Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu 1211 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

3.2.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay là việc làm rất cần thiết để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay chặt chẽ, thuờng xuyên sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những biểu hiện sai phạm của doanh nghiệp nhu: Sử dụng vốn vay sai mục đích, âm muu lừa đảo ngân hàng, tẩu tán tài sản, đồng thời giúp ngân hàng bám sát tình hình hoạt động thực tế của khách hàng, nắm đuợc những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp đối phó kịp thời.

Hiện nay cơng tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng cịn đuợc thực hiện một cách đối phó và chất luợng chua cao. Chính vì vậy trong thời gian tới công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay cần đuợc thực hiện chặt chẽ hơn, các thơng tin kiểm tra khơng chỉ dựa vào những gì doanh nghiệp cung cấp mà ngân hàng cần phải chủ động tìm hiểu từ các nguồn thơng tin khác.

Thơng tin phục vụ cho ngân hàng không chỉ các thông tin về doanh nghiệp mà cả các thông tin về môi trường kinh doanh và các vấn đề liên quan khác cũng cần được xem xét. Qua những thơng tin tổng hợp đó sẽ giúp ngân hàng có được cái nhìn tổng qt, đầy đủ, chính xác hơn về tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở kinh doanh của khách hàng cũng không nên tiến hành một cách định kỳ như hiện nay mà nên tiến hành thường xuyên, ngẫu nhiên và không báo trước, chỉ có làm như vậy thì mới đảm bảo những gì cán bộ tín dụng thu nhận được là trung thực.

Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện doanh nghiệp gặp khó khăn khơng thể thực hiện trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng thì cán bộ tín dụng khơng nên hoảng hốt và tìm mọi cách thu hồi nợ càng sớm, càng tốt vì làm như vậy sẽ làm cho tình hình doanh nghiệp càng khó khăn, ngân hàng khó có khả năng thu hồi được nợ đầy đủ. Trong trường hợp đó, cán bộ tín dụng nên báo cáo lên Ban Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời và xem xét vấn đề một cách thận trọng để có biện pháp phối hợp với khách hàng giải quyết số nợ tại ngân hàng.

3.2.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ

BIDV Chương Dương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng và đầy đủ quy trình, quy định cấp tín dụng. Theo đó cơng tác kiểm tra cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Những đợt kiểm tra tổng thể hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thường mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới công tác chuyên môn của nhiều bộ phận liên quan nên khó có thể tổ chức thường xuyên. Hơn nữa do khối lượng công việc nhiều nên chất lượng của các đợt kiểm tra khơng cao. Chính vì vậy, bên cạnh những đợt kiểm tra lớn Chi nhánh nên tổ chức các đợt tự kiểm tra phân theo ngành, lĩnh vực kinh doanh để công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Chi nhánh có thể tổ chức kiểm tra doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất chế biến,... theo từng đợt riêng biệt. Khi đó cơng tác kiểm tra sẽ được thực hiện chi tiết hơn, những sai sót liên quan đến từng lĩnh vực cho vay sẽ được phát hiện và rút kinh nghiệm kịp thời.

BIDV Chương Dương cần có chế tài xử phạt đối với hoạt động yếu kém của cán bộ QLRR. Nếu cán bộ QLRR không phát hiện được những sai phạm liên quan đến quá trình cho vay nhưng sau đó các đồn thanh tra của BIDV Trung ương, Kiểm toán hay Ngân hàng Nhà nước phát hiện ra sai sót hoặc khách hàng khơng trả được nợ do q trình thẩm định xét duyệt cho vay sai quy trình thì cán bộ QLRR phải bị xử lý nghiêm thông qua một số chế tài như: Khiển trách, cảnh cáo, tạm giữ lương kinh doanh, nghỉ không lương một thời gian,... để cán bộ QLRR thực sự ý thức được vai trị và trách nhiệm của mình trong cơng việc.

Chất lượng các đợt kiểm tra tín dụng cần được nâng cao. Các đợt kiểm tra không chỉ tập trung vào kiểm tra quy trình tín dụng bên ngồi mà cịn phải đánh giá lại chất lượng của tờ trình đề xuất cấp tín dụng và báo cáo thẩm định giá trị tài sản bảo đảm. Cán bộ QLRR phải đảm bảo tờ trình của cán bộ QLKH đã đầy đủ thơng tin theo yêu cầu, phân tích phương án kinh doanh hợp lý, các đối tác trong hợp đồng kinh tế ký kết với bên vay là những đơn vị có uy tín và tiềm năng phát triển. về thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ QLRR dựa trên những hồ sơ hiện có cần thẩm định lại giá trị tài sản bảo đảm. Nếu tài sản đang được định giá cao hơn giá trị thị trường thì cần có kiến nghị bộ phận QLKH tiến hành định giá lại tài sản và cho vay đảm bảo đầy đủ tài sản theo chính sách khách hàng.

3.2.2.3. Khắc phục kịp thời những tồn tại do các đoàn kiểm tra phát hiện

Chi nhánh cần khắc phục kịp thời những tồn tại do các đoàn kiểm tra như thanh tra ngân hàng nhà nước, kiểm toán nhà nước phát hiện đồng thời phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm để khơng xảy ra những sai sót tương tự trong những lần kiểm tra tiếp theo.

Hàng năm BIDV đều thuê công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tốn hoạt động trên tồn bộ hệ thống BIDV trong đó chú trọng vào cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tại các chi nhánh. Thơng qua các đợt kiểm tốn, chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh sẽ được kiểm chứng. Đây là cơ hội rất tốt để Chi nhánh đánh giá lại chất lượng công tác phân loại nợ của cán bộ QLKH. Đối với những sai phạm mang tính cố ý trong cơng

tác phân loại nợ, Chi nhánh cần có chế tài xử phạt thích đáng vì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cán bộ QLKH. Đặc biệt nếu cán bộ QLKH cấu kết với khách hàng cố tình thực hiện sai phân loại nợ nhằm tu lợi riêng thì Chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật mạnh nhu nghỉ không luơng, sa thải,...

Một phần của tài liệu 1211 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w