Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân rủi ro tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 33)

DNNVV tại Ngân hàng thương mại

Khái niệm về rủi ro tín dụng

Theo Joel Bessis đưa ra khái niệm về RRTD trong cuốn QTRR trong ngân hàng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là

rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo các quy định, rủi ro tín dụng chia thành một vài thành phần rủi ro tín dụng: rủi ro vỡ nợ; rủi ro giảm uy tín; rủi ro nguy cơ, tức là sự bất trắc về giá trị tương lai của khoản tiền có thể thua lỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết; thua lỗ do vỡ nợ thường ít hơn lượng tiền phải trả bởi vì sự hồi phục nhờ đảm bảo hay thế chấp của bên thứ ba; rủi ro đối tác là hình thức rủi ro tín dụng cụ thể xuất phát từ phái sinh, có thể chuyển đổi từ đối tác này sang đối tác khác”.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, RRTD được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn nhiều hoạt động tiềm ẩn RRTD khác như TTTM, bảo lãnh, thư tín dụng...Các NHTM luôn mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro trong giới hạn có thể chấp nhân được, tuy nhiên chưa có một quy định hoặc cơ cấu tổ chức hoàn hảo nào có thể loại bỏ được hoàn toàn các rủi ro nêu trên.

Như vậy, tựu chung về bản chất của RRTD: “Rủi ro tín dụng là khả

năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà tổ chức tín dụng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi hoặc hoàn trả không đúng hạn ”.

Phân loại rủi ro tín dụng

RRTD phát sinh trong tất cả các giao dịch tín dụng dưới các hình thức bao gồm nhưng không giới hạn các hình thức sau:

Rủi ro vỡ nợ và đánh giá sai rủi ro vỡ nợ (Default and Migration risk) Rủi ro vỡ nợ là xác suất KHDN không có khả năng thực hiện thanh toán theo các nghĩa vụ đã được ký kết. Tất cả các giao dịch t ín dụng đều phát sinh rủi ro này và được đo lường bằng các công cụ tiêu chuẩn. Mặc dù đã được đo lường, rủi ro vỡ nợ có thể thay đổi theo tình hình kinh tế vĩ mô. Ngân hàng/nhà đầu tư có thể giảm thiểu mức ảnh hưởng của rủi ro vỡ nợ bằng việc tính toán chi phí rủi ro vào giá sản phẩm theo nguyên tắc Khách hàng có rủi ro cao sẽ có giá cao hơn.

Rủi ro t n dụng đối tác (Counterparty Credit Risk)

Rủi ro này thường phát sinh trong các giao dịch phái sinh, khi tất cả các giao dịch đều cần phải có một bên thực hiện nghĩa vụ đối ứng với bên còn lại.

RRTD loại này phát sinh do sự biến động giá thị trường (ví dụ: các giao dịch Swaps, forwards ..) và có thể được kết nối với các rủi ro sai cách như trong trường hợp mức độ rủi ro tăng lên khi chất lượng tín dụng của đối tác giảm.

Rủi ro quốc gia (Country Risk)

Rủi ro quốc gia là rủi ro từ việc đầu tư/tài trợ vào khách hàng/nhóm khách hàng tại một quốc gia cụ thể. Rủi ro tại các quốc gia khác nhau là khác nhau, có thể bao gồm các rủi ro liên quan đến cho vay qua biên giới như rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá, rủi ro kinh tế và rủi ro chuyển đổi tiền tệ (khả năng chuyển đổi đồng nội tệ của quốc gia đó sang đồng nội tệ của quốc gia khác, do sự thay đổi về giá trị danh nghĩa hoặc hạn chế chuyển đổi)

Rủi ro hợp vốn (Participation Risk)

Rủi ro hợp vốn phát sinh trên hoạt động ngoại bảng khi một TCT muốn phân tán rủi ro bằng cách cùng với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác cùng thực hiện cấp tín dụng/tài trợ đối với KH, rủi ro phát sinh từ việc giảm giá trị của các khoản vốn tham gia mà NHTM s ở hữu cổ phần/ đồng tài trợ dưới 50%, theo đó TCTD tham gia hợp vốn không trực tiếp ký cam kết/thỏa thuận với khách hàng và không thực hiện tài trợ như thỏa thuận.

