Trong thời gian vừa qua OCB vẫn chưa sử dụng các công cụ phái sinh lãi suất để phòng ngừa RRLS mà chỉ dừng lại ở việc triển khai một số công cụ phái sinh về tỷ giá. Trong khi nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam đã sử dụng như: Ngân hàng Xuất Nhập khẩu, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam... Thêm vào đó là thông tư 36/NHNN ban hành ngày 06/01/2015 nhằm quy định về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cho các NHTM và chi nhánh NH nước ngoài bao gồm các sản phẩm kỳ hạn lãi suất (FRA), quyền chọn lãi suất (Cap, Floor, Collar), hoán đổi lãi suất (một đồng tiền, hai đồng tiền) đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ sở để OCB có thể vận dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa RRLS.
Trước mắt để có thể triển khai được các sản phẩm phái sinh thì OCB cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể từ khâu ban hành các quy định, thông tin về sản phẩm phái sinh mình có khả năng sử dụng cho đến khâu trang bị cơ sở hạ tầng phục vụ cho các giao dịch phát sinh và cuối cùng là kiểm tra, giám sát. Hiện nay các sản phẩm phái sinh mà OCB có thể triển khai là hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng quyền chọn lãi suất và hợp đồng hoán đổi lãi suất. Theo đó ban lãnh đạo OCB cần chỉ định một nhóm cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm, hiểu biết về các sản phẩm phái sinh của Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực hiện công tác triển khai các sản
phẩm phái sinh về lãi suất. Quan trọng nhất là cần phải thu thập được những thông tin định lượng cụ thể về việc sử dụng các công cụ phái sinh của các ngân hàng trong nước, cũng như những hạn chế hay gặp phải trong quá trình sử dụng. Tính đến thời điểm cuối năm 2018 thì các NHTM tại Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng đổi lãi suất với nhiều Ngân hàng tham gia như VCB, BIDV, HSBC, Standard- Chatered... còn hợp đồng tương lai thì chỉ có Techcombank, BIDV triển khai với các sản phẩm là hàng hóa nông sản, hợp đồng kỳ hạn lãi suất thì mới chỉ có VCB triển khai với các hợp đồng FRA, hợp đồng quyền chọn lãi suất thì có BIDV triển khai nhưng chỉ áp dụng cho USD, EUR. OCB có thể thuê công ty nghiên cứu thị trường để họ thực hiện việc thu thập thông tin này.
Sau khi đã có được đầy đủ các thông tin cũng như thực hiện các nghiên cứu đánh giá về tính khả thi của việc triển khai thì OCB cần xem xét đến việc trang bị cơ sở hạ tầng phục vụ cho các giao dịch đặc biệt là các giao dịch thanh toán liên ngân hàng khi tham gia vào thị trường quốc tế. Về điểm này thì hệ thống T24 mà OCB đang sử dụng có thể đáp ứng được các yêu cầu này do T24 có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng trong thanh toán liên Ngân hàng cũng như khả năng tự động hóa, cập nhật thông tin khá nhanh.
Cuối cùng Ngân hàng cần tổ chức việc triển khai các sản phẩm phái sinh sao cho bài bản. Đầu tiên Ngân hàng là phải đưa ra một văn bản quy định cụ thể về việc triển khai các sản phẩm như thế nào, những yêu cầu đối với từng khâu trong quá trình áp dụng, quy định trách nhiệm rõ ràng đối với cán bộ nhân viên của từng khâu từ bước tư vấn tiếp nhận khách hàng cho tới hạch toán giao dịch và cuối cùng là lưu trữ hồ sơ. Do các sản phẩm phái sinh lãi suất là các sản phẩm mới nên OCB cần thông tin rõ ràng cụ thể về các sản phẩm này trên trang thông tin điện tử cũng như phải có đội ngũ tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tiếp tại điểm giao dịch được đào tạo chuyên sâu nắm rõ về các sản phẩm phái sinh để thông tin cho khách hàng được rõ ràng. Có như vậy thì khách hàng mới cảm thấy yên tâm và hiểu được những lợi ích của các sản phẩm phái sinh lãi suất thì họ mới có thể sử dụng được. Lợi thế của OCB là có hệ thống giao dịch rộng lớn cả trong và ngoài nước, rất nhiều khách
69
hàng doanh nghiệp tại OCB tham gia giao dịch với các đối tác nước ngoài cũng như các khách hàng gửi tiền lớn là không hề ít nên nhu cầu về phòng ngừa rủi ro lãi suất là tất yếu nên nếu OCB có thể tiếp thị được những khách hàng này thì sẽ đem lại doanh số đáng kể cho các sản phẩm phái sinh lãi suất này. Sau cùng Ngân hàng cần phải có bộ phận chuyên biệt để thực hiện việc kiểm tra, giám sát bởi các sản phẩm mới khi đưa ra thị trường thì chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bộ phận này sẽ thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng cũng như từ các cán bộ nhân viên Ngân hàng để thực hiện công tác đánh giá. Bên cạnh đó bộ phận này sẽ đảm bảo cho các khâu trong quá trình triển khai được thực hiện đúng theo quy định nội bộ của Ngân hàng để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện.