Các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng củaChi nhánh

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 55)

Trên thực tế, tất cả định hướng và chính sách quản trị rủi ro luơn tuân thủ theo các quy định của NHNN mà cụ thể đĩ là Thơng tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, Thơng tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về “Ban hành Quy định về phân loại tài sản cĩ, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phịng để xử

lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi” và văn bản 5811/NHNN-TTGSNH ngày 27/01/2011 của NHNN “V/v NHNo đề nghị phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493” đã tạo nên khung pháp lý giúp các tổ chức tín dụng quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất. Với cơ sở trên Hội đồng thành viên của Agribank đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 về “Ban hành Quy định về phân loại tài sản cĩ, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank” để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Agribank nĩi chung và Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định nĩi riêng là cho vay phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Từ đĩ Ban lãnh đạo Chi nhánh Bắc Nam Định dễ dàng hơn trong việc đưa ra quy định phù hợp về quản trị rủi ro tại Chi nhánh.

Với mục tiêu tăng trưởng hồn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo mục tiêu an tồn, hiệu quả, phát triển bền vững và kiểm sốt được rủi ro cũng như tiến dần đến thơng lệ quốc tế, Chi nhánh Bắc Nam Định đã hồn thiện và ban hành các chính sách quản trị RRTD dựa trên nội dung quản trị rủi ro của Agribank.

Ban hành hệ thống văn bản quy định, quy trình nhất quán, nghiêm ngặt tuân thủ chính sách của Nhà nước để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng. Đồng thời cập nhật các văn bản hướng dẫn về hoạt động tín dụng đầy đủ, kịp thời để áp dụng đồng bộ trong tồn Chi nhánh. Hệ thống văn bản, chế độ, quy định này phải bám sát định hướng và quy định của Agribank, mặt khác luơn phải tổ chức tập huấn và quán triệt tới từng cán bộ tín dụng.

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, cụ thể như sau: - Quy định về phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng:

Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết các hợp đồng tín dụng.

Theo quy định của Agribank, Tổng giám đốc Agribank là người đưa ra hạn mức phê duyệt tín dụng đối với Giám đốc các chi nhánh cấp I, cấp II và Sở giao dịch tùy thuộc vào điều kiện của mỗi chi nhánh. Tại Chi nhánh Bắc Nam Định, quyền phê duyệt hạn mức cho vay thuộc về Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh cĩ thể ủy quyền cấp tín dụng cho Phĩ giám đốc và quy định hạn mức tín dụng cho Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh Bắc Nam Định nhưng khơng vượt quá mức quy định của Tổng giám đốc Agribank đã giao cho Chi nhánh. Trường hợp khoản vay vượt mức cho phép, Giám đốc Chi nhánh phải trình lên Tổng giám đốc Agribank quyết định, khi được chấp thuận, Chi nhánh mới được phép phê duyệt. Trường hợp phát hiện khoản đầu tư là khơng an tồn và tiềm ẩn rủi ro cao, Giám đốc Chi nhánh cĩ quyền từ chối khoản vay và báo cáo kịp thời lên ngân hàng cấp trên.

- Xây dựng giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng: căn cứ vào các quy định và phương hướng nhiệm vụ của Agribank, dựa trên phương án kinh doanh của Chi nhánh trong từng thời kỳ mà cĩ những giới hạn an tồn cụ thể cho từng nghiệp vụ cho vay như vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh; giới hạn cho từng ngành nghề, sản phẩm; giới hạn an tồn cho nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn.

- Các quy định về tỷ lệ vay theo từng loại tài sản đảm bảo.

+ Đối với tài sản thế chấp: giới hạn cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ. Riêng mức cho vay đối với quyền sử dụng đất do Tổng giám đốc Agribank quy định cụ thể theo từng giai đoạn trong phạm vi trên.

Đối với bộ chứng từ xuất nhập khẩu thế chấp cho vay, mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hồn hảo.

+ Đối với tài sản cầm cố là giấy tờ cĩ giá: mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi của giấy tờ cĩ giá trừ số lãi khách hàng phải trả cho ngân hàng trong thời gian vay vốn.

+ Đối với tài sản cầm cố do khách hàng vay giữ, bên bảo lãnh giữ hoặc bên thứ ba giữ như phương tiện vận tải, hàng hĩa, các quyền gĩp vốn, quyền khai thác tài nguyên,.. .thì mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị TSBĐ. Trong trường hợp tài sản cầm cố do ngân hàng giữ thì mức cho vay tối đa là 75% giá trị TSBĐ.

- Quản lý và giám sát danh mục cho vay: mục tiêu tín dụng của Chi nhánh Bắc Nam Định là bảo đảm danh mục cho vay an tồn, hiệu quả, vốn vay được phân bổ hợp lý để cĩ thể phân tán rủi ro. Căn cứ vào hồn cảnh thực tế và định hướng phát triển tín dụng hàng năm mà Chi nhánh đưa ra những thay đổi trọng số ưu tiên trong danh mục cho vay của mình.

- Hồn thiện hệ thống các cơng cụ đo lường và định dạng RRTD: Trong quy trình cấp tín dụng, Chi nhánh vận dụng các cơng cụ để đánh giá và phân loại

khách hàng dựa trên quy định của Agribank và sự tích lũy kinh nghiệm, thành quả

nghiên cứu của Chi nhánh. Cơng cụ đo truyền thống được sử dụng phổ biến là hệ

thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Khách hàng được phân nhĩm

khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình). Các cơng cụ chấm điểm tín dụng bao gồm “bảng tiêu chuẩn đánh giá các

tiêu chí chấm điểm tín dụng” và “bảng các chỉ số tài chính chuẩn” cho các doanh

nghiệp nằm trong từng khối ngành kinh tế.

- Xây dựng hệ thống thơng tin quản trị RRTD: Chi nhánh sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý cảnh báo rủi ro làm nền tảng cho hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật, nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo cĩ cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng, giảm bớt tình trạng thơng tin bất cân xứng, qua đĩ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Trích lập quỹ dự phịng rủi ro: việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro được Chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của Agribank và Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

Tĩm lại, chính sách quản trị RRTD của Chi nhánh Bắc Nam Định được hình thành dựa trên cơ sở quản trị RRTD tồn diện, liên tục tại tất cả các giai đoạn

cấp tín dụng thơng qua các quy trình, quy định của từng nghiệp vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu 1274 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w