Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1211 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 90)

Phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng và những khâu rất quan trọng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, nhiệm vụ trên thuộc về cán bộ QLKH và cán bộ QLRR nếu món vay phải qua thẩm định rủi ro. Để nâng cao chất luợng phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng cần thực hiện một số giải pháp theo huớng:

Thứ nhất, trong đề xuất cấp tín dụng, cần có sự liên kết giữa phân tích tín

dụng và đánh giá rủi ro tín dụng. Theo mẫu đề xuất tín dụng của BIDV thì hai mục trên hồn tồn mang tính độc lập. Hầu hết cán bộ QLKH đều thực hiện phân tích tín dụng dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính. Q trình phân tích cịn mang tính chung chung và chua gắn với công tác đánh giá rủi ro. Khi đánh giá rủi ro tín dụng cán bộ QLKH khơng đánh giá dựa trên những uu điểm, nhuợc điểm của khách hàng và khoản vay nhu trong mục phân tích tín dụng đã chỉ ra mà lại đánh giá dựa trên những yếu tố chung chung nhu rủi ro liên quan đến thị truờng tiêu thụ, rủi ro liên quan đến quy trình chính sách,. Nhu vậy, rõ ràng hiệu quả của q trình phân tích và thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng là chua cao. Trong thời gian tới BIDV cần có những chỉnh sửa mẫu biểu phù hợp hơn với thực tế.

Thứ hai, cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ đối với chất luợng phân tích

và thẩm định rủi ro tín dụng. Rất ít đồn kiểm tra tín dụng thực hiện đánh giá chất luợng phân tích và thẩm định rủi ro tín dụng của cán bộ QLKH nên cơng tác trên mặc dù rất quan trọng nhung đang bị cán bộ QLKH xem nhẹ. Chi nhánh cần yêu cầu các đợt kiểm tra nội bộ thực hiện đánh giá hoạt động trên đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cán bộ QLKH nếu phát hiện chất luợng phân tích, thẩm định rủi ro tín dụng thấp. Đặc biệt, Chi nhánh có thể áp dụng quy định kiểm tra, thẩm định lại cơng tác phân tích, thẩm định rủi ro tín dụng đối với tất cả những khoản vay quá hạn, các khoản nợ xấu. Điều này sẽ khuyến khích và tạo áp lực cho cán bộ QLKH

thấy được trách nhiệm của mình để hồn thành cơng việc tốt hơn.

Thứ ba, hiện nay tại Chi nhánh cán bộ Phòng QLRR chủ yếu là các cán bộ

chưa từng làm cơng tác tín dụng và là cán bộ mới nên khả năng phân tích và nhìn nhận rủi ro tín dụng chưa cao. Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể khi lựa chọn cán bộ vào vị trí QLRR để cơng tác trên thực sự đạt hiệu quả. Các cán bộ làm công tác QLRR cần phải nhận thức và hiểu biết đầy đủ về rủi ro tín dụng và QLRR tín dụng, nắm bắt và thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao cũng như hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng, các chính sách, quy định của BIDV liên quan đến QLRR tín dụng của BIDV cụ thể là quy định về phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay.., có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, đã làm qua vị trí cán bộ QLKH, được đào tạo và cấp chứng chỉ về QLRR.

Thứ tư, trong q trình phân cơng nhiệm vụ của cán bộ QLKH cần đảm bảo

nguyên tắc "Trong tầm kiểm soát". Nguyên tắc này liên quan đến việc phân cơng cán bộ tín dụng phụ trách dư nợ và số lượng khách hàng phù hợp với trình độ và năng lực chuyên mơn để đảm bảo có sự hiểu biết đầy đủ, kịp thời về khách hàng vay, nắm được diễn biến về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, có được số liệu, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời để có căn cứ phân tích, đánh giá khả năng thanh tốn nợ gốc, lãi của khách hàng. Nếu q trình phân cơng nhiệm vụ không được thực hiện theo đúng nguyên tắc trên sẽ dẫn tới tình trạng cán bộ QLKH bị quá tải và khơng thể nắm bắt được kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của tồn bộ các khách hàng mà mình quản lý. Do vậy, phân cơng nhiệm vụ đúng và đủ với mỗi cán bộ là yêu cầu hết sức quan trọng để mỗi cán bộ có thể phát huy được hết năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu 1211 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w