Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 101)

- Định hướng tín dụng về khẩu vị rủi ro của Ngân hàng Công thương đối với các ngành nghề kinh tế còn đang ở phạm vi vĩ mô, chưa sát với thực tế khách hàng và mô hình doanh nghiệp trên từng địa bàn tỉnh, nên Chi nhánh chưa áp dụng được nhiều.

- Chất lượng thẩm định khách hàng còn chưa cao:

+ Chi nhánh chưa có công cụ chuyên biệt, mô hình riêng để đánh giá

xác suất rủi ro và đo lường tổn thất dự kiến. Bên cạnh đó, chỉ tiêu, số liệu thống kê cần thiết kế để đánh giá cũng chưa đầy đủ. Hiện tại, việc đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn đều dựa trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên tính xác thực của các thông tin này không cao do hầu hết các báo cáo của doanh nghiệp chưa có sự kiểm toán. Do đó, những rủi ro trong công tác thẩm định là điều khó tránh khỏi.

+ Một số khoản vay còn thiếu căn cứ khoa học, không phân tích kỹ phương án kinh doanh, khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp, do vậy đã cho vay những doanh nghiệp kém hiệu quả. Ngoài ra trong quá trình cho vay, nhiều cán bộ tín dụng chú trọng đến TSBĐ mà không xem xét t nh khả thi và dòng tiền tạo ra từ phương án.

- Công tác chấm điểm tín dụng chưa thực sự được chú trọng. Cán bộ thực hiện chấm điểm mà không có tìm hiểu đúng và đủ thông tin của khách hàng, thậm ch cố tình nhập chỉ tiêu sai để hạng khách hàng cao hơn, bảo đảm điều kiệm vay vốn hoặc tham gia các chương trình ưu đãi...

- Bộ phận kiểm soát giải ngân mới chỉ kiểm tra được tính đúng đủ của hồ sơ về mặt bề ngoài mà chưa xác minh được tính chính xác thực tế. Bộ phận này đôi khi còn nể nang cán bộ, cho nợ hồ sơ bổ sung sau, không xác minh được chữ ký của các bên thứ ba trên các hợp đồng mua bán hóa đơn.

Một số khoản vay khách hàng ở địa bàn xa còn mang tính chất đối phó, chưa hướng vào mục tiêu tìm ra điểm yếu của doanh nghiệp để tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp cũng như có ứng xử tín dụng kịp thời

- Việc định giá lại giá trị tài sản bảo đảm chưa được chú trọng. Đặc biệt đối với trường hợp giá trị tài sản bảo đảm suy giảm, cán bộ chưa chủ động nắm bắt thông tin và yêu cầu khách hàng giảm mức vay tương ứng hoặc bổ sung thay thế tài sản bảo đảm khác.

- Công tác kiểm tra giám sát sau vay chưa được thực hiện triệt để. Cán bộ chủ yếu mới dừng ở khâu kiểm soát về mặt số lượng hàng hóa mà chưa kiểm tra đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả của phương án kinh doanh.

Bên cạnh đó việc giám sát và quản lý dòng tiền của doanh nghiệp chưa tốt nên mặc dù doanh nghiệp suy yếu khả năng trả nợ nhưng ngân hàng không nắm bắt được và không có giải pháp kịp thời dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế và chưa đồng đều.

+ Cán bộ còn thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng . Đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập, phân t ch và thẩm định khách hàng.

+ Tại chi nhánh, mỗ i cán bộ tín dụng khách hàng doanh nghiệp NVV phải quản lý 200-300 tỷ đồng/20-30 khách hàng nên việc thảm định khách

hàng hay kiểm tra sử dụng vốn không được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ.

- Khả năng thu thập thông tin của cán bộ còn thấp. Chưa khai thác được đa dạng các nguồn thông tin khác nhau để có thể phân tích được kỹ lưỡng và đánh giá chuẩn xác về khách hàng

- Công tác bán bảo hiểm cho tài sản thế chấp còn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, mới chỉ các tài sản trong danh mục bắt buộc mua bảo hiểm thi cán bộ mới tư vấn bảo hiểm cho khách hàng. Bên cạnh đó thời gian bảo hiểm thông thường là 1 năm. Qua đó phát sinh rủi ro nếu tài sản xảy ra sự kiện rủi ro trong thời gian chờ xử lý nhưng lại hết thời hạn bản hiểm.

