CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89)

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định

3.3.1.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển tam nơng (Nơng nghiệp, Nơng thơn, Nơng dân). Đồng thời tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức hội, tổ chức đồn thể trên địa bàn.

Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ đạo điều hành của Agribank về phát triển nơng nghiệp nơng thơn, kết hợp với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Chú trọng đầu tư vào các ngành nghề tiềm năng và là thế mạnh của địa phương như phát triển các loại cây trồng cĩ giá trị kinh tế cao; chăn nuơi gia súc, gia cầm... nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân.

Tiếp tục phối hợp chặc chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện tốt chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất. Phối hợp với các cấp Hội Nơng dân và Hội Phụ nữ tại địa phương để triển khai các văn bản liên tịch thực hiện chính sách phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

Phối hợp với Sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nơng, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng... tại địa phương để tổ chức tập huấn, phổ biến kỹ thuật canh tác, nuơi trồng từ đĩ nâng cao chất lượng, hiệu quả từ đĩ giúp bà con nơng dân sử dụng vốn vay hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

Xây dựng mơ hình đầu tư tín dụng đến các hộ sản xuất nơng nghiệp trên cơ sở phối hợp giữa các nhà: nơng dân, nhà cung ứng, nhà tiêu thụ, ngân

hàng, đảm bảo quy trình khép kín và cĩ hiệu quả. Đầu tu phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại trồng cây cơng nghiệp, trang trại chăn nuơi, trang trại sản xuất nơng lâm kết hợp. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu với lãi suất uu đãi từ nguồn tái cấp vốn của NHNN cho các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu nơng, lâm, thủy sản cĩ nguồn thu ngoại tệ bán cho ngân hàng; cho vay hộ gia đình, cá nhân gắn với sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Chính phủ cần cĩ sự chỉ đạo đối với các Bộ, Ngành cĩ liên quan triển khai huớng dẫn thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP một cách đồng bộ nhu: huớng dẫn đồng bộ về thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm; quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp cấp Giấy chứng nhận QSD đất hoặc Giấy xác nhận diện tích đất đang sử dụng khơng cĩ tranh chấp cho hộ nơng dân vì đây là một trong những điều kiện khi cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP.

Agribank là một NHTM, tuy nhiên mục tiêu kinh doanh khơng chỉ đơn thuần vì lợi nhuận mà cịn thực hiện nhiệm vụ chính trị là tập trung đầu tu phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân. Vì vây, đề nghị Chính phủ cĩ chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho Agribank trong việc xử lý nợ trong truờng hợp xảy ra rủi ro bất khả kháng nhu: thiên tai bão lụt, dịch bệnh... trên diện rộng.

3.3.1.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương tỉnh Nam Định

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của từng địa phuơng và quy hoạch chi tiết từng vùng, tiểu vùng, từng ngành nghề, tạo định huớng cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn và làm cơ sở để Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cĩ kế hoạch mở rộng đầu tu cho vay. Xây dựng quy chế thiết thực, hiệu quả hỗ trợ cho nguời nơng dân trong việc tiêu thụ sản phẩm để họ yên tâm, mạnh dạn đầu tu vốn vào mở rộng sản xuất. Cĩ những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngu và hoạt động giúp đỡ, động viên để

đưa cán bộ khoa học đến vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng nơng thơn, trước mắt ưu tiên vốn để xây dựng hệ thống đường giao thơng, tạo điều kiện để lưu thơng hàng hố từ nơng thơn đến thành thị, liên kết kinh tế vùng với kinh tế khu vực.

Đầu tư cơ sở chế biến hoặc cĩ chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực thu mua chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các mặt hàng nơng, lâm, thủy sản. Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn liền với cơng nghiệp chế biến và cơng nghệ sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản lượng hàng hố.

Cĩ biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn tệ nạn hụi, cho vay nặng lãi làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống - xã hội của người dân.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhànước tỉnh Nam Định nước tỉnh Nam Định

Ngân hàng Nhà nước cần cĩ phương án bảo đảm thơng tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng thương mại. Những thơng tin về doanh

nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC), là căn cứ đáng tin cậy để các ngân hàng thương mại sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

Bên cạnh việc cung cấp thơng tin về doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cần thơng báo cho các ngân hàng thương mại những quy định về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ.

Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt từ phía Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Đồng thời thường xuyên luân chuyển cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để tránh tình trạng tiêu cực cĩ thể xảy ra, đảm bảo tính khách quan.

