Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 70)

2.2.2.1. về nhận diện rủi ro tín dụng

Để hoạt động quản trị RRTD cĩ hiệu quả thì việc đầu tiên là phải nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, nhằm giảm thiểu tối đa những vấn đề cĩ thể phát sinh của khoản vay. Cơng tác nhận diện rủi ro tại Chi nhánh Bắc Nam Định bao gồm các bước sau:

a) Phân tích, thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng: tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách đạo đức và năng lực pháp lý, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh; đánh giá năng lực tài chính của khách hàng và phân tích mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng; xem xét thêm tính hiệu quả của dự án đầu tư hoặc tiềm lực kinh tế của phương án sản xuất kinh doanh; phân tích và đánh giá tính hợp pháp và tính thanh khoản của các TSBĐ; kiểm tra mức độ phù hợp với một số điều kiện tài chính.

b) Kiểm tra và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: việc thu thập thơng tin của khách hàng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay chỉ cĩ thể đánh giá sơ bộ về khách hàng. Để cĩ những phân tích khách quan và rõ ràng hơn yêu cầu kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên mơn tốt của cán bộ tín dụng. Việc thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với khách hàng phần nào giúp cán bộ tín dụng phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn, thu thập thơng tin từ thực tế, kiểm tra lại thơng tin trong hồ sơ qua đĩ nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

2.2.2.2. về đo lường rủi ro tín dụng

Quá trình đo lường RRTD tại Chi nhánh Bắc Nam Định đa phần được thực hiện dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và quản lý danh mục cho vay nhằm đánh giá mức độ rủi ro đối với mỗi khách hàng, qua đĩ cĩ kế

ST T 2017 Số tiền (tỷ đồng) Số tiền(tỷ đồng) +/- so với 2017 (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- sovới 2018 (%)

hoạch cho vay phù hợp.

a) Đối với cơng tác xếp hạng tín dụng

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng của Chi nhánh Bắc Nam Định là một quy trình tính tốn xác suất một khách hàng khơng thực hiện được hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, bao gồm: khơng trả được gốc và lãi khoản vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều khoản khác trong hợp đồng tín dụng.

Khách hàng được phân làm hai nhĩm: khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình).

Để chấm điểm tín dụng, các cơng cụ chính được sử dụng gồm: bảng tiêu

chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng và bảng các chỉ số tài chính chuẩn. Đối với từng nhĩm khách hàng, bảng tiêu chuẩn đánh giá thơng qua các

tiêu chuẩn định tính (tiêu chí phi tài chính) như khả năng và kinh nghiệm của ban

lãnh đạo, vị thế trên thị trường, lịch sử quan hệ khách hàng với ngân hàng... Đối với khách hàng doanh nghiệp, bảng chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm cho doanh nghiệp được phân chia thành nhiều nhĩm ngành kinh tế như: ngành nơng lâm ngư nghiệp; ngành thương mại dịch vụ; ngành xây dựng; ngành cơng nghiệp.. Bảng chấm điểm tín dụng căn cứ vào các tiêu chí: lưu chuyển tiền tệ, uy tín trong kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm quản lý, mơi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác.

Trách nhiệm của cán bộ cĩ liên quan được phân chia như sau: cán bộ tín dụng đánh giá các tiêu chí của khách hàng để chấm điểm và xếp hạng khách hàng; cấp trưởng (phĩ) phịng tín dụng kiểm sốt việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng; cuối cùng, Giám đốc Chi nhánh (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng.

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như: ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mơ, các chỉ số tài chính và phi tài chính, sau đĩ phân tích và xếp loại khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, các chỉ số đơn giản hơn bao gồm: thơng tin cá nhân, xem xét quan hệ với ngân hàng và tổng hợp điểm, xếp loại khách hàng.

