Một quy trình QTRRLS, cũng như bất kỳ một quy trình QTRR nào bao giờ cũng gồm các bước sau: (1) Nhận dạng RRLS, (2) Đo lường RRLS, trong đó có việc thu thập các dữ liệu RRLS, xây dựng các kịch bản và giả định, cuối cùng là tính toán các mức độ rủi ro, (3) Giám sát rủi ro thông qua các báo cáo RRLS và các chiến lược đánh giá RRLS, (4) Kiểm soát rủi ro thông qua các hạn mức rủi ro và quá trình kiểm toán QTRRLS.
Vì vậy để các NHTMVN quản trị tốt RRLS, các qui trình cần được quy định và hoàn thiện theo các chuẩn mực chung. Một số điểm mà OCB cần chú ý hoàn thiện hơn là:
❖về nhận dạng rủi ro:
Do việc RRLS có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong hoạt động kinh doanh của mình với danh mục các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nên OCB cần xem xét bản chất và độ phức tạp trong các hoạt động nghiệp vụ của mình để nhận dạng những nguồn chính gây nên RRLS và các đóng góp của các nguồn RRLS tới rủi ro chung của ngân hàng. Trong quá trình quản trị cũng cần có sự phối hợp của bộ phận kinh doanh tại chi nhánh, phòng giao dịch để thông tin về cho Hội sở những dấu hiệu, động thái bất thường của địa bàn mình hoạt động để làm cơ sở nghiên cứu, điều tra xem có nguy cơ xảy ra RRLS không.
61
Ngân hàng hiện nay đo lường RRLS thông qua khe hở nhạy cảm lãi suất (Repricing Gap) và dựa trên sự biến động của NIM, tuy nhiên OCB nên nghiên cứu triển khai phương pháp đo lường mới hiện nay là, Duration Gap, Sensitivity (PVBP), giá trị có thể tổn thất VaR, các phương pháp này có thể cho chúng ta biết được mức độ RRLS cũng như xác suất xảy ra rủi ro là bao nhiêu. Đối với VaR, ngân hàng cần xác định rõ đo lường VaR bằng phương pháp nào và lập ra các giả định mô phỏng về RRLS.
Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đo lường RRLS phù hợp sao cho có thể nắm bắt tất cả các nguồn RRLS, cũng như đánh giá được ảnh hưởng của những biến động về lãi suất phù hợp với qui mô hoạt động của mình. Ngân hàng cần xây dựng những giới hạn chấp nhận rủi ro tối đa trong hoạt động để khống chế khả năng thua lỗ được kiểm soát ở mức độ cho phép. Ngoài ra Ngân hàng cũng cần đánh giá được mức độ tổn thất của mình trong các điều kiện thị trường căng thẳng. Hệ thống thông tin báo cáo kịp thời tới Ban lãnh đạo ngân hàng cũng như giữa các phòng ban với nhau cũng cần được hoàn thiện.
OCB cần phải đảm bảo rằng tất cả các dòng tiền dù là nội bảng hay ngoại bảng đều phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống đo lường rủi ro. Các dữ liệu này bao gồm các thông tin về lãi suất hay dòng tiền của các công cụ, hợp đồng tài chính có liên quan. Cụ thể là:
• Thiết lập Bảng tổng kết tài sản trong đó TSC và các TSN được sắp xếp phân loại theo độ nhạy cảm của Tài sản và Nguồn vốn.
• Để làm được điều này ngân hàng cần xây dựng các định nghĩa về độ nhạy cảm và các mức rủi ro hợp lý. NHNN đã có có tiêu chuẩn về việc này nhưng các NHTMVN cần phải tạo ra cho riêng mình bảng các tài sản nhạy cảm với lãi suất.
• Phân loại các TSC và TSN theo các kỳ đáo hạn trong hợp đồng, do vậy nó có thể dễ dàng hơn cho ngân hàng với việc quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất phân theo kỳ đáo hạn. Các báo cáo về khe hở TSC và TSN phân theo kỳ đáo hạn được thực hiện trên cơ sở hàng ngày.
• Xây dựng các phần mềm để tính toán chính xác các khe hở của các kỳ hạn, từ đó có thể đưa ra hạn mức cho các GAP này.
• Tính được độ nhạy cảm lãi suất PVBP của ngân hàng, dùng phương pháp quy tương đương đưa về cùng một kỳ hạn chuẩn, sau đó ngân hàng sẽ thiết lập các hạn mức trên PVBP tổng này.
• Hiện đại nhất hiện nay là mua phần mềm tính ra giá trị có thể tổn thất VaR, sau đó tương tự cũng đặt ra các hạn mức. Tuy nhiên cần chú ý rằng các con số VaR sẽ thay đổi ngay khi các trạng thái vốn thay đổi nên ngân hàng cần có một phần mềm tốt có thể tính toán chính xác các giá trị VaR này.
❖về việc giám sát rủi ro:
OCB phải đảm bảo rằng trong quy trình QTRRLS, việc giám sát rủi ro phải được thực hiện một cách chuẩn tắc. Ngân hàng cần đánh giá rủi ro một cách chính xác thông qua việc kinh doanh hiện tại và đánh giá cả những rủi ro phát sinh từ những hoạt động kinh doanh kỳ vọng, như kế hoạch kinh doanh chiến lược, chiến lược tiếp thị....
Cụ thể là ngân hàng cần phải thiết lập các chuẩn mực báo cáo để giám sát rủi ro và đảm bảo rằng mức độ RRLS luôn nằm trong các hạn mức đã đề ra. Để có các báo cáo tốt, ngân hàng cần nâng cấp hệ thống thông tin để đảm bảo dữ liệu được truy xuất một cách nhanh chóng, ra được các báo cáo phản ánh đúng tình hình RRLS của ngân hàng.
❖về việc kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro
Trong qui trình QTRRLS, kiểm soát rủi ro là khâu quan trọng nhất, việc kiểm soát các rủi ro trong ngân hàng được thực hiện bởi Phòng kiểm toán nội bộ. Việc kiểm soát rủi ro bao gồm việc kiểm toán quá trình QTRRLS và việc kiểm soát các hạn mức rủi ro có được tuân thủ không.
Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quá trình QTRRLS. Hệ thống kiểm toán nội bộ nhìn chung bao gồm những đánh giá độc lập thường xuyên và những đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống qua việc thiết lập
63
một môi trường kiểm soát lành mạnh, qui trình nhận định và đánh giá rủi ro phù hợp cũng như có hệ thống thông tin hợp lý.
Ngân hàng nên thành lập quỹ dự phòng rủi ro lãi suất nhằm có nguồn tài trợ cho RRLS khi mà loại rủi ro này ngày càng thể hiện mức độ ảnh hưởng nặng nề của mình đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thua kém gì rủi ro tín dụng. Việc xác định mức quỹ này bao nhiêu là đủ thì vẫn do các lãnh đạo ngân hàng xác định dựa trên kinh nghiệm chứ chưa có văn bản cụ thể nào quy định.