Nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đề mà bất kỳ NHTM nào cũng phải đối mặt. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh cần tích cực áp dụng các biện pháp để xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ q hạn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Hơn nữa, hiện nay một khách hàng không chỉ quan hệ với duy nhất một
tổ chức tín dụng mà thường thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu thì thường phát sinh ở nhiều tổ chức tín dụng cùng lúc. Do đó, Chi nhánh cần tích cực áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ để trong mọi trường hợp quyền lợi của Chi nhánh được đảm bảo. Một số biện pháp có thể áp dụng để xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu như sau:
Đối với khách hàng vay:
- Cho vay thêm: Sau khi phân tích đánh giá nếu khách hàng không trả được nợ do nguyên nhân chủ quan như máy móc thiết bị khơng đáp ứng được u cầu sản xuất hiện tại dẫn đến chất lượng sản phẩm không cạnh tranh được, doanh nghiệp thiếu vốn để marketing đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn, nguồn vốn cơng trình về chậm hơn tiến độ,... và vẫn có khả năng trả nợ trong tương lai thì Chi nhánh có thể xem xét cho vay thêm.
- Bổ sung tài sản bảo đảm: Đối với những khoản vay bắt đầu quá hạn, Chi nhánh phải chỉ đạo cán bộ QLKH đánh giá lại mức độ tín nhiệm của khách hàng và đề nghị khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm theo đúng yêu cầu của chính sách khách hàng. Nếu thực hiện sớm, Chi nhánh sẽ dễ dàng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản hơn là khi để tình hình kinh doanh của khách hàng trở nên xấu hơn. Việc nhận thêm tài sản bảo đảm phải theo đúng quy định hiện hành của BIDV. Đây là công tác rất quan trọng, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra..
- Thực hiện khoanh nợ, xóa nợ: Đối với những khoản nợ xấu đã tồn tại trong thời gian dài và chi nhánh đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm nhưng vẫn còn dư nợ, trên cơ sở những văn bản quy định, hướng dẫn của BIDV về khoanh nợ, xóa nợ, cán bộ QLKH theo dõi, rà soát các điều kiện để tập hợp hồ sơ đề nghị khoanh nợ, xóa nợ để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối với tài sản bảo đảm
- Đối với các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm: Nếu chi nhánh đánh giá khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ thì phải tích cực áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm.
lý hoặc ủy thác cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản xử lý theo các hình thức: tự bán cơng khai, bán qua Trung tâm dịch vụ đấu giá.... Tiền bán TSĐB được
xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ
đi các chi phí theo quy định (nếu có). Đối với những tài sản để ngun thì khơng thể
bán được, mà phải cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mới có thể bán được thì phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nếu tài sản chưa được tịa án giao cho Chi nhánh xử lý thì Chi nhánh cần nhanh chóng thu thập hồ sơ, thực hiện khởi kiện lên tòa án để nhanh chóng giành quyền xử lý tài sản bảo đảm.
- Đối với các khoản nợ xấu khơng có tài sản bảo đảm và không còn nguồn để thu, Chi nhánh lập hồ sơ và tổng hợp để trình Hội sở chính cấp nguồn xử lý hoặc sử dụng nguồn dự phòng rủi ro của Chi nhánh để xử lý. Nếu khách hàng vẫn cịn hoạt động kinh doanh thì cần đơn đốc, thu hồi nợ, trường hợp khách hàng chây ỳ cần đề nghị các cơ quan pháp luật can thiệp kịp thời.