Nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

1.3.2.1 Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng NH đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành một chính sách tín dụng cung cấp cho CBTD và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng Ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải được tăng cường quản lý bởi lãnh đạo NH.

Phân tích tín dụng

Phân t ch t n dụng là phân t ch khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn vay, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay NH.

Mục đ ch ch nh của việc phân t ch t n dụng là xác định khả năng trả nợ và ý muốn của khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho N khi cho vay và tiên lượng khả năng kiểm soát của N về các rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRT .

Phân tí ch tín dụng là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, là lá chắn để phòng ngừa và hạn chế RRTD có thể xãy ra đối với NH. Dựa trên những thông tin về khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy (như hồ sơ vay vốn theo quy định, phóng vấn trực tiếp khách hàng, điều tra cơ s ở hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin từ nội bộ Nil...), NH sẽ tiến hành thẩm định khách hàng theo hai nội dung phân tích tài chính và phân tích phi tài chính:

Phân tích phi tài chính: tư cách người vay, năng lực người vay, thu nhập của người đi vay, bảo đảm tiền vay, các điều kiện, kiểm soát.

Phân tích tài chính: thường dựa vào các nhóm chỉ tiêu như chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn bẩy, nhóm chỉ tiêu nhả năng sinh lời.

Xây dựng hệ thống theo dõi cảnh báo sớm RRTD

Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng một cơ chế đảm bảo an toàn tín dụng nhưng các điều kiện cấp tín dụng có thể thay đổi theo thời gian, do đó có thể có điều không thể tránh khỏi là một khoản t ín dụng có thể gặp rủi ro. Vì vậy NH cần xây dựng một hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTD để đưa ra biện pháp kịp thời ngăn chặn RRT có thể bùng phát.

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRT , nguyên nhân từng thời kì và dự báo những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRT .

Để nhận dạng rủi ro nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân t ch các hồ sơ t n dụng, đặc biệt quan tâm đến các hồ sơ có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, những biểu hiện, nguyên nhân RRT , từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

1.3.2.2 Các biện pháp hạn chế RRTD

Trích lập dự phòng rủi ro

NH phải lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản vay rủi ro, NH lập dự phòng. Các khoản dự phòng được trích lập với các khoản nợ từ nhóm nợ cần chú ý đến nhóm nợ có khả năng mất vốn theo tỷ lện tăng dần theo điều 6, 7 quyết định 493 - NHNN.

Chứng khoán hóa các khoản vay

Chứng khoán hóa các khoản vay là một phương pháp hạn chế rủi ro đơn giản của NH. Chứng khoán hóa đòi hỏi NH phải dành riêng một số các khoản cho vay và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các khoản vay đó. Khi người đi vay hoàn trả vốn và lãi vay cho NH, NH sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người s ở hữu chừng khoán nói trên. Về bản chất, các khoản cho vay của N đã chuyển thành chứng khoán tự do mua bán. Về phần mình, NH sẽ nhận lại vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này để tạo ra những tài sản mới. Việc đầu tư thông qua hoạt động chứng khoán hóa giúp N đa dạng hóa, giảm rủi ro, giảm các chi ph liên quan đến việc giám sát các khoản vay.

Bán các khoản vay

Các NH thường bán các khoản vay để giảm thiểu rủi ro. Thông thường bán nợ vẫn giữ quyền phục vụ đối với các khoản cho vay được bán. Với quyền này thì ngân hàng có thể thu nhập từ lệ phí quản lý các khoản vay từ việc thu nợ, NH cũng đồng thời giám sát hoạt động của người đi vay tôn trọng điều kiện của hợp đồng vay vốn. Việc bán các khoản cho vay cũng làm tăng tốc độ tăng tài sản của N , điều này giúp cho nhà quản lý duy trì tốt sự cần bằng giữa tăng nguồn vốn và RRTD.

1.3.3 Các nhân tố tác động tới phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trongcho vay DNNVV cho vay DNNVV

Để việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao thì NH phải thực hiện các biện pháp, tuy nhiên các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác động b ởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan.

1.3.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng

NH luôn đưa ra các công cụ để hạn chế RRTD: bao gồm chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cách thức quản lý tiền cho vay của ngân hàng, chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng, đa dạng hóa hoạt động.

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp.

Mục đích của chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt RRTD.

