Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

1.2.2.1. Quá trình ra đời của hiệp ước vốn Basel

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhĩm các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển G10 tại thành phố Basel (Thụy Sỹ) nhằm đưa ra phương án ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập niên 80.

Vào năm 1988, Ủy ban Basel quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn là Hiệp ước vốn Basel (The Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường RRTD với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I khơng chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà cịn được phổ biến ở hầu hết các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với nhiều điểm mới, tuy nhiên Basel I vẫn cịn nhiều hạn chế.

Để khắc phục hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở thừa kế Basel I; sự xem xét, giám sát tồn bộ quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; sử dụng hiệu quả việc cơng bố thơng tin hoạt động ngân hàng nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát.

1.2.2.2. Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng

Với cơ sở ban đầu là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực trong ngành ngân hàng được quốc tế cơng nhận. Ủy ban Basel đã ban hành các quy định trong quản trị RRTD, nhằm đảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng. Hiệp ước Basel II ra

đời tháng 7/2004 hướng tới thực hiện Basel mục tiêu:

- Đảm bảo phương pháp tính mức vốn an tồn của ngân hàng. - Đo lường tách bạch rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng.

- Tăng cường quản trị tồn cầu hĩa tài chính ngân hàng thống nhất giữa

các quốc gia.

Với ba mục tiêu trên, nội dung của Basel II được tĩm tắt trong Basel trụ cột:

- Trụ cột thứ nhất: Xoay quanh rủi ro tín dụng, yêu cầu vốn tối thiểu, đưa ra yêu cầu mức vốn tối thiểu và phương án đánh giá rủi ro.

- Trụ cột thứ hai: Quy định về giám sát hoạt động ngân hàng.

- Trụ cột thứ ba: Yêu cầu về việc cơng bố thơng tin hoạt động ngân hàng cho các đối tượng liên quan.

Trong đĩ, nội dung cơ bản của Basel II là đưa ra các phương pháp và nguyên tắc về quản lý RRTD, kiểm sốt nợ xấu, bao gồm:

- Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá RRTD phải mang tính xuyên suốt trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu...).

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần quy định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng,.) nhằm xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp cho mỗi loại khách hàng trên cơ sở tổng hợp các thơng tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng.

- Duy trì mơ hình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: để phù hợp quy

mơ của từng ngân hàng khi xây dựng hệ thống quản lý cần đảm bảo kịp thời nắm bắt các thơng tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết. cĩ thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm sốt tốt các khoản vay cĩ vấn đề.

Như vậy, trong xây dựng mơ hình RRTD, nguyên tắc Basel cĩ một số điểm cơ bản:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo từng chức năng chuyên mơn hĩa và trách nhiệm rạch rịi như: bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản trị rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thơng tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản trị RRTD.

Tại Basel III, các nhà quản lý ngân hàng thuộc các thành viên của Ủy ban

Basel về giám sát ngân hàng đã đồng thuận một quy định mới cĩ tính lịch sử về

quản lý ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống tài chính tồn cầu ổn định hơn.

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w