2.1.2.1. Chức năng phòng ban
• Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): - Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại được quyền chào bán.
- Quyết định thành lập công ty trực thuộc.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
• Hội đồng quản trị (HĐQT):
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của ngân hàng.
- Phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược rủi ro về tín dụng, chiến lược tổng thể và kế hoạch dài hạn cho hoạt động của ngân hàng.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng. - Quyết định mua lại cổ phần của Ngân hàng theo quy định tại điều lệ.
27
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
• Tổng giám đốc (TGĐ):
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT, ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua.
- Trực tiếp điều hành, theo dõi giám sát chất lượng tín dụng và hiệu quả các hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống.
- Xét duyệt tín dụng theo ủy quyền phán xét của HĐQT.
- Các trường hợp giá trị các khoản tín dụng vượt quá mức phán quyết của TGĐ sẽ được trình lên hội đồng tín dụng xét duyệt.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác ủy quyền của HĐQT và theo quy định của pháp luật.
• Ban kiểm soát:
- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng trong quản trị, điều hành Ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ĐHĐCĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của ngân hàng; báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên.
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của ngân hàng, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của ngân hàng.
• ALCO (Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có):
- Nhiệm vụ chính của ALCO là xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
• Khối khách hàng doanh nghiệp: Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch ngân sách trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, chương trình tiếp thị để mở rộng kênh khách hàng và hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng, chịu trách nhiệm tiếp thị, hỗ trợ và bán các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp.
- Trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá tài sản đảm bảo nợ vay của các khách hàng doanh nghiệp quan hệ trực tiếp tại hội sở theo đúng quy định, quy trình của OCB.
- Đầu mối để tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nhiệm vu:
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính, thương mại và cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp.
- Thiết lập các mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng nền khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của OCB với các khách hàng là doanh nghiệp lớn.
29
dụng sản phẩm, dịch vụ OCB.
- Trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách hàng, thực hiện thu thập thông tin, phân tích, thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của OCB; thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của OCB.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý (công chứng tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo...)
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
• Khối khách hàng cá nhân:
> Phòng Marketing Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban Điều Hành trong chỉ đạo điều hành và định hướng hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân của OCB một cách có hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng kế hoạch về hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân trong hệ thống OCB.
Nhiệm vu:
- Xây dựng chính sách, kế hoạch Marketing trung hạn, hằng năm, đề xuất các chương trình tổng thể; xây dựng kế hoạch Marketing với từng sản phẩm cá nhân cụ thể hoặc nhóm sản phẩm.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thị trường đối với các sản phẩm cá nhân, phân tích đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của sản phẩm cá nhân trong nước, khu vực và quốc tế.
- Đầu mối nghiên cứu nhu cầu của thị trường với từng sản phẩm cá nhân nhất
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
> Phòng phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân: Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc chỉ đạo điều hành, nghiên cứu, rà soát phát triển, quản lý các sản phẩm, dịch vụ của OCB dành cho khách hàng cá nhân (trừ sản phẩm thẻ và các sản phẩm thuộc kênh phân phối ngân hàng hiện đại) và thúc đẩy việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cá nhân của OCB một cách có hiệu quả, đúng kế hoạch và trên cơ sở phát triển bền vững.
Chỉ tiêu Năm 2017 % Năm 2018 % Năm 2019 %
1.Tien gửi, vay các TCTD 16.303 22,05 16.775 19,65 18.368 19,6 5 2.Phát hành GTCG 4.362 5,90 8.156 9,55 11.764 9,55 31
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phương Đông.
(Nguồn: http://www.ocb.com.vn)
32
2.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, OCB chú trọng huy động nguồn vốn ở nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng các công cụ lãi suất hợp lý, cạnh tranh so với thị trường để huy động nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của OCB từ năm 2017 - năm 2019.
- Theo tiền tệ Nội tệ 51.070 69,08 58.726 68,78 67.690 68,7 8 Ngoại tệ 2.195 2,97 1.721 2,02 1.529 2,02 - Theo loại hình TG
Tiền gửi không
kỳ hạn 5.009 6,78 7.818 9,16 7.974 8,03 Tiền gửi có kỳ hạn 48.047 64,99 49.868 58,41 59.962 60,3 5 Tiền gửi vốn chuyên dùng 25,1 0,03 181 0,21 167 0,17
Tiền gửi ký quỹ 181 0,24 367 0,43 192 0,19 - Theo đối tượng KH Cá nhân 33.871 45,81 36.742 43,03 42.741 43,02 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 13.474 18,23 17.188 20,13 19.375 19,50 Doanh nghiệp quốc doanh 3.389 4,58 2.837 3,32 2.576 2,59 Doanh nghiệp VĐT nước ngoài 783 1,06 1.757 2,06 1.698 1,71 Các đối tượng khác 1.747 2,36 1.922 2,25 2.828 2,85 Tổng nguồn vốn huy động 73.930 85.378 99.351 33
Theo thời gian đáo hạn__________
Cho vay ngắn hạn 15.392 31,9
5 16.777 29,79 19.514 27,45
Cho vay trung hạn 15.009 31,1
5 18.813 33,41 20.459 28,78
Cho vay dài hạn 17.780 36,9
0 21.725 38,58 31.117 43,77 Theo chất lượng nợ vay Nợ đủ tiêu chuẩn 46.732 96,9 9 54.162 96,18 68.538 96,41 Nợ cần chú ý 586 1,22 865 1,54 1.243 1,7 5
Nợ dưới tiêu chuẩn 162 0,34 432 0,77 351 0,4
9 Nợ nghi ngờ 139 0,29 180 0,32 225 0,3 2 Nợ có khả năng mất vốn___________ 571 1,19 675 1,20 732 1,0 3
(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB năm 2017,2018,2019)
Tình hình huy động vốn của OCB tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm từ năm 2017 - năm 2019 tập trung chính ở khoản mục tiền gửi của khách hàng. Phân loại theo đối tượng KH thì tiền gửi tập trung ở đối tượng là KH cá nhân với tỷ trọng duy trì qua các năm là từ 43,02% - 45,81%.