Ch nh sách t n dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng m i quyết định tín dung (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của ngân hàng và phù hợp thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng xác định:

- Các đối tượng có thể cho vay vốn

- Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng - Những ràng buộc về tài chính

- Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp - Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng.

- Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là các bước mà CBTD cần làm khi quản lý một hợp đồng tín dụng, nó bao gồm tất cả các quá trình từ lập hồ sơ cho vay, giải ngân, đến lúc thu nợ cả vốn lẫn lãi. Một quy trình tín dụng đặt ra phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác, khoa học để giúp cho công việc của nhân viên tín dụng được thuận tiện hơn nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Cách thức quản lý tiền cho vay của NH

Các khoản cho vay được quản lý tốt là cách thức hiệu quả nhất để hạn chế RRTD. Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay phải đảm bảo các yếu tố sau:

Sàng lọc giám sát: Sàng lọc khách hàng, lựa chọn NH ít rủi ro nhất và

giám sát việc sử dụng và trả nợ của khách hàng.

Quan hệ khách hàng lâu dài: Nhằm nắm bắt được các thông tin đầy đủ

về khách hàng cùng với việc giảm chi phí thu thập thông tin và chi phí giảm sát cho NH.

Vật thế chấp và số dư bù: Vất thế chấp với khoản vay là một trong

những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tổn thất NH phải gánh chịu nếu trường hợp rủi ro xãy ra. Là một dạng đặc biệt của vật thế chấp, số dư bù giúp N giám sát người vay từ đó hạn chế rủi ro xãy ra.

Hạn chế tín dụng: Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm

phát sinh RRTD. Để đối phó với vấn đề này, NH có thể thực hiện việc phòng ngừa và hạn chế tín dụng theo hai cách: NH từ chối bất kì yêu cầu cho vay nào của khách hàng hoặc NH sẵn sàng cho vay nhưng hạn chế ở dưới mục mà người vay mong muốn.

Vốn ngân hàng và tính tương hợp ý muốn: Nguyên tắc này mang ý

NH để biến chúng thành các khoản cho vay đem lại lợi nhuận thì đồng thời cũng phải thỏa mãn lòng tin của người gửi tiền. T í nh tương hợp ý muốn của NH và người gửi tiền được thực hiện theo các cách: NH phải đảm bảo vốn tự có đủ lớn, hoạt động của NH đủ đa dạng hóa, chính phủ phải đảm bảo can thiệp để làm tăng tính tương hợp ý muốn.

Như vậy nguyên tắc quản lý tiền cho vay không chỉ có ý nghĩa khi khoản vay đã được quyết định mà nó bao trùm toàn bộ quá trình từ khi xem xét để cho vay tới khi các khoản vay được hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Do các nguyên tắc cho vay được thực hiện không ngoài mục đích hạn chế RRTD nên việc NH tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc này là các nhân tố chính tác động tới hạn chế RRTD của NH. Nếu các nguyên tắc này được thực hiện một cách đầy đủ, khách quan và khoa học sẽ giúp cho NH quản lý các khoản vay một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp giảm thiểu khả năng xãy ra RRTD. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, từng NH lại đưa ra các mô hình công cụ, phương pháp khác nhau sao cho phù hợp nhất với từng NH từng đối tượng mà khách hàng hướng tới. Cụ thể ở đây là DNNVV.

Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng

Bên cạnh việc đưa ra các công cụ chính sách quản lý tín dụng hợp lý thì vấn đề về những con người trực tiếp thực hiện nó cũng rất quan trọng. Do vậy chất lượng của nhân viên t n dụng là vấn đề quan trọng.

Chất lượng đội ngũ nhân viên phải đảm bảo hai yếu tố chuyên môn và đạo đức. CBTD có chuyên môn giỏi giúp NH đưa ra chính sách t ín dụng phù hợp, quy trình tín dụng chặt chẽ, các công cụ thích hợp và thực hiện chúng một cách hiệu quả từ đó sẽ giúp N hạn chế RRT . Đạo đức nghề nghiệp với ngành nghề nào cũng rất quan trọng nhưng riêng đối với N thì đặc biệt quan trọng b i nhân viên N sống trong môi trường mà đó hành vi hàm lợi cá nhân dễ dàng xãy ra hơn và khó phát hiện hơn. Nhân viên NH không đáp ứng

đủ các điều kiện cần thiết về mặt đạo đức nghề nghiệp thì dù NH có các chính sách tín dụng phù hợp đến mấy thì việc hạn chế RRTD cũng không hiệu quả.

