CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2. Quản trị rủi ro tín dụngcủa Ngân hàng thương mại
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản trị rủi ro cho vay
1.2.5.1 Nhân tố chủ quan (1) về phía người vay
Năng lực của người đi vay yếu kém: Điều này thể hiện trong khả năng sử dụng vốn của người vay. Một nguồn vốn sử dụng có hiệu quả khi nó tạo ra của cải vật chất phù hợp và được xã hội chấp nhận. Với năng lực kém, người vay không có khả năng nhận biết được sự phát triển của khoa học kỹ thuật , cũng như những đòi hỏi của nhu cầu thị trường. Do vậy , việc sự sụng vốn một cách không hợp lý dẫn đến không có khả năng chi trả, phá sản và gây tổn thất cho ngân hàng khiến cho quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng bị giảm sút.
Không nắm bắt kịp thời các thông tin: Trong hoạt động SXKD của mình, sự nắm bắt tình hình về giá cả, sự xuất hiện của hàng hoá cùng loại , thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường là biểu hiện cần thiết trong việc đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy thiếu thông tin có thể dẫn tới tình trạng thua lỗ do mất thị trường , tồn đọng hàng hoá... gây ra rủi ro cho ngân hàng đó chính là rủi ro không thu hồi được đối với các khoản nợ của ngân hàng và nó tác động trực tiếp đến hiệu quả quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng.
Sự yếu kém của người điều hành: Người điều hành không có khả năng dự đoán được sự biến động của giá cả thị trường không xác định được thị phần của các đối thủ cạnh tranh không nắm được thị hiếu người tiêu dùng.dẫn đến sự tồn đọng hàng hoá năng lực cạnh tranh suy giảm mất thị phần kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của các ngân
hàng, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản trị rui ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Tư cách người vay kém: Là những người đi vay có tư cách đạo đức kém, đã đưa ra những phương án giả, chứng từ giả, sử dụng vốn vay sai mục đích trong hợp đồng...nhằm mục đích lừa đảo , chiếm dụng vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng không kịp thời phát hiện và ngăn chặn rủi ro thì chứng tỏ quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng còn kém hiệu quả, chưa chặt chẽ và có nhiều lỗ hổng.
(2)Vềphía ngân hàng
Do thông tin cho vay không đầy đủ: Ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay , cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả quản trị rủi ro cho vay của các ngân hàng thực sự không sát sao ngay từ những khâu thu thập thông tin đầu tiên. Điều này có thể nguyên nhân một phần là do trang thiết bị không đáp ứng được nhu cầu công việc. Bởi với mỗi trang thiết bị lạc hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: hạn chế việc hỗ trợ quản lý điều hành, thiếu thông tin hoặc việc cập nhập thông tin chậm nếu đó là thông tin phòng ngừa rủi ro thì rất nguy hiểm cho ngân hàng, ngân hàng sẽ đưa ra những quyết định không đúng đắn, không những thế mà ngân hàng còn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, cơ hội xử lý nợ.
Chính sách tín dụng không hợp lý: Chính sách tín dụng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là một hệ thống định hướng tổng thể công tác tín dụng từ khi khảo sát điều tra khảo sát khách hàng lựa chọn khách hàng quy trình xét duyệt cho vay. cho đến cơ chế xử l thu hồi nợ. Như vậy chính sách tín dụng trong hoạt động cho vay là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên đến chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. Nội dung cơ bản
34
của chính sách tín dụng trong hoạt động cho vay bao gồm các vấn đề có liên quan đến quy mô , lãi suất , kì hạn, đảm bảo , phạm vi , các khoản cho vay có vấn đề và các nội dung khác.
Từ vai trò quan trọng đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng, chính sách tín dụng có ảnh huởng đến hiệu quả cho vay rất lớn. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu rủi ro , nâng cao chất luợng và do đó hiệu quả của các món cho vay đuợc nâng cao , nguợc lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản.
Một chính sách không hợp lý thể hiện ở việc chính sách đó đuợc hình thành không căn cứ trên cơ cấu kinh tế địa bàn, khả năng của ngân hàng, tình hình kinh tế xã hội , môi truờng cạnh tranh.. ..Chính sách lãi suất không phù hợp. Điều này sẽ làm giảm tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng ngân hàng , dễ tạo sơ hở cho khách hàng cơ chế không phù hợp. Nhìn chung , khi chính sách tín dụng không hợp lý sẽ tạo khe hở cho khách hàng và tạo ra rủi ro cho vay.
