Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu trong ngân hàng

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 44)

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

- Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng

Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng là hệ thống các quy định nhằm điều chỉnh hoạt động tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Chính sách quản lý rủi ro giúp định hướng phát triển hoạt động tín dụng trên cơ sở chấp nhận một mức rủi ro nhất định, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến việc xây dựng các mục tiêu quản lý nợ xấu. Mức độ xử lý nợ xấu đến đâu phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng.

Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng trước tiên đến việc phân tích, lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án để cấp tín dụng. Khi quyết định cho vay được dựa trên cơ sở phân tích tốt, đánh

giá đầy đủ, khách quan thì mức độ rủi ro của khoản cho vay sẽ giảm đi, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu.

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của cán bộ ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn đến công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng. Các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu sẽ giúp ngân hàng lựa chọn phương án xử lý nợ xấu hiệu quả nhất, hạn chế tối đa chi phí xử lý nợ xấu và các khoản thiệt hại do các khoản nợ xấu gây ra, giúp thu hồi được các khoản vốn cho vay nhanh chóng, kịp thời để tiếp tục sử dụng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Khả năng tài chính của ngân hàng.

Khả năng tài chính của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Ngoài ra, ngân hàng có năng lực tài chính tốt có khả năng ứng biến tốt hơn trong trường hợp nợ xấu xảy ra, đủ khả năng sử dụng vốn của mình để bù đắp các khoản thiệt hại do nợ xấu gây ra, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra bình thường. Ngược lại, ngân hàng có khả năng tài chính kém, khi phát sinh các khoản nợ xấu sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và bất lợi trong việc lựa chọn các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất.

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao, kéo theo đó là rủi ro tín dụng, khả năng xảy ra nợ xấu cũng tăng lên. Nếu ngân hàng không kiểm soát tốt, khi nợ xấu xảy ra sẽ đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng. Vì vậy, khi mở rộng tín dụng,

ngân hàng phải xem xét mức độ cho vay cho phù hợp, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản cho vay để phát hiện nguy cơ nợ xấu sớm nhất có thể, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

- Hành lang pháp lý của nhà nước

Bất kỳ một hoạt động nào của nền kinh tế muốn vận hành tốt cũng cần được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật điều chỉnh. Việc thực hiện theo các quy định của nhà nước giúp các ngân hàng tránh được những rủi ro pháp lý trong quá trình cho vay khách hàng.

Hệ thống pháp luật quy định về phân loại và trích lập dự phòng nợ xấu buộc các ngân hàng phải tuân thủ, theo đó, việc quản lý nợ, trích lập dự phòng cho các khoản nợ được các ngân hàng thực hiện nghiêm túc hơn theo đúng tiến trình và các biện pháp mà nhà nước cho phép. Bên cạnh đó, trên cơ sở giám sát việc tuân thủ các quy định về nợ xấu của các ngân hàng, Nhà nước có thể kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, các quy định về tài sản bảo đảm, giới hạn tín dụng cũng giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.

- Sự phát triển của thị trường mua bán nợ

Mua bán nợ là một trong các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả của ngân hàng thương mại. Việc mua bán nợ được thực hiện trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi, mức độ thu hồi nợ so với chi phí bỏ ra cho việc thu hồi nợ. Thị trường mua bán nợ phát triển tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động hơn trong việc bán các khoản nợ để thu hồi vốn. Việc mua bán nợ được thực hiện dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn cho ngân hàng, đồng thời mang lại hiệu quả thu hồi cao hơn cho ngân hàng.

Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh huởng đến cả hoạt động kinh doanh của khách hàng lẫn việc quản lý các khoản cho vay của ngân hàng. Khi các thông tin trên thị truờng đuợc công bố minh bạch, chính xác và kịp thời sẽ giúp các khách hàng điều hành hoạt động kinh doanh của mình chính xác hơn, theo đúng xu huớng phát triển của nền kinh tế, do đó các dự án đầu tu sẽ ít rủi ro hơn, tính khả thi cao hơn. Nhờ vậy, khả năng thanh toán các khoản vay của khách hàng cao hơn, tình trạng nợ xấu ít xảy ra hơn.

Đối với ngân hàng, việc nắm bắt chính xác, kịp thời các thông tin trên thị truờng cũng vô cùng quan trọng. Qua việc công bố thông tin minh bạch, đầy đủ của các khách hàng, ngân hàng nắm bắt đuợc tình hình kinh doanh của khách hàng, tiến độ dự án đầu tu, kịp thời phát hiện khi có những biến cố từ phía khách hàng cũng nhu từ phía thị truờng có thể ảnh huởng đến khả năng thanh toán các khoản cho vay của ngân hàng, từ đó sớm nhận biết các khoản nợ xấu khi phát sinh và có những phản ứng kịp thời nhằm thu hồi vốn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong ngân hàng, chuơng 1 luận văn đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Khái quát đuợc các vấn đề cơ bản về nợ xấu nhu khái niệm nợ xấu, cách phân loại nợ xấu, phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu bao gồm những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và cả những nguyên nhân khách quan bên ngoài ngân hàng.

- Nêu đuợc các tác động tiêu cực của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thuơng mại, từ đó thấy đuợc vai trò của công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thuơng mại.

- Các nội dung cần thực hiện trong công tác quản lý nợ xấu để thực hiện mục tiêu thu hồi các khoản nợ và hạn chế thiệt hại cho ngân hàng do các khoản nợ xấu gây ra, khái quát các nhân tố ảnh huởng đến việc quản lý nợ xấu để từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w