòng kiểm soát, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, kiểm tra, giám sát.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ giữa các bộ phận trực thuộc ban kiểm soát với các phòng/ban Trụ sở chính trong định hướng chỉ đạo kiểm tra,
kiểm soát cũng như chấn chỉnh, khắc phục sai sót nghiệp vụ, chia sẻ, thu thập, xử lý thông tin kịp thời để thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro cũng như quản lý nợ xấu của hệ
101
3.2.7. Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Tiến tới quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, Ngân hàng cần hoàn thiện mô hình chấm điểm XHTD theo thông lệ quốc tế (chuẩn Basel II). Thực hiện XHTD dựa trên sự kết hợp của phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê số liệu lịch sử của từng đối tượng khách hàng để lượng hóa rủi ro, xác xuất xảy ra vỡ nợ PD (Probability of Default), tổn thất xảy ra do vỡ nợ LGD (Loss Given Default) và rủi ro vỡ nợ EAD (Exposure at Default) cho các đối tượng khách hàng. Từ đó có thể tránh trường hợp quyết định cho vay không chính xá c do đánh giá xếp hạng sai khách hàng dẫn tới nợ xấu phát sinh.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
3.3.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định
Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản, không thể trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Để đảm bảo môi trường ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn, nhân sự, ... giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.
Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định chính trị, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho hệ thống NHTM nói chung và BIDV nói riêng tránh được những bất ngờ, những rủi ro trong kinh doanh.
102
3.3.1.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho việc xử lý TSĐB
Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả đuợc nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chua rõ ràng, đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất. Trong thực tế, việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn, do:
- Ngân hàng chuyển hồ sơ của TSĐB sang trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc sở tu pháp để xử lý, tuy nhiên tiến độ xử lý quá chậm, mất nhiều thời
gian, thậm chí có nhiều truờng hợp tồn đọng không xử lý đuợc. Việc này có
thể do
nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân không thể không nhắc đến
là hoạt
động của trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả. Khi đó, không ít truờng hợp ngân
hàng có thể phối hợp với nguời có TSĐB để xử lý hoặc tự xử lý đuợc, nhung khi
tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất cho nguời
mua, thì
các cơ quan chức năng từ chối việc thực hiện công chứng... với lý do quyền sử
dụng đất trong truờng hợp này phải thông qua trung tâm bán đấu giá chuyên trách
theo quy định.
- Khi xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất, theo Khoản 3 - Mục III, phần B của Thông tu Liên tịch 03, thì TCTD phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều
thời gian
và thủ tục:
103
Như vậy, để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí giao dịch cho ngân hàng, chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các TSĐB.
Kể từ ngày 15/08/2017, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực đã tháo gỡ được gần như tất cả những khó khăn, rào cản trong công cuộc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ xấu của các Ngân hàng. Với quy định mới này, nếu khoản nợ có đầy đủ điều kiện pháp lý, trong hợp đồng có thoả thuận về tài sản đảm bảo, khách hàng không trả nợ thì sẽ buộc phải bàn giao cho chủ nợ mà không phải qua tòa án, trừ trường hợp hợp đồng thiếu cơ sở pháp lý. Nghị quyết 42 cũng cho phép tòa áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng về xử lý tài sản đảm bảo với khách hàng.
Tuy nhiên, việc cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu có thể giải quyết được đối với những trường hợp là nợ của doanh nghiệp, của hộ gia đình, cá nhân có nhiều tài sản, ngoài bất động sản bị thế chấp nhưng đối với những trường hợp tài sản bị thế chấp là bất động sản duy nhất của hộ gia đình, của người nghèo... thì sẽ rất khó giải quyết.
Nghị quyết 42 ra đời trong bối cảnh chúng ta chưa có chính sách an sinh tương đồng nên khi xử lý nợ vẫn còn vướng mắc. Đó là với các hộ gia đình có duy nhất một tài sản, nhất là có trẻ con, người già. liệu có thể thu giữ chỗ ở duy nhất của họ, đuổi họ ra đường được không? Hiến pháp đã quy định về quyền có chỗ ở của công dân, cũng như Hiến chương Liên Hiệp quốc đã quy định về quyền có chỗ ở của trẻ em. Do đó, những trường hợp này dù ngân hàng có muốn thu hồi tài sản, đưa ra tòa án cũng rất khó xử lý, hầu như tắc nghẽn ở đây. Cho nên, Chính phủ vẫn cần bổ sung thêm các văn bản nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ.
3.3.1.3. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
104
nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nuớc, tuy đã có sự phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhung sự phối hợp còn chua cao hay có những loại thông tin vẫn chua đuợc tin học hóa mà chủ yếu luu trữ bằng giấy tờ, do vậy việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, và nhu thế, các NHTM thuờng không có đuợc đầy đủ thông tin về lịch sử khách hàng.
vẫn xảy ra truờng hợp phổ biến là BCTC của Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhung BCTC gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết. Do đó, việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, truớc hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nuớc, và gián tiếp giúp các NHTM cũng nhu BIDV thuận lợi trong việc khai thác thông tin khách hàng.
Để làm đuợc điều này, truớc hết, Chính phủ cần quy định đối với các doanh nghiệp phải đuợc kiểm toán bắt buộc: quy định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho các số liệu tài chính đuợc đảm bảo độ tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD khi tiếp cận với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là yêu cầu chung đảm bảo tính minh bạch khi nền kinh tế hội nhập.
3.3.1.4. Xây dựng và tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Điều này có vai trò rất lớn trong việc minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế. Từ đó giúp đuợc Ngân hàng có cái nhìn khách quan hơn về tình hình khách hàng, tình hình những khoản nợ nội tại, từ đó có những biện pháp quản lý, xử lý rủi ro sớm và phù hợp.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý cho hoạt động ngân hàng
Điều quan trọng để BIDV có thể ứng dụng thành công quy trình giám sát và quản lý rủi ro theo những chuẩn mực của Basel II nhằm tăng cuờng quản lý nợ xấu chính là vai trò cũng nhu trách nhiệm của NHNN trong việc đua ra các nền tảng pháp luật hoàn hiện.
Hơn nữa, ngoài dùng nguồn DPRR, việc xử lý nợ xấu của BIDV chủ yếu là thông qua công ty quản lý và khai thác tài sản với việc bán, phát mại TSBĐ hay bán
105
nợ cho các AMC khác hay VAMC. Để có thể xử lý nợ xấu thành công thì BIDV AMC cần phải có đầy đủ nguồn lực và kỹ năng xử lý nợ xấu cũng như một hành lang pháp lý thuận lợi. Bởi vậy, NHNN cần hình thành một hành lang pháp lý, các nguyên tắc kế toán, các quy định về công bố thông tin và thực hiện giám sát chặt chẽ đối với công ty này nhằm tránh tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối ngân hàng có thể giảm nhưng chất lượng nợ không thay đổi.
Bên cạnh đó, NHNN phải thực hiện rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ và sử dụng DPRR, sửa đổi bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Đặc biệt, cần thay đổi cách thức hoạt động của VAMC, tạo lập thị trường mua bán nợ. VAMC không nên chỉ là tổ chức môi giới, làm nhiệm vụ trung chuyển, gắn kết người bán và người mua; VAMC phải là người kinh doanh nợ, kinh doanh hợp pháp, đầu cơ hợp pháp các khoản nợ. Tăng cường tiềm lực tài chính để VAMC có thể chủ động xử lý tận gốc nợ xấu như nâng vốn điều lệ, cho phép VAMC được phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi, thế chấp, cầm cố để mua nợ xấu. Tăng