Cơ cấu tín dụng theo ngành/lĩnh vực kinh tế năm 2014-2016

Một phần của tài liệu 1211 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72)

gian thu hồi vốn dài nên rủi ro cao) nhu: kinh doanh vận tải, xây lắp, bất động sản, thủy điện, sản xuất xi măng, clinker,... trong khi Chi nhánh đang khuyến khích cho vay thuơng mại xuất nhập khẩu và cho vay bán lẻ vì độ rủi ro thấp hơn nhiều. Trong những năm qua tại Chi nhánh, trong các lĩnh vực cho vay thì cho vay kinh doanh vận tải là lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tuy nhiên đến nay cũng đã xử lý cơ bản du nợ xấu tại nhóm ngành này.

- Chất lượng tài sản bảo đảm khơng cao

Mặc dù tỷ trọng du nợ có tài sản bảo đảm tại Chi nhánh ở mức khá cao (Năm 2016 là khoảng 90%) nhung chất luợng tài sản bảo đảm chua cao, nhiều tài sản không đủ điều kiện hạch tốn giá trị hoặc tính thanh khoản thấp.

Chi nhánh Chuơng Duơng tài trợ nhiều dự án trung dài hạn đầu tu nhà máy sản xuất, tài sản bảo đảm chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay. Một số tài sản

đang trong quá trình hình thành nên chưa đủ điều kiện hạch toán giá trị, một số tài sản khác đã hoàn thành nhiều hạng mục cơ bản nên tạm hạch tốn một phần giá trị. Khả năng phát mại và tính thanh khoản của những tài sản trên không cao do giá trị của các nhà máy sản xuất lớn và mang tính đặc thù cao.

Trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh cho vay các doanh nghiệp bất động sản, thủy điện và sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp trên chủ yếu là nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản bảo đảm là bất động sản hợp pháp không nhiều. Đối với tài sản là máy móc thiết bị nhiều máy móc thiết bị cũ đang được các doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh, tính thanh khoản khơng cao. Trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ thì khả năng phát mại máy móc thiết bị để được giá trị mong muốn cịn khó khăn, thời gian phát mại có thể kéo dài dẫn tới giảm giá trị tài sản bảo đảm.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu, Chi nhánh hiện nay không tiếp tục áp dụng cho vay bảo đảm bằng lô hàng nhập do khó kiểm sốt đối với các tài sản hình thành từ vốn vay trong trường hợp này, Ngân hàng cũng khơng có kho để quản lý hàng hóa nên nếu áp dụng thường áp dụng biện pháp thuê kho của bên thứ ba để quản lý tài sản. Do vậy, tránh được nhiều rủi ro liên quan đến tài sản lưu động hình thành từ vốn vay.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chưa phân tách hoàn toàn chức năng của các bộ phận trong bộ máy cấp tín dụng:

BIDV đã phân tách tín dụng thành 03 bộ phận: Bộ phận kinh doanh, bộ phận QLRR và bộ phận tác nghiệp với chức năng nhiệm vụ được phân định rõ ràng. Tuy nhiên, mơ hình QLRR vẫn cịn nhiều hạn chế do chưa tuân thủ nguyên tắc độc lập, khách quan, cụ thể như sau:

+ Bộ phận kinh doanh (Front office): Đóng vai trị là người đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng)

+ Bộ phận QLRR (Middle office): Là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt)

+ Bộ phận tác nghiệp (Back office): Bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo

Với mơ hình như hiện nay, tồn tại hai bộ phận cùng tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng là bộ phận QLKH và bộ phận QLRR. Trong đó, bộ phận QLRR chỉ tham gia phân tích, thẩm định khách hàng đối với một số trường hợp nhất định như: Các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của PGĐ phụ trách QLKH, các khoản vay đầu tư dự án, các khoản vay của khách hàng chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ,.... Đối với những trường hợp còn lại phòng QLKH là bộ phận duy nhất phân tích, đánh giá khách hàng và đề xuất tín dụng. Bộ phận QLKH vừa thực hiện chức năng tìm kiếm, tiếp thị khách hàng vừa thực hiện chức năng đề xuất tín dụng sẽ tiềm ẩn rủi ro do một số nguyên nhân sau:

-Bộ phận QLKH là bộ phận thực hiện chức năng bán hàng, chịu áp lực rất lớn về doanh số. Điều này dẫn tới rủi ro cán bộ QLKH chạy theo doanh số, đánh giá khách hàng tốt hơn mức thực tế để đề xuất cấp tín dụng.

