+ Cần hài hòa giữa lợi ích của việc luân chuyển vị trí cán bộ với sự hiểu biết và kinh nghiệm của cán bộ trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề, từng khách hàng mà cán bộ đó quản lý
Ngân hàng công thương có chính sách luân chuyển cán bộ theo định kỳ. Tuy nhiên điều này dẫn đến việc cán bộ phải đảm nhận vị trí công việc mới sẽ có khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức quy trình và chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó là việc cán bộ quan hệ với hàng có thể nắm kỹ được phương thức hoạt động của từng khách hàng và từng ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ mất một thời gian. Nhưng sau khi cán bộ này tìm hiểu được thì lại đến thời kỳ phải luân chuyển. Qua đó không tận dụng được hiểu biết và chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ tín dụng, dẫn đến thẩm định khách hàng Okg không triệt để.
+ Hoàn thiện thêm hệ thống chia sẻ thông tin nội bộ
Đối với mỗ i khu vực, với mỗ i ngày nghe thường có những đặc điểm và tí nh chất tương tự nhau. Ví dụ như giá trị tài sản bảo đảm, biến động giá trị thị trường, những tình hình kinh tế liên quan đến nhóm khách hàng, làm nghề ....Như vậy những kinh nghiệm, những thông tin mà một cán bộ tín dụng thu thập được có thể sẽ hữu ch đối với cán bộ t n dụng khác. Nhưng hiện nay ngân hàng công thương chưa có công cụ để chia sẻ những thông tin này. Do vậy đã lãng phí mất nguồn thông tin xác thực mà cán bộ lại phải tìm kiếm thông tin ở những quận khác có thể kém tin cậy hơn. Ngân hàng công thương cần thiết kế một phần mềm để có thể thu thập thông tin và chia sẻ thông tin giữa các cán bộ, các phòng ban cũng như các chi nhánh khác nhau
+ Cần có sự phù hợp khi giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng, cân bằng giữa quản lý khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới
Hiện nay đối với đặc thù của VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định, các khách hàng thuộc khối DNNVV thường có quy mô nhỏ, mức vay thấp (bình quân 10 tỷ/1 khách hàng). Bên cạnh đó, từng lần giải ngân của khách hàng là khoản tiền nhỏ, qua đó dẫn tới các bộ có rất nhiều công việc liên quan đến tác nghiệp, tốn rất nhiều thời gian để phục vụ khách hàng cũ. Do vậy, kiến nghị Ngân hàng Công thương VN giao định biên cán bộ và chỉ tiêu mỗ i cán bộ hạn chế, để có thể quản lý tốt khách hàng cũ và phát triển được khách hàng mới.
Kết luận chương 3
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh cũng như góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho tỉnh nhà mà DNNVV là trọng tâm, VietinBank CN Bắc Nam Định cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế RRTD. Để đạt được những mục tiêu đó, Chi nhánh cần theo sát các chuẩn mực đã đề ra, hoàn thiện hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh, thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được đề cập đến trong chương 3 của luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả đề xuất đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm tăng cường hỗ trợ công tác phòng ngừa và hạn ché RRTD cho hệ thống NHTM hướng tới mục tiêu hạn chế RRTD cho hệ thống.
KẾT LUẬN
An toàn và sinh lời là hai mục tiêu luôn tồn tại song song trong một ngân hàng thương mại bất kể nó tồn tại dưới loại hình công ty nào (công ty cổ phần hay Nhà nước) sự kết hợp giữa an toàn và sinh lời luôn tạo cho ngân hàng một sự phát triển bền vững. Mỗ i một ngân hàng đều cần thấy rằng, nâng cao khả năng kiểm soát mục đích cấp tín dụng, nhận diện, đánh giá và đo lường RRTD chính xác đồng thời đưa ra các phương thức để phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh một cách hiệu quả. Chính vì thế quản lý và giám sát hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi Quốc gia, cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN và hệ thống các NHTM.
Luận văn đã đề cập đến từ cơ bản đến nâng cao những vấn đề về cơ s ở lý luận RRTD, phòng ngừa và hạn chế RRTD phân khúc KHDNVV, các tiêu chí nhận diện, đánh giá và đo lường RRTD được phân tích và làm rõ. Bên cạnh đó, luận văn còn tiếp cận các phương pháp đo lường tiên tiến, các chỉ số quốc tế, mô hình chuẩn thông lệ được áp dụng trên thế giới để từ đó rút ra các bài học và định hướng cho công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD KHDNNVV tại VietinBank CN Bắc Nam Định.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo khoa sau đại học, thư viện ngân hàng và các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Cô giáo TS. Nguyễn Hồng Yến. Nhân dịp này em xin chân thành xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Nguyễn Hồng Yến, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý giá để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng còn hạn chế cho nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu nước ngoài:
1. Basel Committee on Banking Supervision (2004), Bassel II.
2. Capgemini and Efma (2012), The 2012 World Retail Banking Report
3. Christopher H. Hause, James W. Mann, Shaun Norris (2005), Current Trends In Distribution Channels: Where Are BanksHeaded
4. F Packer (2011), Rating methodologies for banks, Bank for International Settlements
5. Robert D. Lee, Authentication in Internet banking: A lesson in risk management,
Federal Deposit Insurance Corporation, Supervisory Insights, 2007, Vol. 4 No. 1, tr. 39 - tr. 44.
6. Bernd E. & Robert R. (2010), The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer.
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Viện nhân lực Ngân hàng - Tài chính BTCI (2011), Báo cáo tại Diễn đàn Ngân hàng thế giới, London, Vương quốc Anh.
2. NHNN (2013), Thông tư 02/NHNN: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội
3. NHNN (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
4. NHNN (2014), Thông tư 36/NHNN: Quy định về giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
5. NHNN (2014), Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH:Triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II.
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.
7. Nguyễn Thị Ngọc D iệp (2018), Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân - luận văn thạc sỹ, Trường Học viện khoa học xã hội
8. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietin Bank)- luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân
9. Nguyễn Hoàng Bích Trâm (2014), Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập
10. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2009), Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế. NXB Thống kê