CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
2.3.1 Các kết quả đạt được
Trong thời gian qua, Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Giao Thủy đã chú trọng hơn tới công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và xử l những hậu quả xấu của nó
để lại.
Chi nhánh đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ , phân loại nợ theo phương pháp định lượng góp phần làm tăng tính khách quan trong quá trình đánh giá rủi ro góp phần tăng cường việc quản trị rủi ro tín dụng chi tiết hơn đến từng khách hàng theo quy mô , ngành nghề , lĩnh vực hoạt động...Việc chấm điểm xếp hạng khách hàng được định kỳ 3 tháng/lần thay vì 1 năm/lần như trước đây nhằm kiểm soát sát xao hơn các khoản tín dụng đã cấp để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Hơn nữa, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng giúp ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế , phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất và tình hình chất lượng tín dụng của các khách hàng.
Nợ xấu đã được kiểm soát tốt hơn, công tác thu hồi và xử lý nợ đạt được hiệu quả đáng ghi nhận về cả quy mô và tỷ trọng. Quy mô nợ khó đòi (nhóm 5) tại thời điểm 31/12/2019 đã giảm xuống mức 0,2 tỷ VND từ mức 0,6 tỷ VND cuối năm 2017 , Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng tỷ lệ nợ xấu luôn được chi nhánh kiểm soát ở mực thấp trong giới hạn quy định (<2%). Để đạt được những kết quả trên, chi nhánh đã nỗ lực trong việc xử lý nợ và siết chặt quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.
Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của Agribank Việt Nam và Agribank tỉnh Nam Định, tập trung vào những ngành mà Agribank đang khuyến khích nâng dần tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cho vay ở một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản.
Đối với các khoản tín dụng đã giải ngân Chi nhánh thường xuyên thực hiện đôn đốc phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro để xử l . Công tác thu hồi xử l nợ xấu cũng tại Chi nhánh cũng như việc phối hợp chặt chẽ với phòng quản l rủi ro của Agribank Nam Định được
80
triển khai một cách tích cực.
Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng: Trong thời gian qua, chi nhánh không ngừng mở các đợt tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, kế toán cho các cán bộ công nhân viên ngân hàng , các đợt tập huấn về tài sản đảm bảo , phân tích tài chính... nhằm đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó , chi nhánh luôn có các hình thức khen thưởng kịp thời , động viên
khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên.
Cập nhập và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo: Chi nhánh thực hiện triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, liên Bộ , Ngân hàng nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như các chính sách kinh tế của địa phương đến từng cán bộ trong cơ quan. Bám sát các chương trình kinh tế , các dự án trọng điểm của tỉnh để mở rộng đầu tư, ưu tiên vốn tín dụng đối với những dự án có hiệu quả, nhóm ngành hàng có tính cạnh tranh cao và hướng phát triển tốt trong tương lai.
Trong thời gian qua, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động khó lường , chính sách tiền tệ thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng nhưng quy mô cũng như chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã có xu hướng tích cực , đóng góp một phần thu nhập cho Agribank. Điều này thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh đã và đang được chú trọng quan tâm.
2.3.2 Một sổ h ạn ch ế cần kh ắc ph ụ c
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc hạn chế rủi ro tín dụng vẫn còn những tồn tại mà ngân hàng No&PTNT Giao Thủy cần được giải quyết:
> Chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao.
Công tác thẩm định tài sản chưa linh hoạt, còn làm mất nhiều thời gian của khách hàng thậm chí có thể làm giảm giá trị tài sản thế chấp từ đó ảnh
hưởng xấu tới tâm lý khách hàng và làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng.
Đối với những hợp đồng có tính chuyên môn cao , dự án phức tạp liên quan đến nhiều ngành nghề thì việc thẩm định cần có ý kiến của bên thứ ba để có thể đưa ra được ý kiên khách quan và chính xác.
> Sự tuân thủ quy trình tín dụng có những thời điểm chưa nghiêm túc.
Thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay (thông tin về khách hàng vay, thông tin về mục đích vay vốn, phương án trả nợ cũng như thông tin thị trường , thông tin cạnh tranh...) chưa được thu thập một cách đầy đủ, nhưng cán bộ tín dụng có thể bỏ qua một số tiêu chí đánh giá không đưa vào tờ trình cấp tín dụng, khiến sự phê duyệt thiếu sự chính xác. Ngoài ra, nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích thẩm định tín dụng của cán bộ quản l khoản vay.
> Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chưa thực sự
phát huy vai trò của bộ phận hiệu quả này.
Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra tính chính xác của con số , chưa thực sự phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng. Bởi vì , tính pháp lý của các báo cáo nội bộ không cao nên ngân hàng chưa thực sự chú tới kết quả của nó.
Thêm vào đó với mô hình phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh do Giám đốc điều hành đã bộc lộ những hạn chế , kém hiệu quả. Giám đốc chi nhánh vừa chỉ đạo hoạt động kinh doanh vừa chỉ đạo quản l công tác kiểm tra theo cơ chế phân cấp và ủy quyền nên công tác kiểm tra thiếu tính độc lập thiếu khách quan. Cán bộ làm công tác kiểm tra tại chi nhánh còn phải thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh phân công quyền lợi vật chất và tinh thần đều bị chi phối nên không dám đề xuất kiến nghị một cách thẳng thắn. Dan đến việc kiểm tra mang nặng tính hình thức , thiếu tác dụng
82
thúc đẩy chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống.
> Các hình thức xử lý nợ có khả năng mất vốn mà Ngân hàng No&PTNT Giao Thủy áp dụng vẫn chưa phải là biện pháp xử lý triệt để nhất.
Hiện nay có rất nhiều cách thức xử lý một khoản nợ xấu phát sinh trong bảng cân đối kế toán. Trong đó , có hai cách phổ biến nhất là
(1) Bán tài sản đảm bảo hay kiện ra tòa xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ xung quỹ dự phòng rủi ro để xử lý;
(2) Dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tính sau. Với cách đầu, nợ xấu sẽ được xử lý một cách triệt để , các ngân hàng
không còn phải bận tâm tới chúng nữa. Ngược lại đối với cách thứ hai ,
về bản
chất chưa gọi là xử lý mà chỉ là kỹ thuật làm sạch bảng cân đối , trong khi
gánh nặng vẫn còn nguyên.