-Bộ phận QLKH là bộ phận trực tiếp tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng nên dễ xảy ra tình trạng cán bộ QLKH cấu kết với khách hàng lừa đảo Ngân hàng. Khi bộ phận QLKH là bộ phận duy nhất phân tích khách hàng và đề xuất tín dụng mà khơng có bộ phận khác đánh giá lại những phân tích trên thì rất dễ xảy ra rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.

- Bộ phận QLRR chỉ thực hiện chức năng thẩm định rủi ro trong một số trường hợp nhất định nên tính chun mơn hóa chưa cao. Bộ phận QLKH vẫn là đầu mối thu thập thông tin, phân tích tín dụng nên có ý kiến quyết định trong q trình cấp tín dụng. Ý kiến của bộ phận QLRR thường khơng có chiều sâu và chỉ mang tính chất tham khảo. Bên cạnh đó, trách nhiệm của các bộ phận trong trường hợp rủi ro xảy ra cũng chưa được phân định rõ ràng. Hiện nay bộ phận QLKH vẫn là bộ phận chịu trách nhiệm chính khi rủi ro xảy nên tinh thần trách nhiệm của bộ phận QLRR trong phân tích tín dụng chưa cao.

- Cán bộ QLKH phải thực hiện tất cả các bước trong quy trình cấp tín dụng từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo, thực hiện cơng chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo... Với khối lượng và áp lực cơng việc lớn như vậy, cán bộ QLKH rất khó có đủ thời gian để thu thập đầy đủ thơng tin liên quan đến khách hàng và khoản vay để có thể thực hiện đề xuất tín dụng một cách chi tiết, chất lượng.

Thứ hai, bộ phận QLRR chưa phát huy hiệu quả và Chi nhánh chưa có chế tài xử phạt thích đáng với hoạt động QLRR

Do BIDV chưa có chế tài thích đáng đối với bộ phận QLRR tín dụng khi chất lượng tín dụng giảm sút nên bộ phận QLRR tín dụng chưa chủ động phát hiện các sai sót và tính tn thủ trong quy trình nghiệp vụ.

Hiện nay BIDV chỉ có chế tài xử phạt khi cán bộ thực hiện sai quy trình cấp tín dụng mà chưa có chế tài xử phạt về trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định đối với kết quả, chất lượng thẩm định tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc khơng cao.

Thứ ba, khả năng phân tích ngành, định giá tài sản bảo đảm cịn yếu kém

Phân tích ngành là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng khá khó khăn đối với cán bộ tín dụng. Hiện nay, trong đề xuất tín dụng của cán bộ đều có nội dung phân tích ngành nhưng được thực hiện khá sơ sài do hạn chế về năng lực. Phân tích khả năng phát triển ngành trong ngắn, trung và dài hạn chỉ có thể được đánh giá chính xác bởi các chun gia kinh tế. Chính vì vậy, BIDV cần xây dựng hệ thống phân tích ngành để hỗ trợ cán bộ tín dụng trong phân tích tín dụng. Hàng năm, BIDV cần lên danh sách những ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt, trung bình và những ngành nghề có khả năng suy giảm để định hướng phát triển tín dụng trong tồn hệ thống.

Định giá tài sản bảo đảm cũng là một khâu còn yếu kém của cán bộ tín dụng tại BIDV. Hầu hết cán bộ tín dụng chưa từng được đào tạo qua các khóa học về định giá tài sản bảo đảm mà chỉ thực hiện theo hướng dẫn tại một số văn bản của BIDV. Năng lực đánh giá tài sản bảo đảm còn hạn chế do kinh nghiệm tiếp xúc thực

tế của cán bộ tín dụng cịn chưa cao. Hiện nay, đối với những tài sản có giá trị lớn cán bộ BIDV thường thuê tổ chức định giá thứ 3, gây tốn kém chi phí cho Khách hàng. Cịn lại phần lớn tài sản đều do cán bộ tín dụng thực hiện định giá nên chất lượng định giá thấp, gây rủi ro cho Ngân hàng nếu cần phát mại tài sản.

Thứ tư, hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cịn nhiều điểm bất cập

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ chủ yếu để hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng tại BIDV. Hệ thống cơng cụ hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng khác tại BIDV cịn khá nghèo nàn, lạc hậu. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được đưa vào áp dụng từ năm 2006. Trong quá trình thực hiện, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã bộc lộ những yếu kém như sau:

+ Bộ chỉ tiêu đánh giá được áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động.. .Do vậy một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh khơng chính xác thực trạng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy bộ chỉ tiêu này chưa thực sự phù hợp với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ.

+ Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời. riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

Thứ năm, khả năng thu thập, xử lý và trao đổi thông tin của cán bộ cịn thấp

Các cán bộ tín dụng làm việc tại BIDV Chương Dương chủ yếu được tuyển dụng từ các trường đại học kinh tế có uy tín tại Việt Nam nên trình độ chun mơn khá tốt. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ tín dụng đều là những cán bộ trẻ, kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ chưa nhiều nên khả năng thu thập và xử lý thơng tin cịn thấp. Cán bộ tín dụng cịn làm việc dựa trên hồ sơ do chính khách hàng vay cung cấp, chưa biết cách thẩm định tính chính xác của những hồ sơ trên.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cịn chưa tích cực thu thập thơng tin về khách hàng từ các đối tác, các cơ quan chức năng, từ các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tiền gửi, tín dụng,... Trên đề xuất của các cán bộ tín dụng có thể thấy rõ sự nghèo nàn và tính sơ sài, nhàm chán của các thơng tin cung cấp. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng cần nâng cao tính chủ động, nhiệt tình trong cơng việc thì chất lượng phân tích tín dụng mới được nâng cao.

Khi khách hàng phát sinh nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào thì cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt được. Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng (CIC) để kịp thời cung cấp cho các Ngân hàng khi có nhu cầu tìm hiểu về tình hình quan hệ tín dụng của một khách hàng. Một số cán bộ tín dụng tại BIDV chưa có thói quen truy cập hệ thống CIC để cập nhật kịp thời tình hình khách hàng. Trung bình mỗi năm cán bộ tín dụng chỉ vấn tin về tình hình quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng của mỗi khách hàng từ 2 đến 3 lần. Chính vì vậy, khi khách hàng đã phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác nhưng cán bộ tín dụng khơng phát hiện kịp thời và vẫn thực hiện cho vay dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

về phía khách hàng

- Tính minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức

thấp. Hơn 90% các doanh nghiệp Việt Nam đều là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ cấu tổ chức bộ máy còn sơ sài, khả năng quản lý và kiểm sốt tài chính cịn yếu kém. Hầu hết các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều khơng có báo cáo tài chính được kiểm tốn. Báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng đều là báo cáo do doanh nghiệp tự lập, độ tin cậy đối với các thông tin trên báo cáo này không cao. Một số doanh nghiệp không gửi báo cáo thuế cho ngân hàng do viện dẫn báo cáo thuế khơng phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp mà thường làm xấu đi tình hình thực tế. Bản thân cán bộ tín dụng khơng phải là những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp nên rất khó có thể phát hiện những bất cập trong báo cáo tài chính mà Doanh nghiệp cung cấp nếu Doanh nghiệp có gian dối. Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phân tích tín dụng của cán bộ tín dụng.

- Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp còn non trẻ, khả năng quản lý tài chính, kinh nghiệm và ý thức tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng chưa cao. Rất nhiều doanh nghiệp khơng có ý thức hồn trả khoản nợ vay ngân hàng khi nhận được trước hạn nguồn thu từ phương án sản xuất kinh doanh mà ngân hàng tài trợ. Bản thân doanh nghiệp quan niệm chỉ cần trả được nợ ngân hàng mà không quan tâm đến các cam kết. Ví dụ như trong cho vay xây lắp, nguồn thu từ cơng trình này về lại được dùng trả nợ cho cơng trình khác. Trong dài hạn, chính quan niệm trên đã làm nhiều doanh nghiệp quản lý tài chính yếu kém rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

về phía các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước

- Mức độ công khai thông tin ở Việt Nam còn yếu kém. Các cơ quan chức năng cần cơng khai minh bạch các chính sách như quy hoạch phát triển kinh tế vùng miền, quy hoạch giải tỏa đất đai tại từng khu vực,... để người dân cũng như các doanh nghiệp có thơng tin đầy đủ phục vụ quá trình ra quyết định. Hiện nay cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại rất nặng nề. Các cơ quan chức năng không chủ động công bố rộng rãi thông tin liên quan đến các chính sách mới mà từng đối tượng có nhu cầu phải tự tìm hiểu. Chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng khi muốn tìm hiểu các thơng tin liên quan đến khoản vay.

- Cơ chế chính sách liên tục thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng. Việt Nam là một trong những nước bị giới đầu tư nước ngồi đánh giá có cơ chế chính sách khó đốn định nhất, cơ chế chính sách thay đổi liên tục và không theo một chiều hướng nhất định nào đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng, khi cơ chế chính sách đối với từng ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể lường trước được những rủi ro trên khi phân tích tín dụng nếu cơ chế chính sách thay đổi mà khơng có một ngun nhân cụ thể nào.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi liên tục của cơ chế chính sách như lợi ích nhóm của một số bộ phận chưa tốt từ bộ máy cầm quyền, chính sách và quan

điểm chưa nhất quán của cơ quan lập pháp,.. .nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng khơng

Một phần của tài liệu 1211 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w