- Các cơ quan nhà nước cần có sự nhất quán và minh bạch trong chính sách vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nhiều bộ phận trong nền kinh tế. Các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu sâu trước khi ban hành một chính sách đồng thời nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài cũng như đông đảo dư luận đối với những thay đổi trong chính sách mới. Những chính sách được ban hành cần tránh chạy theo lợi ích nhóm mà phải hướng tới lợi ích chung của cộng đồng.
Sự nhất quán trong chính sách là điều kiện cần thiết để ổn định môi trường kinh tế. Bản thân hoạt động tín dụng của các Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Nhà nước. Tính khó lường trước trong thay đổi cơ chế chính sách sẽ gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng vì nó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi phân tích và ra quyết định cấp tín dụng bản thân các Ngân hàng cũng không thể lường trước được những thay đổi trên vì vậy sẽ gia tăng rủi ro đối với các Ngân hàng.
Việt Nam là một trong những nước có tính minh bạch trong chính sách thấp nhất. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xuyên không công bố rộng rãi những chính sách mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy, các
NHTM thường xuyên gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin. Có rất nhiều thông tin cần thiết cho hoạt động tín dụng của NHTM cần được công khai như: Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn trong từng giai đoạn cụ thể,... Quá trình ra quyết định tín dụng cần rất nhiều thông tin liên quan đến các chính sách của nhà nước nên cần tiến tới quy định công khai minh bạch chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các cơ quan nhà nước phải định hướng phát triển các ngành kinh tế và xây dựng các chỉ tiêu bình quân ngành: Ngân hàng là tổ chức tín dụng, cung cấp vốn cho nền kinh tế nên rất cần đến định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của các cơ quan nhà nước. Đặc biệt khi tài trợ vốn đối với các dự án trung dài hạn rất cần đến định hướng của các cơ quan nhà nước để xác định được tính khả thi của dự án đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển mạng lưới kinh doanh,. Các cơ quan nhà nước phải công khai thông tin liên quan đến tình trạng phát triển của từng ngành, lĩnh vực và tiềm năng phát triển trong tương lai để xác định lĩnh vực ưu tiên phát triển, lĩnh vực hạn chế phát triển.
Phân tích tình hình tài chính là một bộ phận rất quan trọng trong phân tích doanh nghiệp. Mỗi ngành, lĩnh vực có những nét đặc thù riêng nên không thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ tài chính nghiên cứu, thu thập và đưa ra bộ chỉ tiêu bình quân ngành để các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng có cơ sở tham chiếu và đánh giá vị trí của một Doanh nghiệp trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Các chỉ tiêu bình quân ngành cũng là một yếu tố để xác định được tiềm năng phát triển của ngành đó trong tương lai, mức độ sinh lời có thể đạt được và khả năng trả nợ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nghiên cứu của Chương 3 đã đưa ra được các giải pháp tăng cường QLRR tín dụng (bao gồm 8 giải pháp chính) đồng thời đưa ra các kiến nghị với cơ quan cấp trên để tăng cường công tác QLRR tín dụng, giảm thiểu rủi ro cũng như có thể chủ động phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng nợ, hiệu quả hoạt động của BIDV Chương Dương nói riêng, BIDV nói chung trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Với tư cách trung gian tín dụng, NHTM là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn, NHTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất được thực hiện liên tục. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động tín dụng càng được đẩy mạnh và các NHTM càng có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận. Tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho NHTM nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau và các NHTM đang phải nỗ lực hết sức để quản lý tốt rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác QLRR tín dụng là yêu cầu cấp bách không chỉ củ-a BIDV Chương Dương mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay. Với mục tiêu đưa ra được một hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường QLRR tín dụng tại BIDV Chương Dương, nội dung đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM, đưa ra những nội dung chủ yếu trong công tác QLRR tín dụng và kinh nghiệm QLRR tín dụng của một số NHTM hiện nay.
Khái quát về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chương Dương, nêu ra thực trạng QLRR tín dụng và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác QLRR tín dụng tại BIDV Chương Dương.
Đề tài đã hệ thống hóa các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLRR tín dụng đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với BIDV, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho công tác QLRR tín dụng tại BIDV Chương Dương thực hiện có hiệu quả nhất.
kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Mùi (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Học viện Tài chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Hà Nội.
7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016),
Quyết định Ban hành Chính sách cấp tín dụng số 3296/QĐ-BIDV ngày 15/12/2016,
Hà Nội.
8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015),
Quy định về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức số 4633/QyĐ-BIDV ngày 30/06/2015, Hà Nội.
9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013),
Quyết định phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành số 3812/QĐ-QLTD ngày 02/07/2013, Hà Nội.
10.Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013),
Quyết định số 7403/QĐ-QLTD về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 3812/QĐ/QLTD, Hà Nội.
Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định 8955/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014 về giao dịch bảo đảm số 6127/QĐ-BIDVngày 13/08/2015, Hà Nội.
13.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
14.Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương (2014, 2015, 2016), Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro, Báo cáo phân loại nợ, Hà Nội.
15.Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2010), Ban hành chính sách dự phòng rủi ro số 118/QĐ-VCB.CSTD ngày 18/03/2010, Hà Nội.
16.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.
17.Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
18.Peters. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.