Hệ thống thông tin ngân hàng

Thông tin NH đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ s ở để đề ra một quyết định đùng đắn. Hoạt động NH đa dạng và phức tạp nên đều này rất quan trọng. Trong hoạt động tín dụng, thông tin được sử dụng ở mọi thời điểm: khi xem xét cho vay CBTD căn cứ vào thông tin người vay, phương án vay vốn... để đưa ra quyết định cho vay. Khi khoản vay được giải ngân CBTD phải giám sát người vay bằng các thông tin như tình hình sử dụng vốn có hợp lý không, tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.. .Như vậy thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một khoản vay có hiệu quả hay không, hay nói cách khác thông tin có t nh chất quyết định trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD. Thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng có từ các nguồn: hệ thống thông tin nội bộ của NH tác động tới hạn chế RRTD của NH đó thông qua thông tin có đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng đúng đắn đồng thời giám sát món vay hiệu quả, có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu có thể xảy ra RRTD. Việc NH có sẵn sàng bỏ chi phí để có được thông tin bên ngoài h ay không cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hạn chế RRTD bởi các thông tin bên ngoài dù chính thức hay không chính thức cũng hỗ trợ, bổ sung cho các nguồn thông tin từ nội bộ của N trong việc ra quyết định t n dụng cũng như sớm phát hiện dấu hiệu rủi ro.

Tính đa dạng trong hoạt động ngân hàng

Đa dạng hóa là một nguyên tắc trong hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. T ính đa dạng hóa của NH thể hiện trên các khí a cạnh: NH không chỉ có hoạt động cơ bản như huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế mà còn có tác dụng như nghiệp vụ quản lý ngân quỹ, tư vấn quản lý quỹ đầu

tư, bảo hiểm.. .Trong hoạt động t ín dụng mà cụ thể là hoạt động cho vay sự đa dạng hóa thể hiện ở các hình thức cho vay phong phú, các ngành nghề cho vay đa dạng, với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sự đa dạng còn thể hiện ở các công cụ NH đưa ra để phòng ngừa và hạn chế RRTD.

1.3.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

NH thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phục vụ khách hàng, các khoản tín dụng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì vậy muốn hạn chế RRTD, thì NH không thể làm một mình mà còn phải nhờ sự hợp tác từ phía khách hàng. Các yếu tố phụ thuộc về bản than người đi vay như trình đội, năng lực quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của phương án kinh doanh nguồn trả nợ đầu tiên cho NH, từ đó ảnh hưởng tới việc trả nợ cho N . Trong trường hợp phương án kinh doanh không hiệu quả thì năng lực tài chính của người vay lại là yếu tố mang tính chất quyết định trong việc trả nợ khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng có phẩm chất đạo đực tốt, vị trí xã hội quan trọng đảm bảo dù không chắc chắn rằng khách hàng không cố tình lừa đảo NH hay chây ỳ trong việc trả nợ. Như vậy, yếu tố thuộc về bản thân khách hàng như trình độ quản lý, năng lực tài chính, tư cách phẩm chất đạo đức có ảnh hư ng lớn tới việc hạn chế RRT trong N .

1.3.3.3 Nhân tố về môi trường

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, NH hoạt động chịu nhiều nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội, ch nh trị pháp luật nói chung. oạt động tín dụng của NH lại đặc biệt liên quan đến rất nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, đây chúng ta nói đến nhiều loại hình N. Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế RRTD chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan. Đầu tiên là sự ổn định về tầm vĩ mô nói chung, nó bao gồm sự ổn định về chính trị, pháp luật và xã hội. Một khi có môi trường ổn định thì không chỉ NH nói riêng mà các N nói chung có thể yên tâm kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả,

người lại, tình hình chính tri bất ổn, thì NH cố gắng cũng khó có thể hạn chế được RRTD.

Ngành NH chịu sự tác động trực tiếp của môi trường kinh tế. Không chỉ sự ổn định của môi trường kinh tế mà sự phát triển kinh tế cũng đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới phòng ngừa và hạn chế RRTD của NH. Sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế giúp NH phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng, sự ra đời của nhiều ngành như trung tâm thông tin, các công ty xếp

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w