Hệ thống chấm điểm khách hàng được phân loại từ AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Trong đĩ loại A là nhĩm khách hàng tốt, được đánh giá theo loại tối ưu, loại ưu và loại tốt cĩ mức độ rủi ro thấp nhất. Loại B là trung bình, C là dưới trung bình và D là loại yếu kém với mức rủi ro đặc biệt cao, khả năng ngân hàng thu hồi được vốn vay gần như bằng khơng. Với mỗi khách hàng, Chi nhánh đều cĩ quy định cụ thể trong việc cấp tín dụng, đánh giá rủi ro và kiểm tra kiểm sốt chặt chẽ sau khi vay.

b) Đối với cơng tác quản lý danh mục cho vay

Danh mục cho vay là cơng cụ để nhà lãnh đạo định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo sự lành mạnh, tính đa dạng trong tài sản cho vay, mức độ chuyên mơn hĩa gĩp phần giảm thiểu rủi ro tối đa và đạt được lợi nhuận kỳ vọng cho ngân hàng. Quản lý danh mục cho vay tại Chi nhánh Bắc Nam Định được hình thành dựa trên quy định của Agribank và các chuẩn mực kế tốn. Thực trạng về hoạt động quản lý danh mục cho vay được phản ánh qua bảng số liệu dưới đây.

- Danh mục cho vay theo kỳ hạn:

92 40 3 Dài hạn - 43 210 388 4 Tổng dư nợ 5,8 55 6,806 162 7,4 10 8J

(Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) trọng (Tỷ đồng) trọng KH Doanh nghiệp 1,4 56 24.8 1,625 23.8 1,551 20.9 KH Cá nhân 4,3 99 2 75 5,181 762 5,859 T 79 ■ Ngắn hạn ■Trung hạn ■ Dài hạn

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn

- Danh mục cho vay theo thành phần kinh tế:

Qua bảng và biểu trên cĩ thể thấy đuợc Chi nhánh cho vay tập trung chủ yếu là các sản phẩm vay ngắn và trung hạn và cho vay phần lớn là khách hàng cá nhân. Du nợ cho vay cĩ sự tăng trưởng trong 3 năm, năm 2018 tăng mạnh 16.2% so với năm 2017. Hơn thế nữa, từ năm 2018 Chi nhánh đã bắt đầu cho vay dài hạn từ dư nợ bằng khơng thì năm 2018 đã cĩ 43 tỷ dư nợ dài hạn và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ 388% vào năm 2019. Song song với việc tăng trưởng dư nợ trung và dài hạn là sự giảm nhẹ dư nợ ngắn hạn qua 3 năm: năm 2018 giảm 2% trong tổng dư nợ và năm 2019 giảm 3%. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh. Việc thay đổi trong cơ cấu vay theo chu kỳ ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc trích lập dự phịng rủi ro, sự tăng trưởng dư nợ vay dài hạn dẫn đến quỹ dự phịng rủi ro cho các khoản vay trên cũng tăng lên.

Khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay, tối thiểu là 75% tổng dư nợ và cĩ xu hướng tăng qua các năm. Điều này phản ánh đặc thù của Chi nhánh Bắc Nam Định nĩi riêng và của Agribank nĩi chung là ngân hàng nhà nước cĩ nhiệm vụ hỗ trợ, phát triển ngành nơng nghiệp trong nước mà khách hàng chủ yếu là người nơng dân.

2.2.2.3. về kiểm sốt rủi ro tín dụng

Các biện pháp kiểm sốt rủi ro được sử dụng bao gồm: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và đa dạng hĩa rủi ro. Trong đĩ sẽ cĩ những phương pháp kiểm sốt cụ thể, phù hợp đối với từng nhĩm khách hàng và các điều kiện tình hình cụ thể. Việc kiểm sốt RRTD được phản ánh trong hệ thống các văn bản quy định về chính sách tín dụng của Chi nhánh Bắc Nam Định như: quy trình cho vay và quản lý tín dụng; quy chế phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng; hạn mức tín dụng; cơ chế đảm bảo tiền vay; hoạt động kiểm tra giám sát khoản vay;...