RRTD tập trung (Credit concentration Risk)

Là rủi ro phát sinh (i) từ sự phân bố không đồng đềuđối với một KH/ nhóm KH/đối tác, sản phẩm, giao dịch; hoặc (ii) từ tác động dây chuyền giữa những người vay; hoặc (iii) từ tập trung ngành, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ ở mức độ có tác động đáng kể đến thu nhập, trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của NHTM. Mức độ chấp nhận RRTD tập trung được xác định ở một mức chấp nhận cụ thể và là một phần của chiến lược kinh doanh của N TM để chủ động thông tin và biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Là các rủi ro phát sinh trong quá trình chứng khoán hóa bao gồm RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý, nói cách khác, tất cả các rủi ro tiềm tàng trong một giao dịch tín dụng đều có khả năng phát sinh trong chứng khoán hóa khi các TSBĐ khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm TSĐB để phát hành các trái phiếu.

Rủi ro còn lại sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu RRTD (Residual Risk in Credit Risk Mitigations)

Rủi ro còn lại là khả năng phát sinh tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của ngân hàng khi các biện pháp giảm thiểu RRTD áp dụng không hiệu quả như mong đợi,ví dụ như giá trị TSBĐ suy giảm. Vì rủi ro còn lại là không đo lường được, NHTM có thể lựa chọn chấp nhận rủi ro này hoặc mua bảo hiểm rủi ro.

Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng

- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc KHDN) không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm nợ quá hạn (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở NHTM hoặc TCTD khác. Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Phát sinh NQH khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết mà người vay không thanh toán một phần hay toàn bộ khoản vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là “nợ đủ tiêu chuẩn, nợ

cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn...”

_ So du nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn = _________ __ ' ___________ J Tong du nợ Tỉ lệ khách hàng có nợ quá hạn số khách hàng có nợ quá hạn trên tòng khách hàng có du nợ Tong SO khách hàng có du nợ Phương trình 1. 1: Tỉ lệ nợ quá hạn

- Nợ xấu: nợ xấu chính là các khoản tiền cho KH vay mà khó hoặc không thể thu hồi được do KHDN đó làm ăn thua l ỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định “Nợ xấu là các khoản nợ

thuộc các nhóm 3, 4 và 5”.

Tỳ lệ nợ xầu = Nợ xẩu/ Tống du nợ,

Tỳ lệ nợ xẩu trên vốn chũ sỡ hữu = Nợ xẩu/vổíi chũ sỡ hữu.

Tỳ lệ nợ xẩu trên quỹ dụ phòng tổn thất = Nợ Xẩu/Quỹ dụ phòng tổn thất Phương trình 1. 2: Tỉ lệ nợ xấu

- Dự phòng RRTD: đánh giá khả năng chi trả của NHTM khi RRTD xảy ra. DPRR của NHTM được sử dụng với mục đích là nhằm để bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của NHTM xảy ra trong trường hợp KH không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.

Đối với các khoản nợ có vấn đề, NHTM sẽ sử dụng các biện pháp cụ thể với từng khoản, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ và biện pháp cuối cùng là DPRR trong trường hợp phát mại TSBĐ không đủ bù đắp khoản tổn thất.

Tỉ lệ dự phỏng RRTD Dự phòng RRTD được trích lập

Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo

Hệ sổ khi năng bù đắp

các khoản cho vay bị mẩt

Dự phòng RRTD được trích lạp Dư nợbị xóa

Hệ sỗ bù đắp RRTD Dự phòng RRTD được trích lập

Nợ qưá hạn khỏ đòi

Phương trình 1. 3: Hệ số tính DPRR

Hậu quả của rủi ro tín dụng

Tổn thất về mặt tài chính, tăng chi phí hoạt động của NHTM, lợi nhuận suy giảm so với kỳ vọng, gây ra thua lỗ nghiêm trọng nếu phát sinh nhiều các khoản nợ xấu, RRTD có thể đưa NHTM đến bờ vực phá sản. Mặc dù là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho NHTM, tuy nhiên việc hạn chế tối đa RRTD vẫn là yếu tố then chốt, vì vậy các NHTM cần cân nhắc định hướng phát triển kinh doanh

RRTD còn làm ảnh hưởng, suy giảm uy tín của NHTM, khi xảy ra RRTD như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tín dụng tăng trưởng quá nóng bất hợp lý, hoạt động cấp tín dụng không minh bạch,...của NHTM có thể gây mất lòng tin của KH. Từ đó các mảng hoạt động khác của NHTM sẽ bị ảnh hưởng như giảm số dư tiền gửi, số lượng KH ngừng giao dịch tăng cao,.