Bên cạnh việc nâng cao các chương trình kiểm tra, cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn mực về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, cĩ phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thơng tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại, mặt khác cĩ thể đưa ra các kết luận, đánh giá đúng, phù hợp, hỗ trợ các ngân hàng phát triển.

Ngân hàng nhà nước phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cơng tác thanh tra. Hiện nay hoạt động thanh tra NHNN cần cĩ những chính sách tín dụng ưu đãi đối với cho vay khu vực nơng thơn nhất là đối với bà con nơng dân: chính sách hỗ trợ về lãi suất, số tiền cho vay, hỗ trợ đầu vào và đầu ra trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.

3.3.3. Kiến nghị với Agribank

Cần cĩ chính sách hỗ trợ khách hàng vay ở khu vực nơng thơn: như lãi suất tiền vay, hướng dẫn khách hàng lập phương án kinh doanh sao cho hiệu quả nhất, kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho khu vực nơng nghiệp nơng thơn nhằm phát huy cao vai trị là ngân hàng của nơng dân Việt Nam.

Đa dạng hố các sản phẩm huy động vốn, bám sát lãi suất thị trường để thu hút khách hàng nâng cao tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

Mở rộng hơn các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngồi để đáp ứng yêu cầu mới khi Ngân hàng hội nhập thế giới.

Thường xuyên lấy ý kiến của các chi nhánh, đơn vị về hoạt động cho vay, chỉnh sửa hồn chỉnh các văn bản, quyết định liên quan đến hoạt động cho vay như quy định về bảo đảm tài sản tiền vay tại ngân hàng nơng nghiệp, quy chế cho vay đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất...

Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất đối với các chuyên đề tập trung về các mảng tín dụng, kế tốn.

Xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu về RRTD và ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý RRTD, với những thơng tin cốt lõi : Tổng số tiền thiệt hại, loại rủi ro tương ứng, lĩnh vực kinh doanh xảy ra tổn thất, nguyên nhân dẫn đến tổn thất...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định, căn cứ vào thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã phân tích ở Chương 2, Chương 3 của luận văn đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị với hy vọng hồn thiện hơn nữa quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của NHTM đĩng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế vì hoạt động này cung cấp phần lớn nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng giúp cho sự vận động của sản xuất và lưu thơng hàng hĩa diễn ra một cách nhịp nhàng, thơng suốt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luơn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy, việc đưa ra những biện pháp phịng ngừa và hạn chế RRTD luơn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm, nghiên cứu.

Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cũng như các ngân hàng khác đang đứng trước thách thức, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng địi hỏi khắt khe hơn các tiêu chuẩn về sự an tồn, lành mạnh của tài chính và năng lực điều hành quản trị rủi ro. Xuất phát từ những thực trạng trên, luận văn đã nhận dạng và hệ thống hĩa các loại hình rủi ro tín dụng hiện tại tại Chi nhánh; phân tích làm rõ thực trạng quản trị RRTD tại Chi nhánh, nêu bật những mặt đạt được, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình hoạt động của Chi nhánh. Từ đĩ đề ra những phương án phịng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, gĩp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRTD nĩi riêng và hoạt động kinh doanh nĩi chung tại Chi nhánh.

Do thời gian nghiên cứu, trình độ chuyên mơn và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế nên bài viết này khơng thể tránh khỏi những thiếu sĩt nhất định, tơi rất mong nhận được những ý kiến đĩng gĩp của các Thầy, Cơ; các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này để hồn thiện cơng trình nghiên cứu ở cấp độ sâu hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực tiễn trong cơng tác quản trị RRTD tại các NHTM hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

David H. Pyle (1997), Bank Risk Management: Theory, Conference on Risk

Management and Deregulation in Banking, Jerusalem, May 17-19, 1997. Peter S.Rose (2012), “Giáo trình quản trị ngân hàng”, NXB Tài chính..

Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

Hồng Tùng (2011), “Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mơ hình

Logistic”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nằng, 2(43), 193- 199..

Nguyễn Hồng Bích Trâm (2014), “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập. Ngân hàng Nhà nuớc (2013), Thơng tư 02/2013/Trung tâm-NHNN ngày

21/01/2013 quy định về phân loại tài sản cĩ, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động cua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Ngân hàng nhà nuớc (2014), Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 4/6/2014

của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn Việt Nam, Chi nhánh Bắc Nam Định, Báo cáo tài chính năm 2017.

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn Việt Nam, Chi nhánh Bắc Nam Định, Báo cáo tài chính năm 2018.

10. Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn Việt Nam, Chi nhánh Bắc Nam Định, Báo cáo tài chính năm 2019.

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w