3 .2Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
3.2.7 Nhóm giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng
Khi có nợ quá hạn, ngân hàng phải tổ chức quản trị ngay bằng cách phân công cán bộ theo dõi diễn biến của khoản nợ quá hạn và đặc biệt chú ý các khoản nợ bị đẩy sang nhóm 3 trở lên. Mỗi cán bộ , mỗi chi nhánh phải báo cáo thường xuyên nhất là khi món nợ chuyển nhóm. Cán bộ phải tìm hiểu ngay nguyên nhân của khoản nợ quá hạn đó , xác định khả năng phục hồi và đề xuất phương án xử lý trước khi nó trở thành món nợ quá xấu.
Để giảm tối đa thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng thì yêu cầu cấp thiết là ngân hàng phải xác định đúng đắn mức độ xấu của khoản nợ, khả năng có thể phục hồi trong tương lai. Ngân hàng nên tránh tâm l thụ động thấy nợ xấu là nhanh chóng nghĩ đến phương án thu hồi tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng thật sự có thiện chí trả nợ mà khả năng vẫn cịn thì ngân hàng nên cố gắng giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng. Thanh lý bằng tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp cuối cùng khi khơng cịn sự lựa chọn nào khác. Trường hợp xác định rõ
102
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có ý lừa đảo thì phải ngay lập tức ngừng việc giải ngân và tìm cách thu hồi vốn.
Xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn chi nhánh theo năm, chia ra các quý , giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho từng đơn vị trực thuộc.
Thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro để trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo , giúp đỡ đơn vị trực thuộc giải quyết kịp thời các vướng mắc. Xây dựng cẩm nang hướng dẫn thu hồi nợ xấu , hướng dẫn đến từng cán bộ tín dụng để các cán bộ tín dụng thực hiện.
Phối hợp cùng với các cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương tiếp tục thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó địi khi khách hàng có dấu hiệu lừa đảo.