Không những thế, RRTD còn có thể gây khủng hoảng nền kinh tế xã hội. Các NHTM thua lỗ, tình hình tài chính đi xuống, doanh thu không đủ bù đắp chi ph , không có khả năng chi trả cổ đông, kế hoạch phát triển bị ngưng trệ, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bị gián đoạn,..,là những kết quả có thể xảy ra nếu RRT bùng nổ. ệ thống N TM là cột sống của nền kinh tế, chính vì vậy RRTD có thể gây ra tác động không hề nhỏ theo dây chuyền.

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Nguyên nhân khách quan của RRTD đến từ nền kinh tế, môi trường chính trị, pháp lý hoặc đến từ chính KH. Bên cạnh đó, những nguyên nhân xuất phát từ nội bộ NHTM cũng là những yếu tố chủ quan gây ra RRTD: CSTD lỏng lẻo, mô hình QTRRTD không hợp lý, trình độ CBNV yếu kém,...

Các nguyên nhân khách quan:

Môi trường chính trị và pháp lý bất ổn, không nhất quán

Chính trị bất ổn, pháp lý kém minh bạch là những yếu tố gây ảnh hưởng không chỉ với niềm tin của dân chúng mà còn khiến các nhà đầu tư trong nước và Quốc tế e ngại trong việc hợp tác quan hệ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM, khó khăn trong việc phát triển tín dụng, đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, N NN không đưa ra được một hành lang pháp lý cụ thể, nhất quán, khuôn khổ pháp luật thiếu đồng bộ, định hướng yếu kém sẽ kìm hãm sự phát triển của NHTM, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giới hạn an toàn của NHTM, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Môi trường kinh tế gặp nhiều khó khăn

Trong thời đại toàn cầu hóa, Chính phủ và NHNN điều hành hệ thống TCTD gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế phát triển không ổn định, chu kỳ hoạt động của N TM và hoạt động t n dụng bị ảnh hư ng lớn b i các quy định như thuế, phí, CSTD, ngưỡng an toàn vốn,.

Khách hàng vay vốn có trình độ và năng lực hạn chế

Là đối tượng mang lại nhiều lợi nhuận cho NHTM nên trình độ và sự hiểu biết của KH trong công tác điều hành doanh nghiệp, ý thức hợp tác, năng lực quản trị vốn, quản trị dòng tiền, xác định mục đ ch kinh doanh để vay vốn,.. .là yếu tố vô cùng quan trọng để hạn chế RRTD ngay từ bước đầu tiếp cận K .

RRTD xảy ra khi KH không trả nợ đúng hạn, cố tình làm giả hồ sơ đề xuất để qua mặt NHTM, chây ỳ không hợp tác, che dấu, giả mạo hồ sơ tài chính,...

Các nguyên nhân chủ quan:

- CSTD của NHTM kém minh bạch, quá chặt chẽ hoặc lỏng lẻo sẽ tạo

khe hở trong quy định cấp tín dụng, KH chưa đáp ứng đủ điều kiện vẫn được cấp tín dụng

- CBTD có trình độ yếu kém, vi phạm đạo đức: RRTD xảy ra khi

CBTD không nắm rõ nguyên tắc thẩm định, đánh giá không chính xác kết quả kinh doanh của KH, nhu cầu sử dụng vốn sai thực tế, phương án hoàn vốn không khả thi,... hoặc CBTD cố tình làm sai lệch hồ sơ, gây rủi ro lớn cho NHTM

- Công tác giám sát và QTRR sau vay yếu kém: Các NHTM thường lơ

là công tác QTRR sau khi cấp tín dụng, không theo dõi sát sao tình hình trả nợ của KH, đánh giá tình hình tài chính sơ sài, không nhận diện được các rủi ro phát sinh sau vay,.

- Hệ thống nhận diện RRTD chưa hoàn thiện, công cụ đánh giá yếu

kém, hệ thống thông tin không đồng bộ, gây bắt lợi cho công tác QTRRTD nội bộ.

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w