- Thông tin từ các báo cáo của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa trở thành thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh. Số lượng nhân lực làm công tác kiểm soát còn thiếu, việc kiểm tra thực tế chỉ là kiểm tra những chứng từ đơn lẻ do đó chưa có cái nhìn tổng quát về quy trình, dẫn đến tình trạng bỏ sót sai phạm.

- Công tác xử lý nợ thu hồi vốn vay tại chi nhánh thực hiện chưa hiệu quả. Các công tác xử lý còn chưa quyết liệt, bên cạnh đó Chi nhánh còn yếu về thủ tục pháp lý mỗ i khi xảy ra tranh chấp, khiến cho thời gian xử lý nợ bị kéo dài và tốn kém.

Ví dụ cụ thể với một cái hàng hiện đang có nợ xấu tại VietinBank chi nhánh Bắc Nam Định

Khách hàng công ty A hoạt động trong lĩnh vực thương mại cám, thức ăn chăn nuôi. Ban đầu công ty hoạt động trên cơ sở quản lý của gia đình, với quy mô doanh thu khoảng 30 tỷ trên năm. Tuy nhiên kho bãi của công ty thì phải đi thuê.

Sau khi làm ăn ổn định và được cấp tín dụng 7 tỷ tại VietinBank Bắc Nam Định, công ty muốn mở rộng quy mô và lập dự án xin cấp đất, xây dựng nhà máy chế biến từ

cán thành thức ăn chăn nuôi.

Với sự tư vấn của chi nhánh, khách hàng nên làm từng bước theo giai đoạn, bảo đảm vốn tự có tham gia đủ so với quy định cũng như việc chuyển từ thương mại sản xuất ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần nguồn lực tài chính dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, một tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đã đến tiếp thị và đồng ý đầu tư dự án nhà máy thức ăn chăn nuôi nói trên với mức cấp tín dụng là 40 tỷ đồng. Trong đó trung dài hạn là 30 tỷ, ngắn hạn là 10 tỷ đồng.

Hai tháng sau khi cấp tín dụng, khi nhà máy mới xây được một phần ba thiết kế thì lãnh đạo công ty rời khỏi địa phương không liên lạc được. Qua điều tra xác minh, công ty còn vay nợ bên ngoài với số tiền hàng chục tỷ đồng. Qua đó Trở thành nợ xấu của chi nhánh.

Đây là trường hợp phát sinh nợ xấu trong đó có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cấp mức tín dụng cao hơn so với khả năng và nhu cầu của khách hàng. Thứ hai là nguyên nhân từ chính khách hàng, khách hàng đi lên từ thương mại tự do với quy mô gia đình, không nắm rõ lĩnh vực xây dựng và sản xuất. Với hiểu biết hạn hẹp và trình độ nhất định, chủ doanh nghiệp không thể nắm bắt hết được các chi ph phát sinh khi đầu tư dự án, qua đó vay mượn quá mức khả năng chi trả dẫn đến vỡ nợ.

Đối với chi nhánh, nếu công tác kiểm tra giám sát sau được nâng cao hơn nữa và có ứng xử kịp thời cũng có thể hạn chế được nợ xấu đối với KH nói trên.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn, tác giả đã trình bày tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank CN Bắc Nam Định trong thời gian qua và thực trạng RRTD khách hàng DNNVV tại VietinBank nói chung và VietinBank Bắc Nam Định nói riêng. Bài nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD khách hàng DNNVV; Đối diện với các nguyên nhân đó, tác giả đã nêu ra cách thức phòng ngừa và hạn chế RRTD khách hàng DNNVV đang được triển khai tại VietinBank chi nhánh Bắc Nam Định. Sau đó chỉ ra các điểm đã và chưa làm được của công tác này.

Đây chính là cơ s ở, dẫn chứng cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD KHDNNVV tại Chi nhánh, trong đó quan trọng nhất là Nâng cao công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD KHDNNVV ngay tại chi nhánh ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM- CN BẮC NAM ĐỊNH

3.1 Định hướng về phòng ngừa và hạn chế RRTD KHDNNVV tại hệthống NH TMCP Công Thương VN và Chi nhánh Bắc Nam Định

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w