Quy trình cho vay thiếu chặt chẽ: Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc , quy định của ngân hàng kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Nguyên nhân thiếu chặt chẽ trong việc thực hiện quy trình cho vay đuợc thể hiện nhu sau:
- Thông tin trong từng buớc thực hiện không chi tiết và đầy đủ. Ngoài ra, quan hệ giữa các buớc thiếu logic. Thiết lập hồ sơ thiếu cơ sở pháp lý , thiếu tính đầy đủ đối với các yếu tố ghi trên hồ sơ.
- Việc phân tích tín dụng: Không lựa chọn đúng khách hàng do không cân xứng về thông tin đánh giá không đúng mức độ rủi ro của từng khách hàng từng khoản vay không hạn chế đuợc sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ngân hàng.
- Việc quyết định cho vay: Việc thiếu chặt chẽ trong khâu quyết định cho vay có thể là do khi quyền quyết định cho vay tập trung vào một hoặc một nhóm nguời trong ngân hàng , khi quyền quyết định cho vay đuợc quy định cho từng cán bộ tín dụng thì việc thiếu chặt chẽ thể hiện ở việc do cán bộ tín dụng thiếu trình độ hoặc do vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà không đuợc kiểm soát bởi nguời thứ hai. Bên cạnh đó , việc giải ngân bằng tiền mặt thông thuờng khó kiểm soát đuợc mục đích vay vốn, đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro cho vay.
- Giám sát và thanh lý cho vay: Quá trình giám sát và sử dụng vốn không thuờng xuyên có thể dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, là nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Hay khi xảy ra truờng hợp phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ mà hồ sơ đảm bảo thiếu chặt chẽ các điều kiện xử l nợ không thuận lợi cho ngân hàng sẽ dẫn đến không thu hồi đuợc nợ, dẫn đến rủi ro mất vốn.
Sự cạnh tranh không lành mạnh: Cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh ở đây có thể hiểu rằng ngân hàng đã bỏ qua một số buớc kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng... nhằm lôi kéo khách hàng đồng thời cũng kéo theo sự giảm sút về chất luợng quản trị rủi ro cho vay của bản thân ngân hàng.
Cán bộ ngân hàng có chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp kém: Sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm trong việc cấp tín dụng nhu chọn khách hàng không đúng, xác định mức cho vay vuợt quá nhu cầu vốn thực tế , đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay thiếu chính xác. Đối với cán bộ quản l thiếu trình độ chuyên môn sẽ thiếu đi khả năng kiểm soát quản l . Cán bộ ngân hàng không có đạo đức nghề nghiệp sẽ có những hành vi dẫn
36
đến rủi ro như: cố tình thiết lập hồ sơ sai thành đúng nhằm trục lợi cá nhân, thông đồng với khách hàng để chiếm dụng vốn của ngân hàng dẫn đến rủi ro.
1.2.5.2 Nhân tố khách quan Môi trường tự nhiên
Nguyên nhân từ môi trường tự nhiên tác động đến điều kiện kinh doanh của khách hàng, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đây là những nguyên nhân bất khả kháng, nằm ngoài dự kiến của ngân hàng như thiên tai , hoả hoạn, dịch bệnh, thường rất khó lường trước được mức độ ảnh hưởng, từ đó làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàng. Vì vậy , một biện pháp đánh giá được coil à hiệu quả đó là kinh nghiệm và thừa kế các số liệu lịch sử.
Môi trường kinh tế
Mỗi chu kỳ của nền kinh tế có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó hoạt động cho vay cũng chịu ảnh hưởng đáng kể qua sự biến động của chu kỳ kinh tế. Với môi trường kinh tế suy thoái sẽ có xác suất rủi ro cao nhất vì môi trường kinh tế này khả năng tài chính của người đi vay bị ảnh hưởng rất lớn từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàng. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp SXKD nếu có lãi thì khả năng trả nợ ngân hàng sẽ tốt hơn và sẽ là yếu tố cơ bản kích cầu t ín dụng.
Môi trường pháp lý, chính trị, xã hội
Hệ thống pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho hợp đồng kinh doanh của ngân hàng. Một hệ thống pháp luật rõ ràng sẽ đảm bỏ một cơ chế cho vay , cơ chế xử l nợ xử l tài sản đảm bảo thuận lợi. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của ngân hàng từ khi cho vay đến khi thu hồi nợ.
Rủi ro cho vay có tính tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế thông qua quản trị rủi ro cho
vay , các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát , giảm thiểu, hạn chế rủi ro cho vay ở một mức độ thấp nhất có thể chấp nhận được chứ không thể loại bỏ hoàn toàn.