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng đuợc đua ra với mục tiêu giúp cho hoạt động cho vay đuợc thống nhất, khoa học, phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro tối đa và nâng cao chất luợng tín dụng, giúp cho nhu cầu vay vốn của khách hàng đuợc đáp ứng một cách tốt nhất. Quy trình này quy định rõ nguời thực hiện cơng việc và trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý khoản vay.

Quy trình cho vay đuợc bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế tốn viên tất tốn, thanh lý hợp đồng tín dụng, đuợc diễn ra theo ba buớc: thẩm định khoản vay; kiểm tra, giám sát trong quá trình cho vay và đơn đốc, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình xét duyệt khoản vay phải đi qua 3 khâu độc lập: nguời thẩm định khoản vay (nguời trình hồ sơ vay), nguời kiểm sốt vay, nguời phê duyệt khoản vay.

- Nguời thẩm định khoản vay tiếp nhận và giải thích khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định. Nguời thẩm định khoản vay phải cĩ báo cáo thẩm định dựa trên kết quả thẩm định hồ sơ khách hàng, đua ra kiến nghị nên hay khơng nên cho vay.

- Nguời kiểm sốt khoản vay kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm sốt nội dung báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay hoặc khơng cho vay hoặc yêu cầu cung cấp thêm thơng tin về khách hàng.

Đối với các khoản vay phức tạp, Giám đốc Chi nhánh cĩ thể quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tái thẩm định; phân cơng cán bộ thẩm định TSBĐ; thuê tu vấn chuyên mơn thẩm định các vấn đề cĩ liên quan đến khoản vay.

- Nguời phê duyệt khoản vay cĩ thể là Giám đốc Chi nhánh hoặc Phĩ Giám đốc đuợc Giám đốc ủy quyền: xem xét hồ sơ khách hàng, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu cĩ) để quyết định cho vay đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền của Chi nhánh.

b) về quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng:

định giới hạn tối đa phê duyệt tín dụng đối với Giám đốc các chi nhánh cấp I,

cấp II và Sở giao dịch với hạn mức tùy thuộc từng điều kiện chi nhánh. Truờng hợp giá trị khoản vay vuợt mức cho phép, Giám đốc Chi nhánh phải

trình lên Tổng giám đốc Agribank quyết định, khi đuợc cấp trên đồng ý, Chi

nhánh mới đuợc phép phê duyệt. Nếu phát hiện thấy khả năng đầu tu khơng

an tồn và rủi ro cao, Giám đốc Chi nhánh cĩ quyền từ chối cho vay và báo cáo kịp thời lên ngân hàng cấp trên.

c) về hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay của khách hàng, giá trị TSBĐ (đối với khoản vay đuợc bảo đảm bằng tài sản), khả năng hồn trả nợ và quy mơ nguồn vốn của Agribank.

Tổng du nợ của một khách hàng khơng vuợt quá 15% vốn tự cĩ của Chi nhánh; tổng du nợ cấp tín dụng của một khách hàng và nguời cĩ liên quan khơng vuợt quá 25% vốn tự cĩ của ngân hàng. Trong truờng hợp một khách hàng cĩ nhu cầu cấp tín dụng vuợt giới hạn trên, Giám đốc Chi nhánh trình Tổng giám đốc Agribank xem xét và trình NHNN phê duyệt.

d) về chính sách đảm bảo tiền vay:

- Chi nhánh cĩ quyền quyết định trong việc cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản hoặc khơng cĩ TSBĐ và hồn tồn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Truờng hợp cho vay khơng cĩ TSBĐ theo nghị định của Chính phủ thì thiệt hại của khoản vay do nguyên nhân khách quan sẽ đuợc Chính phủ xử lý.

- Truờng hợp cho vay khơng cĩ TSBĐ nhung trong quá trình cho vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, Chi nhánh cĩ quyền đề nghị khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi sớm khoản vay.

