Trên cơ s ở các quan điểm, chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước, cũng như định hướng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Bắc Nam Định cũng có những chủ trương đẩy mạnh tí n dụng đến các DNNVV trong thời gian tới với những nội dung sau:
> Xác định đối tượng DNNVV là khách hàng chủ đạo
> DN phải có tài sản đảm bảo món vay
> DN có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên DN có đầu tư công nghệ quản lý, chủ N có trình độ học vấn, chuyên môn cao
> Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng DNNVV trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm
> Xây dựng danh mục tín dụng phù hợp cho từng thời kỳ
> Đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay và phương thức cho vay
> Chuẩn hóa về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ cho khách hàng DNNVV đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, đầy đủ các yếu tố pháp lý
> Xây dựng gói sản phẩm phù hợp: đặc thù hoạt động của DNNVV là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh và sự chênh lệch về trình độ quản lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, càng tốt đối với nhóm khách hàng này là phải xây dựng được gói sản phẩm phù hợp, đa
dạng: cho vay, thấu chi, bảo lãnh, bao thanh toán, góp vôn.
> Xây dựng chính sách ưu đãi với DNNVV: lãi suất, chi phí dịch vụ, quyền mua bán ngoại tệ, điều kiện vay vốn, thế chấp ... theo hướng khách hàng xếp loại A, quan hệ vay vốn thường xuyên, trả nợ tốt; khách hàng kinh doanh xuất ngập khẩu sẽ được ưu tiên mua ngoại tệ; khách hàng mở quan hệ lần đầu sẽ được ưu đã giảm phí dịch vụ
> Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp với từng phân khúc thị trường gắn với ứng dụng tin học, đám bảo tính công khai, minh bạch, thúc đẩy DN phát triển. Hệ thống chấm điểm DNNVV cần linh hoạt, đơn giản.