+ Môi trường kinh doanh không ổn định, thường xuyên biến động
trong quá trình triển khai các dự án. Phần lớn các doanh nghiệp đều đề nghị Chi nhánh hỗ trợ thêm vốn để nhanh chóng hoàn thành dự án đi vào hoạt động. Đôi khi thủ tục pháp lý vướng mắc không được giải quyết làm chi phí vốn và tiến độ thực hiện dự án của Doanh nghiệp NVV tăng lên nhiều so với dự tính ban đầu. Việc liên tục chịu sự tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh đã khiến cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không thể đưa ra những giải pháp tốt nhằm tạo thu nhập để trả nợ ngân hàng.
+ Sự canh tranh của rất nhiều các TCTD
Đối với hoạt động của một khách hàng, Vietinbank Bắc Nam Định đã cấp đủ số vốn cần thiết để hoạt động. Tuy nhiên với sự xuất hiện của nhiều các TCT khác trên địa bàn, sãn sàng tiếp tục giải ngân thêm cho khách hàng, chỉ quan tâm vào TSBĐ. Bên cạnh đó, với uy t n của VietinBank Bắc Nam Định, đối với các khách hàng đã được Chi nhánh cấp t n dụng, một số TCTD còn sẵn sàng cấp tín dụng không có TSBĐ. Qua đó dẫn đến tổng mức nợ vay của khách hàng vượt quá nhu cầu cần thiết, dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm như: chi phí lãi vay tăng thêm, sử dụng vốn sai mục đích vào các phương án mạo hiểm....
+ Môi trường quản lý còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng. Chi nhánh khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. ầu hết khoản vay của khách hàng đều có tài sản bảo đảm nhưng việc xử lý để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho Ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Trong điều khoản của ợp đồng bảo đảm, Chi nhánh luôn ràng buộc điều kiện “Khi khách hàng/bên được bảo đảm vi phạm các điều khoản của ợp đồng t n dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ”. Trên thực tế, Ngân hàng là một tổ chức kinh tế chứ
không phải cơ quan quyền lực của nhà nước, do đó không có chức năng cưỡng chế buộc chủ tài sản phải bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Vì vậy, nếu không đạt được thỏa thuận với khách hàng hoặc khách hàng không hợp tác, cố tình chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì Ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện. Bên cạnh đó, dù có phán quyết của tòa án, Ngân hàng vẫn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá, chính quyền địa phương nơi có tài sản... nên thời gian từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế thi hành án và thu hồi tiền từ bán tài sản thường kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng
+ Hệ thống quản lý của NHNN còn nhiều bất cập. Việc cung cấp thông tin chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến các TCTD. Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời. Nếu khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với TCTD nào thì CIC không có thông tin nào về khách hàng.
Hệ thống cung cấp thông tin của CIC chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCT , chưa có thông tin phi tài chính, thông tin về khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp
CIC chưa phát huy được hiệu quả cao, cụ thể CIC mới cung cấp thông tin khách hàng khi được TCT vấn tin, chưa có cơ chế chủ động cảnh báo sớm những thay đổi bất thường về nhóm nợ cũng như tổng dư nợ của KH nếu có thay đổi.