Huy động vốn của OCB từ năm 2017 - năm 2019 chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn từ 60,35% - 64,99%. Trong khi lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp là 6,78% - 8,03%. OCB cần tích cực tăng trưởng lượng tiền gửi không kỳ hạn để làm tăng trưởng NIM từ KH mang lại.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của OCB từ năm 2017 - năm 2019.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thu nhập lãi 5.613 7.657 9.638 Chi phí lãi 3.212 4.221 5.537 Thu nhập lãi thuần___________ 2.401 3.435 4.101 Tổng lợi nhuận trước thuế_______ 1.108 2.202 3.232
Lợi nhuận sau
thuế____________ 814 1.762 2.583
(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB năm 2017,2018,2019)
Năm 2017:
Dư nợ tín dụng đạt 48.182 tỷ, tập trung nhiều nhất là ở cho vay dài hạn chiếm 36,9% so với các khoản mục cho vay khác.
Về chất lượng tín dụng, OCB luôn duy trì mục tiêu nợ xấu dưới 2% và là Ngân hàng có chất lượng tỷ lệ nợ xấu thấp thuộc top các NHTM.
Năm 2018:
Dư nợ tín dụng năm 2018 tăng trưởng 14% so với năm 2018. Dư nợ tập trung nhiều nhất ở các khoản vay trung hạn và dài hạn lần lượt là 33,41% và 38,58%.
35
Chất lượng tín dụng năm 2018 là nợ xấu tăng hơn so với năm 2017 chiếm 2,29%. Do tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, nên việc kiểm soát nợ xấu của OCB còn hạn chế.
Năm 2019:
Dư nợ của OCB năm 2019 tăng trưởng hơn 20% so với năm 2018. OCB luôn đạt tối đa room tăng trưởng mà NHNN giao cho hàng năm.
Đi cùng với việc tăng trưởng dư nợ hàng năm ở hai chữ số thì chất lượng tín dụng
của OCB luôn được kiểm soát trên dưới 2%, mà cụ thể năm 2019 nợ xấu của OCB
đạt là
dưới 2%. Để đạt được chất lượng tín dụng tốt như thế này thì việc quản trị rủi ro tín dụng, lãi suất của OCB luôn được ban điều hành duy trì một cách hợp lý.
2.1.3.3. Ket quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Ket quả hoạt động kinh doanh của OCB từ năm 2017 - 2019.
tế chung phát triển vượt bậc. Kinh tế vĩ mô được kiểm soát ổn định.
Năm 2018 lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2,2 lần so với năm 2017. Đây là năm NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách một cách linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy tăng
36
trưởng kinh tế. Nắm bắt được cơ hội đó, OCB đã phát triển mạnh dư nợ cho vay, việc này làm lợi nhuận của OCB cũng tăng trưởng mạnh so với các năm.
Năm 2019, OCB vượt kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ. Năm 2019, cũng là năm NHNN nới rộng room cho các Ngân hàng. Việc hoàn thành Basel 2 sớm hơn so với các Ngân hàng khác, OCB được NHNN ưu ái giao cho room tín dung 20% thuộc top cao nhất so với các NHTM.
2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCPPhương Đông Phương Đông
2.2.1. Biến động lãi suất của thị trường từ năm 2017 - thời điểm 30/06/2020
- Giai đoạn năm 2017 - 2019. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định - Tín dụng tăng trưởng hiệu quả.
Năm 2017 đã xuất hiện những quan ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư về ổn định kinh tế vĩ mô nếu tín dụng tiếp tục tăng cao và liệu lịch sử chu kỳ bất ổn có lặp lại. Điểm rất tích cực là chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng hơn trong năm 2018 và kết quả là tín dụng chỉ tăng xấp xỉ 14%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại đạt tốc độ 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm và lạm phát tiếp tục được duy trì dưới mục tiêu 4%.
Năm 2018, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách một cách linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngay từ đầu năm, một số NHTM đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Từ đó đến cuối năm, NHNN đã điều hành để giữ mặt bằng lãi suất trong nước tương đối ổn định trong bối cảnh Mỹ tăng lãi suất, mặt bằng lãi suất thế giới tăng lên do các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Giai đoạn năm 2019, Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt.
Trong năm 2019, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của TCTD được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt. Cùng với các giải pháp, chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế quý III/2019 đạt 7,31%, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4% đề ra từ đầu năm (so với cùng kỳ năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2019 tăng 2,24%, bình quân 10 tháng đầu năm tăng 2,48%).
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, NHNN ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2019.
Theo đó, Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2019 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền