Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu 1238 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP phương đông luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)

❖ Duy trì ổn định chính sách kinh tế vĩ mô.

Trong các năm gần đây dưới sự điều tiết của chính phủ kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định qua các năm, nền kinh tế trên đà tăng trưởng đã góp phần giúp các ngân hàng có được sự phát triển ổn định và tăng trưởng mạnh so với nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Năm 2020 cũng là năm khó khăn với dịch bệnh Covid - 19 hoành hành khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ. Đề nghị chính phủ phải có biện pháp mạnh hơn nữa để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô như: chính sách tài khóa hợp lý, giải ngân đầu tư công nhanh chóng.

Sự phát triển của nền kinh tế cùng các hiệp định song phương, mở ra rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, các hiệp định được ký như CPTPP hay EVFTA sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, có rất nhiều ngân hàng nước ngoài

73

vào Việt Nam với trình độ công nghê, khả năng quản trị tốt sẽ là đối thủ lớn đối với các ngân hàng tại Việt Nam. Khó khăn này đặt ra là chính phủ phải hoàn thành hành lang pháp lý để tạo điều kiện phát triển cho ngành ngân hàng Việt Nam cả về lượng và về chất.

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN theo hướng hiệu quả, tránh

gây lên hiện tượng áp chế tài chính làm mất cân đối luồng vốn trong kinh tế nhằm đảm bảo lãi suất ổn định.

Nhà nước phải quản lý chặt các cơ chế quản lý NSNN chặt chẽ, tránh làm thất thoát. Việc bội chi ngân sách của chính phủ tạo áp lực lớn cho nền kinh tế. Chính vì vậy chính phủ hoàn thiện cơ chế quả lý NSNN như: Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, đảm bảo tính ổn định, vững chắc cho kinh tế nhà nước; đổi mới toàn diện cơ chế quản lý ngân sách; động viên phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách hợp lý; có biện pháp quản lý quyết liệt đối với nợ công, đảm bảo an toàn nơ công và an toàn tài chính Quốc gia.

KẾT LUẬN

Đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông” đã giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, nêu rõ cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất cùng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, nêu rõ thực trạng rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông. Từ đó nêu ra những mặt hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, từ thực trạng và nguyên nhân đã phân tích ở chương II, tác giả đã đưa ra ý kiến chủ quan của mình về một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng do những hạn chế về trình độ và thời gian thực hiện, nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, cần được phát triển và trao đổi thêm. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của NGƯT.PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em cũng rất mong sự góp ý từ phía thầy cô, các anh chị và các bạn về đề tài này.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hà Thị Thanh Nga, Nguyễn Quế Anh (2020), “Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”,

Kinh tế và quản trị kinh doanh, Số 12.

2. Lê Đình Chính (2016), Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế Quốc Dân.

3. Mã Thị Nam Chi (2018), Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Thị trường tài chính tiền tệ, Số 20, Tr.36 - 39.

5. Nguyễn Tú Phương (2016), Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ, luận văn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. OCB, (2015 - 30/06/2020), Báo cáo tài chính.

8. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Rose, Peter S., (2004), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính.

10. Trần Văn Lợi (2014), Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.

11. Website Bộ Tài Chính, www.mof.gov.vn.

12. Website Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, www.vnba.org.vn.

13. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp ước Basel II,

www.sbv.gov.vn.

76

14. Website Tạp chí tài chính, www. tapchitaichinh.vn.

Tiếng Anh

15. Fitch, Thomas P., 1997. Dictionary of Banking Terms. Barron’s hoi Educational Series, Inc.

16. Koch, Timothy W., 2006. Bank management, 6th edition. University of Carolina.

Một phần của tài liệu 1238 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP phương đông luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 89)