- Sau khi xử lý TSBĐ, nếu khách hàng hoặc bên bảo lãnh vẫn thực hiện chua đúng hoặc chua đủ nghĩa vụ trả nợ, Chi nhánh cĩ quyền yêu cầu khách

hàng vay hoặc bên bảo lãnh chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo cam kết.

e) về cơng tác kiểm tra giám sát khoản vay:

Kiểm tra giám sát khoản vay phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình cho vay.

- Kiểm tra trước khi cho vay: Thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn, xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và các điều kiện cho vay, quyết định cho vay.

- Kiểm tra trong khi vay: kiểm tra việc giải ngân khoản vay theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Kiểm tra sau khi vay: thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay trong quá trình kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra sử dụng vốn vay thực hiện lần đầu chậm nhất trong vịng 30 ngày kể từ ngày giải ngân.

Nội dung kiểm tra, giám sát gồm: quá trình sử dụng khoản vay; việc tổ chức triển khai và tiến độ dự án kinh doanh; đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng; hiện trạng, tình hình thực tế và cập nhật những thay đổi của TSBĐ; nguồn thu nhập của khách hàng, tình hình tài chính doanh nghiệp; tính tốn mức độ thiệt hại của dự án, phương án kinh doanh khi xảy ra rủi ro bất khả kháng như thiên tai, cháy nổ, bệnh dịch...

Tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng qua kết quả kiểm tra, giám sát Chi nhánh Bắc Nam Định được quyền quyết định xử lý khoản vay. Các hình thức xử lý sẽ được áp dụng trong từng tình huống cụ thể từ tạm dừng cho vay, chấm dứt hợp đồng và thu hồi nợ trước hạn đến khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật.

2.2.2.4. Thực trạng về tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ RRTD là giai đoạn cuối cùng trong quá trình quản trị RRTD, cĩ nhiệm vụ giải quyết hậu quả do rủi ro mang lại, giữ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cĩ thể tiếp tục bình thường. Các hình thức tài trợ rủi ro chủ yếu của Chi nhánh Bắc Nam Định gồm: dự phịng rủi ro; mua bảo hiểm bảo an tín dụng và các biện pháp xử lý nợ xấu.

a) Cơng tác trích lập dự phịng:

Theo quy định của Agribank, hàng quý, trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phịng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước. Nợ được phân loại thành 5 nhĩm theo quy định của NHNN, bảng dưới đây cho thấy tình hình phân loại nợ của Chi nhánh Bắc Nam Định trong 3 năm từ 2017 đến 2019.

Bảng 2.7. Phân loại nhĩm nợ của Chi nhánh Bắc Nam Định từ 2017 - 2019

(%) (%) (%) 1 Tổng dư nợ 5,85 5 100 6,806 100 0 7,41 100 1. 1 Nhĩm 1 1 5,82 99.4 2 6,75 99.2 9 7,32 98.9 1. 2 Nhĩm 2 Ĩ T 0T 22 0T 4 6 06^ 1. 3 Nhĩm 3 6 ^ 0T T 0T 1 5^ 0T 1. 4 Nhĩm 4 6 ^ 0T Ĩ 5 0T 7 0T 1. 5 Nhĩm 5 Ĩ T 0T 9 0T 1 3 0T 2 Tổng nợ quá hạn(nhĩm 2,3,4,5) 3 4 0.6 54 0.8 8 1 1.1 3 Tổng nợ xấu (nhĩm 3,4,5) 3 2 0.4 32 0.5 3 5 0.5

STT Nhĩm Tỷ lệ trích lập ĩ Nhĩm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 2 Nhĩm 2: Nợ cần chú ý 5% 3 Nhĩm 3: Nợ duới tiêu chuẩn 20% 4 Nhĩm 4: Nợ nghi ngờ 50% 5 Nhĩm 5: Nợ cĩ khả năng mất vốn ĩ00%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ 5,85 5 6,80 6 7,41 0 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2017 2018 2019 Nợ quá hạn Nợ xấu

Biểu đồ 2.3. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Chi nhánh từ 2017 - 2019

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w