Giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu đối với các khoản nợ còn

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

đọng

Cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, hoạt động t ín dụng của ngân hàng thường xuyên đối mặt với rủi ro mất vốn. Vấn đề đặt ra đối với VietinBank Bắc Nam Định là làm sao để ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn mới cũng như cần phải giải quyết dứt điểm những món nợ quá hạn đã phát sinh.

+ Để có thể thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, chi nhánh cần thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ khách hàng một cách có hệ thống, thường xuyên theo dõi dòng tiền của khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ kịp thời. Khi khách hàng có những biểu hiện suy giảm về tài ch nh, có khả năng chuyển nhóm nợ cao hơn chi nhánh cần có biện pháp xử lý kịp thời như: Cán bộ tín dụng cần trực tiếp làm việc với khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân sau đó đề suất lãnh đạo phòng và ban lãnh đạo phương án xử lý như thu nợ hay tiếp tục giải ngân đầu tư vốn sản xuất kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi và bảo toàn vốn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.

+ Đối với khách hàng tạm thời gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cần có giải pháp hỗ trợ như duy thì cho vay trên cơ s ở các nhu cầu chi ph hợp lý, kết nối các doanh nghiệp với nhau để tìm nhà cung cấp đầu vào hoặc nhiều nhà tiêu thụ đầu ra cho doanh nghiệp. Yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm hoặc giảm dư nợ, duy trì dư nợ được bảo đảm 100 % bằng tài sản, tìm kiếm đối tác thanh lý bớt tài sản bảo đảm nếu cần để giảm bớt áp lực trả gốc lãi.

+ Khi khoản vay của khách hàng có nguy cơ chuyển nhóm nợ, cán bộ tín dụng cần lập tức ra soát lại hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm của khách

hàng để bổ sung chỉnh sửa những sai sót. Đánh giá lại, phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của khách hàng, thực hiện kiểm tra đánh giá lại hiện trạng giá trị của các tài sản bảo đảm theo định kỳ và tiến hành phân loại các tài sản đó.

+ Xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, lập bản thu hồi nợ, phân công trách nhiệm cho từng thành viên đối với từng khoản nợ cụ thể, phân tích chi tiết từng trường hợp cụ thể dựa trên đặc thù của từng khách hàng, tích cực bám sát khách hàng. Những khoản nợ có khả năng xử lý nhanh phải ưu tiên nguồn lực để xử lý dứt điểm.

+ Trong trường hợp bắt buộc phải xử lý tài sản bảo đảm thì phải thực hiện dựa trên các quy định, văn bản hướng dẫn có liên quan. Ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm theo các phương thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, biện pháp này có thể áp dụng khi khách hàng có thiện chí hợp tác. Các thủ tục được hoàn thiện đầy đủ giải quyết nhanh, chi phí thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được giá bán cao, từ đó giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng lẫn chi nhánh. trợ tìm kiếm đối tác mua lại tài sản bảo đảm của khách hàng đang có nợ quá hạn.

+ Đối với những khách hàng có nguồn thu nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ, chi nhánh cần tiến hành khởi kiện ra tòa án, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tiến hành các biện pháp như kê biên, phát mại tài sản thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

+ Chi nhánh cũng cần đề ra các biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp tài sản đã được xử lý trong xong nhưng giá trị thu được không đủ để thu hồi nợ về ph a khách hàng và yêu cầu nhận nợ số tiền còn thiếu và phải cam kết lập kế hoạch trả nợ.

Một phần của tài liệu 1334 rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w