- Giám sát các khoản nợ một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ theo định kỳ
Việc giám sát nợ cần được thực hiện cụ thể với từng khoản vay và xem xét trong tổng thể danh mục tín dụng.
+ Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Hiện nay, ngân hàng đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, được coi là công cụ giám sát tín dụng quan trọng của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như mới chỉ xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp chứ chưa có chỉ tiêu xếp hạng với nhóm khách hàng cá nhân. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu đánh giá xếp hạng tín dụng cũng chưa có các chỉ tiêu về rủi ro ngành kinh doanh của khách hàng, các dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn, đánh giá xếp hạng đầy đủ các nhóm khách hàng, xây dựng các tiêu chí xếp hạng khách hàng phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, phản ánh được các diễn biến trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Như vậy, kết quả xếp hạng các khoản nợ của khách hàng mới chính xác, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Ngoài việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá các khoản vay của khách hàng, ngân hàng cũng cần thường xuyên rà soát, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, kết hợp với việc thăm thực tế khách hàng để nhìn nhận, đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Việc phân tích báo cáo tài chính của khách hàng giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng: lợi nhuận thu được, khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn vay..., từ đó, ngân hàng có thể xác định được khả năng hoàn trả các khoản vay của khách hàng, qua đó thấy được mức độ an toàn của các khoản nợ ngân hàng.
Để có một bức tranh rõ nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì bên cạnh việc phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải thường xuyên đi thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kho hàng, tài sản đảm bảo cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa việc đi thực tế còn có thể giúp ngân hàng kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính mà khách hàng gửi cho ngân hàng.
+ Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện mức độ tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng.
Ban quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng thuờng xuyên tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng theo định kỳ để có thể phát hiện sớm sự phát sinh của các khoản nợ xấu, trên cơ sở đó đua ra những biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất truớc những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng do nợ xấu phát sinh.
Đối với việc quản lý danh mục tín dụng của mình, ngân hàng không nên tập trung tín dụng quá lớn vào một nhóm ngành nghề hay một nhóm khách hàng nào đó. Khi có những biến động xấu tác động đến nhóm ngành nghề hay khách hàng này sẽ ảnh huởng lớn đến danh mục tín dụng của ngân hàng, đẩy ngân hàng vào rủi ro lớn. Vì vậy, ngân hàng cần phân tán rủi ro, đa dạng danh mục tín dụng để hạn chế rủi ro tổng thể cho ngân hàng. Dựa trên việc phân tích hiệu quả kinh tế của từng nhóm ngành nghề, từng nhóm khách hàng và mức độ rủi ro của các nhóm này mà ngân hàng sẽ lựa chọn cho mình danh mục tín dụng với cơ cấu hợp lý nhất để tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro chấp nhận đuợc.
Việc phân tích, giám sát tổng thể danh mục tín dụng phải đuợc tiến hành thuờng xuyên theo định kỳ. Khi phát hiện ra bất kỳ nhóm ngành nghề, nhóm khách hàng nào có mức độ rủi ro lớn, có sự tập trung tín dụng quá cao, các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng phải báo cáo cấp trên để điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp. Ngoài ra, đối với các khoản nợ thuộc nhóm tín dụng có độ rủi ro cao, ngân hàng cũng phải cân nhắc, chuẩn bị, lựa chọn phuơng án xử lý phù hợp, kịp thời và hiệu quả nhất để hạn chế các tổn thất của ngân hàng, thu hồi các khoản nợ cho ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp
Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, ngân hàng cần thuờng xuyên động viên, đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay cho ngân hàng trong thời gian ngắn nhất. Đây đuợc xem là
biện pháp thu hồi nợ cơ bản nhất, ít tốn kém nhất mà ngân hàng có thể chủ động thực hiện nhưng mang lại hiệu quả thu hồi cao.
Để thực hiện tốt công tác thu hồi nợ trực tiếp, cán bộ ngân hàng phải nắm rõ tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng, có thông tin về các nguồn tiền của khách hàng để tiến hành đôn đốc nợ đúng thời điểm để hiệu quả thu hồi nợ cao hơn. Bên cạnh đó, việc duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, am hiểu tính cách cũng như các mối quan hệ của khách hàng cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc đôn đốc thu nợ.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, ngân hàng cũng nên xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn đối với tất cả các đối tượng hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ xấu bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Nhằm tối đa hoá giá trị các khoản nợ xấu thu hồi, ngân hàng cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ xấu thu hồi được.
Trường hợp những khoản nợ xấu do lỗi chủ quan từ phía cán bộ ngân hàng gây ra, cần tiến hành kiểm tra, xác minh và quy trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ có liên quan, buộc phải bồi hoàn cho ngân hàng. Nếu không thực hiện được, ngân hàng phải xử lý nghiêm túc các đối tượng này. Trong trường hợp cán bộ ngân hàng cố ý lừa đảo, móc ngoặc với khách hàng để rút vốn ngân hàng thì phải truy tố trước pháp luật để có tính răn đe cao đối với các cán bộ khác.
Bên cạnh việc đôn đốc khách hàng trả nợ, ngân hàng cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt cao như: Tư vấn cho khách hàng về các đối tác có quan hệ kinh tế với khách hàng để tránh xảy ra những vụ lừa đảo hoặc các hợp đồng vô hiệu dẫn đến rủi ro cho khách hàng; đẩy mạnh việc chuyển nợ vay ngân hàng thành vốn góp vào những doanh nghiệp có triển vọng tốt. Với hình thức này, ngân hàng chuyển số tiền
từ hình thức cho vay sang hình thức góp vốn và tham gia vào điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhượng cổ phần, thu hồi vốn.
- Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở khách hàng có nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và có phương án trả nợ khả thi nếu được ngân hàng cơ cấu lại nợ
Đối với khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân khách quan nhưng khách hàng vẫn còn đang tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai, các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả và có tính khả thi cao, có nguồn trả nợ cụ thể, rõ ràng và chắc chắn thì ngân hàng có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đối với các khoản nợ đến hạn, giúp cho khách hàng có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.
Việc cơ cấu lại nợ được thực hiện trên cơ sở khách hàng có đủ tài liệu, căn cứ chứng minh nguyên nhân khách quan dẫn đến việc khó có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng; phương án khắc phục lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khả thi (đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ); phương án trả nợ cơ cấu rõ ràng, cụ thể, nguồn trả nợ chắc chắn, khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn theo thời hạn đề nghị được cơ cấu.
Để thực hiện tốt việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng, cán bộ ngân hàng cần phải am hiểu về khách hàng, về tình hình kinh doanh của khách hàng, đánh giá lại phương án trả nợ của khách hàng xem khách hàng có đáng tin cậy hay không, có thể trả được nợ theo đúng các kỳ hạn nếu được cơ cấu lại hay không. Để đưa ra quyết định cơ cấu nợ cho khách hàng, ngân hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng qua nhiều khâu khác nhau.
- Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và có hiệu quả
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chi nhánh ngân hàng cần tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nướcban hành. Theo đó, Ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ tiền gửi thanh toán và khoản cho vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài các khoản dự phòng chung, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng cụ thể dựa trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm nợ: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Không phải dự phòng rủi ro; Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: trích lập dự phòng rủi ro 5%; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: trích lập dự phòng rủi ro 20%; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: trích lập dự phòng rủi ro 50%; Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: trích lập dự phòng rủi ro 100%. Ngân hàng cần nghiêm túc thực hiện công tác trích lập dự phòng rủi ro để tránh các cú sốc tài chính khi không thu hồi được nợ của khách hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường.
Việc ban hành quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng chủ động tạo lập nguồn tài chính để dành cho việc xử lý nợ xấu. Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng để xử lý nợ xấu được thực hiện hàng năm, nhờ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Thực tế cho thấy, xử lý nợ xấu bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam, là giải pháp mà ngân hàng hoàn toàn chủ động thực hiện, không phụ thuộc vào khách hàng cũng như sẽ làm giảm nhanh chóng các khoản nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Tuy
nhiên, thực chất của biện pháp này là ngân hàng đã hi sinh một phần tài sản của mình để bù đắp thiệt hại do các khoản nợ xấu gây ra, do vậy việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu cũng có những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng.
Thứ nhất, việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro làm tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, qua đó làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
Thứ hai, việc trích lập dự phòng quá lớn làm lãng phí nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, giảm khả năng cho vay của ngân hàng.
Thứ ba, việc lợi nhuận của ngân hàng giảm sút do trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro quá lớn làm ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông đầu tư vào ngân hàng, giảm mong muốn tiếp tục đầu tư của các cổ đông. Các nhà đầu tư sẽ không đồng ý khi ngân hàng quá lạm dụng biện pháp này để xử lý rủi ro.
Ngoài ra, việc phải phải trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro quá lớn cũng là một tín hiệu xấu gửi đến thị trường, thể hiện chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng chưa tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy, việc phân loại và trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thật thận trọng, không nên trích lập quá cao gây lãng phí, cũng không nên trích lập quá thấp so với mức độ rủi ro của khoản nợ. Đồng thời, ngân hàng cũng không được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro một cách bừa bãi, phải có kế hoạch cụ thể theo các tiêu chí nhất định nhằm sử dụng quỹ một cách hợp lý nhất, không làm ảnh hưởng quá lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
- Khai thác, xử lý có hiệu quả tài sản bảo đảm nợ vay
Trước hết, ngân hàng phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục về đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu, tiến hành bổ sung các tài liệu có liên quan nhằm hoàn chỉnh kịp thời đối với những bộ hồ sơ còn chưa đầy đủ, thiếu tính hợp lệ, hợp pháp để tạo điều kiện tốt cho việc xử lý nợ vay cũng như tài sản đảm bảo nợ vay. Vấn đề phức tạp nhất trong công tác xử lý tài sản đảm bảo là
xử lý các tài sản là nhà và đất vì đã có nhiều thay đổi trong các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất... Ngân hàng cần có biện pháp giám sát, bổ sung hồ sơ khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy tờ theo quy định mới để làm cơ sở cho việc xử lý, tránh xảy ra việc khách hàng lợi dụng để lừa đảo ngân hàng.
Trong quá trình cho vay, ngân hàng phải tổ chức kiểm tra hiện trạng của các tài sản bảo đảm của khoản vay, đánh giá lại các giá trị thực tế của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó một cách thuờng xuyên, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi giá trị các tài sản này giảm xuống thấp hơn giá trị cần đảm bảo. Trên cơ sở đánh giá, phân loại các khoản nợ cùng với các tài sản bảo đảm của các khoản nợ này, ngân hàng đề ra biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế thiệt hại cho ngân hàng.
Việc xác định, đánh giá tài sản đảm bảo cho từng khoản nợ xấu phải đuợc thực hiện trên 3 phuơng diện: tính sở hữu, tính pháp lý và khả năng phát mại/chuyển nhuợng trên thị truờng, từ đó lựa chọn hình thức xử lý phù hợp nhất với từng loại tài sản:
+ Đối với các tài sản dễ phát mại hoặc chuyển nhuợng trên thị truờng và có đủ điều kiện về mặt pháp lý để thực hiện phát mại tài sản, ngân hàng đề